Tiểu đường
Me toi 88 tuoi bi tieu duong xin hoi co an do dep va cac loai chuoi va ga ac ham thuoc bat duoc khong bac si tu van dum xin cam on
Tạo bài đăng của bạn
Hỏi bác sĩ miễn phí
Đăng bài chia sẻ
Bài đăng hot nhất
Mới nhất
Phổ biến
Đề xuất
Bị tiểu đường nên ăn quả gì? Các loại quả dễ tìm và tốt cho người tiểu đường
Bưởi
Bưởi là 1 trong những hoa quả được đánh giá tốt nhất với bệnh tiểu đường. Với thành phần có tới 91% là nước, rất giàu vitamin C, có lượng chất xơ hòa tan cao, trong khi chỉ số đường huyết GI là 25. Bên cạnh đó bưởi còn chứa naringenin - một loại flavonoid có vị đắng tự nhiên. Có tác dụng làm tăng độ nhạy insulin, giúp cải thiện đáng kể tình trạng kháng insulin ở người bệnh tiểu đường tuýp 2.
Ăn nửa quả bưởi mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường tăng khả năng kiểm soát glucose trong máu.
Cam
Trong 1 quả cam chứa 87% nước và lượng lớn các chất xơ, vitamin C, vitamin B1 trong khi rất ít đường. Cam rất tốt cho hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Trong khi chỉ số đường huyết GI chỉ ở mức 44. 1 quả cam hay nước ép từ 1 quả cam mỗi ngày là thực đơn lý tưởng dành cho người tiểu đường.
D
... Xem thêmTiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu?
Theo ước tính của Diabetes UK, tuổi thọ của người bình thường có thể bị giảm tới 10 năm khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và giảm hơn 20 năm đối với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ trong chăm sóc bệnh nhân tiểu đường vào những thập kỷ gần đây mà tuổi thọ của người bệnh đang tăng lên đáng kể.
So với tuýp 1, người bệnh tiểu đường tuýp 2 đa số có tuổi thọ kéo dài hơn và chỉ ngắn khoảng 5 – 10 năm tuổi thọ so với người bình thường. Bởi vì tiểu đường Túyp 1 thường mắc từ sớm và quá trình điều trị bệnh cũng sẽ dài hơn tiểu đường Túyp 2.
Con số tuổi thọ sẽ tùy thuộc vào cách mỗi người đối phó với tiểu đường. Người chủ động xét nghiệm đường huyết định kỳ và chẩn đoán sớm từ giai đoạn tiền tiểu đường có thể có tuổi thọ kéo dài hơn.
Điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ những yếu tố nguy cơ làm giảm tuổi thọ của bản thân và chủ động ngăn ngừa các biến chứng để tăng t
... Xem thêmBệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm?
Gạo lứt
Khác với gạo trắng, gạo lứt giữ được lớp cám chứa nhiều chất xơ, khiến cho quá trình tiêu hóa chậm hơn. Nhờ vậy, bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn. Song song đó gạo lứt còn có khả năng làm chậm quá trình hấp thu đường nên hoàn toàn không làm tăng đường huyết sau khi ăn. Ngoài ra gạo lứt còn cung cấp vitamin B1 và vitamin B12 có thể ngăn ngừa tê phù ở chân, tay.
Yến mạch
Thay vì phải sử dụng cơm trắng để nấu cháo, bạn có thể thay chúng bằng yến mạch. Ngoài ra yến mạch còn chế biến được thành nhiều món khác nhau thông qua sự kết hợp với các loại trái cây, sữa chua, các loại hạt…. Giúp hỗ trợ dinh dưỡng cho cơ thể.
Hạt chia, hạt lanh
Nhờ cung cấp nhiều chất xơ hòa tan, vitamin K, sắt… nên hạt chia rất được tin dùng trong các thực đơn dành riêng cho người bị tiểu đường. Không những giúp ích cho việc kiểm soát đường huyết mà hạt chia còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đế
... Xem thêmNgười tiểu đường nên ăn trái cây gì tốt nhất?
Trái cây là thực phẩm phù hợp với chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường. Nhưng trái cây có hàm lượng đường huyết thấp là lựa chọn tốt nhất để cân bằng lượng đường trong máu. Vậy người tiểu đường nên ăn trái cây gì tốt nhất?
Dưới đây là một số loại hoa quả có thể ăn dành cho bệnh nhân tiểu đường.
Đu đủ: là loại hoa quả tốt cho sức khỏe và chữa được nhiều bệnh khác nhau nếu dùng đúng cách, trong đó nổ bật là bệnh tiểu đường. Cách dùng: dùng 2 miếng đu đủ sẽ cung cấp 1 khẩu phần cacbon-hydrate và thêm 1 hũ sữa chua không đường cùng một món ăn chính là đủ cho một bữa sáng lý tưởng.
Qủa cóc: trái cóc có tác dụng làm giảm đường trong máu đối với người bệnh tiểu đường týp II (tức là loại tiểu đường do chế độ ăn uống quá nhiều chất có đường và tinh bột sinh ra. Vì vậy có người còn gọi là bệnh tiểu đường “mắc phải”).
Quýt: Có những người mắc bệnh tiểu đường bị
... Xem thêmNgười bị tiểu đường có ăn được cá khô không?
Cá được khuyến cáo là nguồn cung cấp protein và chất béo tốt phù hợp cho người bị tiểu đường. Thế nhưng các loại cá khô liệu có còn tốt như cá tươi? Người bị tiểu đường có ăn được cá khô không?
Sự thật thì cá khô có thể không gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nhưng lượng muối trong cá khô thường cao hơn và có khả năng làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người tiểu đường. Do đó, bạn nên hạn chế ăn cá khô hay các loại thực phẩm chế biến sẵn/đóng hộp để ngăn ngừa các biến chứng sức khỏe thường gặp do bệnh tiểu đường.
Tiểu đường có ăn được sữa chua nếp cẩm không?
Một vài nghiên cứu cho thấy có những loại sữa chua có khả năng giảm viêm và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Liệu người bị tiểu đường có ăn được sữa chua nếp cẩm không? Nếu bạn đang bị tiểu đường thì không nên ăn quá nhiều. Phần nếp cẩm ăn kèm với sữa chua có thể làm tăng lượng carbohydrate tiêu thụ, ảnh hưởng đến đường huyết. Người bệnh tiểu đường nên chọn các loại sữa chua không có hương vị, không đường, không có chất béo hoặc ít chất béo.
Gạo nếp cẩm nấu chín vẫn có chỉ số đường huyết (GI) ở mức thấp, khoảng 42-45. Tuy nhiên, khi đã ăn nếp cẩm, bạn cần cắt giảm các món cung cấp carbohydrate khác để đảm bảo chế độ ăn hợp lý. Tốt nhất, bạn nên kiểm soát đường huyết sau khi ăn để theo dõi tác động của các bữa ăn lên lượng đường trong máu và điều chỉnh.
... Xem thêmNgười bị bệnh tiểu đường ăn hồng giòn được không?
Trong các loại trái cây, người bị tiểu đường ăn hồng giòn được không? Theo Bác sĩ Trần Thị Ngọc Châu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, với hàm lượng đường khoảng 10,8%, bệnh nhân tiểu đường nên thận trọng khi muốn ăn hồng giòn vì dễ gây tăng lượng đường trong máu. Nếu ăn hồng, bạn nên điều chỉnh lại các khẩu phần khác có chứa đường, carbohydrate để đảm bảo đường huyết được ổn định.
Ngoài ra, một số người có các vấn đề sức khỏe sau cũng không nên ăn loại trái cây này, gồm: thiếu máu thiếu sắt, viêm loét dạ dày, người bị suy kiệt, huyết áp thấp, mệt mỏi mạn tính, phụ nữ sau sinh. Khi ăn, bạn nên ăn hồng lúc bụng no, sau khi ăn cơm, không ăn lúc đói.
Người bị tiểu đường có ăn củ sắn được không?
Củ sắn, hoặc một số nơi gọi là củ đậu, là một loại thực phẩm khá quen thuộc với nhiều người với vị ngọt, thanh mát. Về thành phần, trong củ sắn gọt vỏ chứa hơn 90% nước, 8,8% tinh bột và 1,8% đường cùng các chất xơ, vitamin và nhiều khoáng chất khác. Vậy, người bị tiểu đường ăn củ sắn được không? Hoàn toàn được, một số nghiên cứu còn cho thấy tác dụng của củ sắn trên động vật mắc tiểu đường tuýp 2.
Không chỉ vậy, ăn củ sắn còn giúp giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho tiêu hóa và làm đẹp da. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều có thể gây đầy hơi, khó tiêu. Trong củ sắn cũng có một hàm lượng đường nhất định nên ăn quá mức cũng sẽ làm tăng đường huyết sau ăn. Mỗi lần, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn 1 củ sắn ở kích cỡ trung bình (khoảng 200g).
... Xem thêmBây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.