Giảm cân hỗ trợ hết tiểu đường?
Em khá là mũm mĩm vì trước đây ăn đồ ngọt quá nhiều không kiểm soát, có khi ăn đến mấy hũ kem vani 1 ngày. Em nghe nói là nếu giảm cân nhiều cũng hỗ trợ việc chữa bệnh tiểu đường, không biết có đúng không ạ?
Tạo bài đăng của bạn
Mới nhất
Phổ biến
Đề xuất
Hôm trước mình có đọc được một bài trên Hello Bacsi về các loại thực phẩm tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, cả nhà cùng tham khảo để lên thực đơn hàng ngày nha:
1.Các loại bí (đỏ, xanh, etc)
2. Tỏi
3. Dâu tây, họ quả mọng
4. Giấm táo
5. Dầu oliu nguyên chất
6. Sữa chua ít/không đường
7. Các loại quả hạch (Hạnh nhân, bào ngư, hạt điều, hạt phỉ, etc)
8. Hạt lanh, dầu hạt lanh
9. Hạt chia
10. Bột nghệ, tinh bột nghệ, nghệ tươi
11. Quế, hoa hồi
12. Bông cải xanh
13. Các loại rau lá xanh (cải, măng tây, etc)
14. Trứng
15. Cá béo (cá thu, cá hồi, cá ngừ)
Vẫn biết là ăn nhiều đường không tốt nhưng mà cắt giảm đường hoàn toàn thì lại khó quá các bác ơi!
Có nhất thiết phải cắt giảm đường hoàn toàn không nhỉ? Theo mình tìm hiểu thì đường cũng có nhiều loại: đường tự nhiên, đường mía, đường RE, RS, đường hóa học... Có lẽ là chỉ nên hạn chế các loại đường hóa học nhiều tác hại phải không ạ
Hôm nay mình sẽ chia sẻ một vài kiến thức cơ bản về Insulin . Một hocmon rất quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường.
1/ Insulin là gì ?
Insulin trong cơ thể người là một hocmon do tuyến tụy tiết ra, có nhiệm vụ kiểm soát đường máu. Đây là hocmon duy nhất có tác dụng làm hạ đường máu.
Insulin là chất gây hạ đường máu nhiều nhất và không có giới hạn liều tiêm insulin!
2/ Vai trò của Insulin
Sau khi chúng ta ăn một bữa cơm thì một lượng tinh bột khá lớn sẽ đi vào cơ thể, khi đó chúng sẽ làm tăng sự kích thích đến tế bào beta ở đảo tụy để có thể tiết ra Insulin. Sau đó, Insulin sẽ tác động vào các quá trình giữ và dự trữ glucose trong cơ thể và đặc biệt là gan và mô mỡ.
Khi nồng độ glucose trong máu của bạn cao thì glucose sẽ được dự trữ dưới dạng glycogen và được dự trữ trong gan và khi bạn đói, lượng glucose trong máu giảm, glycogen sẽ được biến đổi trở lại thành glucose để tiếp tục đi vào máu, đảm bảo lượng đường trong máu.
V
... Xem thêmChế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết, có thể làm giảm nồng độ HbA1C từ 1-1,9 % đối với người bệnh ĐTĐ típ 1 và 0,3-2% đối với người bệnh ĐTĐ típ 2
Nguyên tắc: hạn chế tinh bột, hạn chế chất béo bão hòa, tăng lượng chất béo chưa bão hòa và đạm trong chế độ ăn hàng ngày.
Cụ thể: Năng lượng trung bình của người lớn làm công việc nhẹ nhàng là: 30 kcal/kg cân nặng/ngày.
Ví dụ: 1 người 50 kg làm văn phòng thì 1 ngày cần 30 x 50 = 1500 kcal/ngày
Không nên quá kiêng khem mà khẩu phần ăn hàng ngày phải đầy đủ 3 nhóm thực phẩm quan trọng: protein (đạm), lipid (mỡ) và carbohydrate (
chất bột đường), ngoài ra phải tăng cường chất xơ-rau củ. Trong đó:
Protein (chất đạm): Lượng protein nên đạt 0,8g/kg/ngày, năng lượng do protein nên đạt 15-20% năng lượng khẩu phần.
Lipit (chất béo): Giảm chất béo động vật vì có n
... Xem thêmEm chào cả nhà
Em vừa test lại đường sau sinh thì đường đói là 6.2mmol theo kết quả bên dưới thì là cao, bsi dặn e về ăn tiết chế lại hẹn 1 tháng sau tái khám. Nhưng sao e đọc thông tin các chỉ số đường đói và sau ăn lại ko giống nhau vậy ạ ?
Vậy đường đói với sau ăn ở mức < bao nhiêu là chuẩn và an toàn ạ . Em cảm ơn cả nhà
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, vận động giúp quản lý cân nặng, kiểm soát đường huyết, phòng ngừa đái tháo đường, cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ. Kiến thức tiểu đường xin mách nhỏ bạn 5 hình thức vận động khuyến khích người bị tiểu đường thực hiện:
1. Đi bộ
Là hình thức dễ thực hiện và bạn nên thực hiện thường xuyên để cơ thể tiêu hao năng lượng và kiểm soát cân nặng tốt.
2. Đạp xe
Đạp xe được xem là hình thức vận động thể chất tốt nhất và dễ dàng thực hiện để kiểm soát bệnh tiểu đường. Ðối với người bị tiểu đường, tần suất luyện tập là ít nhất 2-3 lần/tuần.
3. Tập thái cực quyền
Mỗi động tác thái cực quyền có tiết tấu chậm, nhẹ, nhịp nhàng, thở sâu làm cho khí huyết lưu thông, cân bằng và bảo vệ các dây thần kinh khỏi biến chứng nguy hiểm.
4. Tập Yoga
Là hình thức vận động 1 chỗ nhưng là vận động toàn thân, các động tác áp đùi, giãn
... Xem thêmCon năm nay 17 tuổi và mới phát hiện tiểu đường và đang trong giai đoạn mất ổn định đường huyết ,hôm nay con tập thể dục hơi gắng sức thì một lúc sau cơn đau đầu ,con bấm đường hai lần cách nhau 30 phút thì đường huyết càng tăng từ 7,8 đến 14 .cho con hỏi khi bị đường cao thế này thì phải làm sao ạ
Khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường sẽ được uống 1 chai dung dịch glucose, các mom mình hay gọi nôm na là nước đường. Nhưng mà uống vào thì khó chịu lắm, chỉ muốn ói thôi. Có cách nào để dễ uống hơn không ạ? Mình nghe nói vắt chanh vào dễ uống hơn nhưng vậy thì có bị ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm không ạ
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.