Em năm nay 25t trước đây em đã có thời gian qhtd với nhiều ng để quên đi nyc và liên tục em muốn có người ở cạnh và e có quen 1 người mới nhưng ko
... Xem thêmvề cách câu hỏi cảm xúc
Chào bác sĩ ạ. Đây là lần đầu cháu viết như này. .Dạo gần đây cháu cảm thấy lúc nào cáu gắt nóng nẩy không thể kiểm soát bản thân , và phát ngôn .Nhiều lúc cảm xúc vui tự nhiên buồn kể cả khóc cũng vậy như lật bánh vậy .Nhiều lúc cháu cũng thắc mắc sao bản thân như vậy.và chuyện nữa là tại sao bản thân lại cười rất hả hê thỏa mãn không kiểm soát được cười vs khóc ạ .Nhiều lúc cháu cứ nghĩ do bản thân ảo tưởng gì đó.Nhiều lúc quan tâm vs vô cảm ấy ạ Nhiều lúc cũng không kiểm soát suy nghĩ bản thân mình , nhiều lúc cháu cứ nghĩ có phải nhân cách không nữa.Không thể nhịn cảm xúc khi nóng ạ .Mong bác sĩ giải đáp cho cháu vs a.
5 bình luận
Mới nhất
Chào cháu, cô rất chia sẻ với cháu về tình trạng hiện tại.
Cháu nói rằng dạo gần đây cháu có biểu hiện hay cáu gắt, nóng nảy nè, không kiểm soát được cảm xúc và lời nói, có khi quan tâm hoặc cũng có khi vô cảm rồi dễ khóc, dễ cười, cảm xúc xoay chuyển một cách nhanh chóng, không kiểm soát được suy nghĩ của mình. Đây là những biểu hiện đặc thù của rối loạn cảm xúc.
Có thể trong thời gian gần đây, cháu đã trải qua sự kiện tổn thương nào đó hoặc cú sốc nào đó khiến cho bé có những biểu hiện như vậy.
Hoặc vấn đề này cũng có thể được tích tụ từ những tình huống mang lại cảm xúc tiêu cực trước đây và nó không phải là một tình huống đem lại dấu ấn cảm xúc trọng đại. Tức là tình huống đó mang lại cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực ở mức độ nhẹ nhưng điều quan trọng là những tình huống nhẹ như vậy lại tái diễn, lặp đi lặp lại trong một thời gian dài. Và nó tích tụ lại tạo thành vấn đề rối loạn cảm xúc như bây giờ.
Vậy thì giải pháp trong trường hợp này là gì? Cô không biết cháu năm nay bao tuổi, nền tảng gia đình thế nào, sự hỗ trợ của gia đình ra sao nên cô sẽ chia sẻ giải pháp một cách chung chung nhất nhé.
Trong trường hợp cháu có điều kiện để được tiếp xúc với những người có chuyên môn về tâm lý
Đầu tiên, cháu có thể nhờ gia đình đưa tới những trung tâm tâm lý trị liệu, trung tâm tham vấn hoặc phòng tham vấn, tư vấn cho học sinh ở trường để được kiểm tra, đánh giá một cách bài bản và có sự chuẩn đoán chính xác. Khi đó, các nhà tâm lý sẽ tìm ra được nguyên nhân cũng như cung cấp cho cháu nguồn lực, công cụ, phương tiện, phương pháp để giúp cháu ổn định cảm xúc, đưa về trạng thái tự nhiên của của tâm trí, tinh thần.
Trong trường hợp nếu như cháu không có điều kiện tiếp xúc với các chuyên gia tâm lý, cháu có thể thực hiện các giải pháp như sau:
Thứ nhất là viết nhật ký. Hãy viết lại những suy nghĩ và cảm xúc của mình có trong ngày. Trong một tình huống, khoảnh khắc cụ thể nào đó trong ngày, khi những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực, tích cực xuất hiện, ngay lập tức cháu có thể ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc đó được thì càng tốt, hoặc là mình có thể viết nhật ký vào cuối ngày nhé.
Chẳng hạn như:
Ngày hôm nay tôi có những suy nghĩ nổi trội như thế này…
Tôi có những cái cảm xúc nổi trội như thế này
Tôi quan sát được là trong tình huống đó tôi tự nhiên thấy buồn hoặc là tự nhiên vui.
Khi cháu ghi lại những diễn biến xảy ra trong tâm trí cũng như trên cơ thể của mình là cháu đang quan sát chính những cái trạng thái đó. Khi có sự quan sát thì những trạng thái đó cũng dần mất đi bởi vì mình biết là mình đang trải qua việc gì.
Thứ hai là hãy tìm một người nào đó gần gũi (có thể là người thân, bạn bè, thầy cô), có thể hiểu được mình và làm mình cảm thấy an toàn, tin tưởng khi chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình. Hãy nói cho họ biết suy nghĩ, cảm xúc hoặc những điều trăn trở của mình. Cháu không cần phải ngần ngại hay cảm thấy xấu hổ vì mình có vấn đề, chỉ đơn giản là mình đang gặp khó khăn về tâm lý và mình cần được hỗ trợ, cần được nâng đỡ thôi nhé.
Việc có người lắng nghe, có người để chia sẻ và hoàn toàn không có sự phán xét sẽ giúp cháu giải tỏa được những cảm xúc tiêu cực. Bởi chính những cảm xúc tiêu cực tích tụ lâu ngày đó là nguyên nhân, mầm mống để tạo ra sự ức chế, sự nóng nảy, cáu gắt, không kiểm soát được cảm xúc của mình.
Thứ 3 là giải pháp ngắt trạng thái tiêu cực tức thời bằng cách quan sát hơi thở. Khi tâm trạng đang nóng nảy hay lo âu, sợ hãi thì hơi thở cũng thay đổi. Chẳng hạn, khi mình cáu giận, nóng nảy thì cơ thể mình sẽ có dấu hiệu kiểu như là tim đập nhanh, người nóng lên, hơi thở dồn dập nè. Mình cần quan sát được những biểu hiện như vậy để khi những biểu hiện đó xuất hiện thì cũng có nghĩa là mình đang nóng giận, cáu gắt.
Những quan sát và nhận diện được cơn giận đang xuất hiện, cháu hãy tập trung vào hơi thở của mình, quan sát mình đang hít vào ra sao, bụng phồng lên hay xẹp xuống, hơi thở đi vào qua mũi cảm thấy thế nào, mình đang thở ra bằng mồm hay bằng mũi… kiểu kiểu như vậy. Khi đó, mình sẽ điều tiết lại cảm xúc của mình, bởi vì cảm xúc nó liên quan rất chặt chẽ tới hơi thở.
Khi bình an thoải mái thì hơi thở của mình rất nhẹ nhàng, rất sâu và nó diễn ra một cách rất tự nhiên nhưng khi mình tức giận, nóng nảy thì cái nhịp thở tự nhiên của mình nó sẽ biến mất đi. Vậy thì, khi có sự nóng nảy biểu hiện trên thân và qua cảm xúc, hãy kéo hơi thở của mình về trạng thái tự nhiên nhất của nó thì tự nhiên cảm xúc của mình nó sẽ bình ổn trở lại.
Khi tập trung vào hơi thở thì cơn giận sẽ bị gián đoạn ngay, thay vào đó là cảm giác bình an, nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn. Đây chính là cách mà mình ngắt cơn giận ngay lập tức nhé.
Song song với việc chia sẻ và viết nhật ký thì dần dần cháu sẽ hiểu rõ được các cung bậc cảm xúc của mình, khi nào nó xuất hiện và khi nào thì nó biến mất. Mình hiểu mình hơn thì lúc đó mình sẽ dần dần có thể làm chủ được cái suy nghĩ và cảm xúc của mình.
Chúc cháu sớm ổn định cảm xúc, tinh thần của mình nhé!
Chuyên gia Tâm lý trị liệu Trần Thị Hạnh Dung
Trung tâm Tâm Lý Trị Liệu NHC Việt Nam
Có thể bạn bị một tý về vấn đề tâm lý do những chuyện buồn đau trong quá khứ ấy, mình tìm chuyên gia tâm lý đi bạn, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể hơn ạ. Mong bạn sớm khắc phục được sức khoẻ nhe
Có vẻ như bạn đang bị rối loạn cảm xúc, bạn nên gặp bác sĩ để tư vấn cụ thể hơn
trước đó mình có chuyện gì buồn hay sao không ạ, có lẽ bạn bị vấn đề về tâm lí 1 chút, kb trước đó ra sao nhma mình thấy rất thương bạn luôn 🥺
Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Dựa vào những triệu chứng mà bạn đã mô tả, có thể bạn đang trải qua một số vấn đề về tâm lý và cảm xúc. Cảm xúc thay đổi nhanh chóng, không kiểm soát và suy nghĩ về việc mất kiểm soát cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nào đó. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên tham khảo ý kiến của một chuyên gia tâm lý hoặc một bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Họ sẽ giúp bạn đánh giá và chẩn đoán vấn đề của bạn, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Đừng ngần ngại tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia, sức khỏe tâm lý cũng quan trọng như sức khỏe vật lý. Chúc bạn sớm khắc phục vấn đề và tìm lại cân bằng trong cuộc sống.Chuyên mục liên quan