🔥 Bài đăng hot nhất

TỰ KỶ ÁM THỊ: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU RỦI RO VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Tự kỷ ám thị (tự tâm niệm, tự thôi miên) khi sự tưởng tượng lấn át khả năng tự nhận thức và tự ép bản thân tin vào những điều viển vông do mình tự nghĩ ra. Nhưng bạn khoan vội bi quan, bởi nếu biết tận dụng tự kỷ ám thị sẽ phát huy tối đa những điểm mạnh của nó. Vậy nguyên nhân ám thị tự kỷ xuất phát từ đâu, dấu hiệu nhận biết là gì và có cách nào để phòng ngừa?


Tự kỷ ám thị gì?


Tự kỷ ám thị là tình trạng “tự làm mờ mắt mình”, xuất phát từ sự tương tác giữa suy nghĩ và niềm tin của một người, lâu dần người đó sẽ hình thành niềm tin bền chặt về điều đó. Với người tự kỷ ám thị, nếu biết cách vận dụng, điều khiển được tình trạng này thì khi bạn có bất kỳ niềm tin tốt sẽ giúp bạn lạc quan, sống một cuộc đời mà bạn cảm thấy đáng sống.


Tự kỷ ám thị với những câu từ mang tính tích cực được sử dụng lặp đi lặp lại để thay đổi suy nghĩ. Một phương pháp tự phát triển được sử dụng tạo ra những niềm tin mới, tích cực về bản thân bạn như một phương pháp hữu hiệu để chấm dứt những thói quen xấu.


Tự kỷ ám thị có phải là bệnh không?

Không. Tự kỷ ám thị không phải là bệnh, trên thế giới có nhiều nhà khoa học áp dụng nó như một phương pháp khoa học để góp phần chữa trị một số vấn đề tâm lý hoặc tạo động lực cho cuộc sống, giúp bạn cải thiện ý chí và tinh thần hiệu quả.


Dấu hiệu chứng tự kỷ ám thị

Tùy vào mỗi người mà dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ ám thị thường không giống nhau nhưng hầu hết có biểu hiện giống như hội chứng của tự kỷ đi kèm với những ám thị hoặc suy nghĩ bao gồm:


Sống khép mình ở một không gian riêng, không muốn giao tiếp với bất kỳ ai kể cả cha mẹ, những người thân yêu nhất lẫn bạn bè xung quanh.

Khó tập trung và khó có khả năng tiếp thu nhiều vấn đề cùng một lúc.

Mất nhiều thời gian suy nghĩ về chính bản thân hoặc những vấn đề tự cho là cần thiết nhưng không có thật, rồi đôi khi đâm ra thất vọng, trằn trọc, tốn thời gian về điều đó.

Không thể làm chủ suy nghĩ của chính bản thân mình.

Chỉ chăm chú vào những gì mà bản thân tự cho là cần thiết và lao vào làm những điều đó mà bỏ qua những điều thực sự quan trọng khác. Bởi bạn cho rằng điều khác tầm thường, vô bổ.

Hay mộng mơ, tưởng tượng những điều không có thật tại thời điểm đó.

Rất ít khi bộc lộ những cảm xúc hay thể hiện cá tính riêng của bản thân.

Có thể có năng khiếu và tài giỏi về một lĩnh vực nào đó như ca hát, hội họa, toán học,…

bệnh tự kỷ ám thị

Sống khép mình ở một không gian riêng, không muốn giao tiếp với bất kỳ ai

Phương pháp tự kỷ ám thị tích cực

Hội chứng tự kỷ ám thị mang nhiều lợi ích và phát huy khả năng của mỗi con người. Tuy nhiên, nếu cuống cuồng vào những điều mông lung, tưởng tượng sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái ảo tưởng quá đà, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, những mối quan hệ xung quanh hay thậm chí chính cả bản thân bạn.


Có một số người vẫn tìm cách đánh bại và thoát khỏi bệnh tự kỷ ám thị nhưng theo các chuyên gia bạn nên chọn cách “sống chung với lũ” bằng những phương pháp sau:


Diễn tập tinh thần

Khi có những suy nghĩ và cảm nhận một điều gì đó, người bị tự kỷ ám thị có xu hướng đặt niềm tin rất mãnh liệt. Để khắc phục điểm yếu chí mạng này, hãy luôn tập diễn biến tinh thần, điều này giúp bạn tự nhận thấy và điều chỉnh những sai lệch của bản thân, dự bị được những tình huống xấu nhất có thể xảy ra để đối phó những khó khăn, cản trở cuộc sống.

Khi liên tưởng, bộ não tự khắc phân chia giữa thực tại và hư vô. Chính vì vậy, sự tưởng tượng có thể tác động trực tiếp đến nhận thức và hành động của bản thân. Do đó, khi được diễn tập tinh thần thật kỹ, khi bước vào thực tế bạn sẽ đối phó những chông gai thực tiễn, đồng thời rèn luyện được sự tự tin của bản thân.

Lập ra kế hoạch cho bản thân

Nếu cảm thấy mơ hồ và chưa hiểu về bản thân mong muốn gì, thực hiện nó ra sao thì cách tốt nhất bạn cần lập ra kế hoạch cho bản thân. Đầu tiên, bạn bắt đầu suy nghĩ về những ước mơ, điều mình mong muốn, hoài bão và định hướng mà bản thân đang ấp ủ. Sau đó, lập ra mục tiêu và kết quả mong muốn đạt được mục tiêu ấy.

Dành thời gian xem xét, vạch ra những thuận lợi, khó khăn, con đường để đạt đến kế hoạch đặt ra. Khi xác định cụ thể về những việc cần làm, bạn sẽ dễ dàng tìm ra hướng đi phù hợp và hãy luôn nhắc nhở bản thân hành động để đạt được mục đích.

Nguyên nhân hội chứng tự ám thị và yếu tố rủi ro

Đến thời điểm hiện tại, để tìm ra nguyên nhân của hội chứng tự ám thị bản thân, các nhà khoa học cũng đưa ra nhiều giả thuyết, gói gọn lại trong những nguyên nhân phải kể đến sau đây:


Nếu các suy nghĩ tiêu cực và sai lầm tác động lên những vùng não đã tổn thương lâu dần dễ phát triển thành ức chế kiên cố, bền vững. Các tế bào thần kinh bị tổn thương sẽ ngừng hoạt động, gián đoạn trong một khoảng thời gian.

Tự kỷ ám thị dễ tác động đến những người nhạy cảm cao, có lối sống khép kín.

Các yếu tố từ di truyền (gen).

Những chất thần kinh trong bộ não có sự bất thường.

Hàm lượng testosterone bên trong cơ thể có sự kích thích quá lớn khiến nhiều người phát dục sớm và lúc này bộ phát triển như người trưởng thành mặc dù tuổi đời còn khá nhỏ, có thể dẫn đến vô hiệu một số vùng não, đặc biệt là thùy trán. Từ đó, người bệnh thiếu khả năng giao tiếp xã hội, gây nên những suy nghĩ lệch lạc chưa chuẩn xác.

ám thị tự kỷ

Những chất thần kinh bất thường trong bộ não gây ra tự kỷ ám thị

Chứng tự ám thị có nguy hiểm không?

Không. Tự kỷ ám thị hoàn toàn không có hại. Tuy nhiên, nếu người bệnh không làm chủ được bản thân, nguy cơ tiềm ẩn nhiều rủi ro, như tình trạng này kéo dài khiến cho nhiều người luôn có xu hướng suy nghĩ về những điều bi quan, tiêu cực, tự nhận thấy bản thân mắc một chứng bệnh nào đó và luôn tìm cách chạy chữa nhưng hoàn toàn không có thực.


Khi nào cần gặp bác sĩ?

Ám thị tự kỷ có mặt tích cực đi kèm mặt tiêu cực. Nếu người bệnh cảm thấy không kiểm soát được bản thân, không thể tự diễn tập những suy nghĩ hay làm chủ được hành động thì hãy đến ngay bác sĩ chuyên khoa tâm lý để chữa trị.


Tại đây, để xác định xem bệnh nhân đang mắc chứng tự kỷ ám thị ở mức độ nào, đang có những suy nghĩ tích cực hay tiêu cực nào? Lúc này cần đưa người bệnh đi khám tổng quát và chữa trị về tâm lý theo phác đồ bác sĩ đã đề ra.


Biến chứng rối loạn tự kỷ ám thị

Rối loạn tự kỷ ám thị có mặt tốt nhưng nếu không biết kiểm soát sẽ gây ra những biến chứng, tác động tiêu cực như những niềm tin không phù hợp với thực tế. Bạn luôn có suy nghĩ về việc những điều tồi tệ xảy đến với mình và nó dần chiếm ngự tâm trí bạn. Bạn bắt đầu tin điều đó là sự thật và dần mất đi niềm vui, buông xuôi, đạp đổ những thành quả, sự cố gắng cho hiện tại và tương lai.


Điều trị và phòng ngừa tự kỷ ám thị

1. Điều trị ám thị tự kỷ

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ cân nhắc đưa ra phác đồ điều trị khác nhau nhưng cốt lõi vẫn mong muốn mang lại kết quả tốt nhất cho người bệnh. Thông thường, người bệnh sẽ được ưu tiên áp dụng kết hợp cả hai phương pháp đó là sử dụng thuốc và can thiệp tâm lý.


Ngoài ra, một số phương pháp điều trị có thể áp dụng như:


Áp dụng các liệu pháp mang tính cá nhân, liệu pháp mang tính tập thể bằng sự hướng dẫn và hỗ trợ của nhà tâm lý học, chuyên gia tâm lý,…

Sự quan tâm, chăm sóc, động viên từ những người thân chính là liều thuốc tinh thần hữu hiệu, giúp đạt hiệu quả cao trong điều trị.

Tham gia vào các nhóm, diễn đàn để cùng trò chuyện, trao đổi với những người cũng có hội chứng tự kỷ ám thị.

2. Phòng ngừa tự kỷ ám thị

Tự kỷ ám thị là cầu nối giữa ý thức để tạo ra tư duy và tiềm thức biến thành những hành động, giúp bạn vươn lên thành công ngoài mong đợi. Tuy nhiên, nó cũng khiến bạn hoang tưởng, xa rời thực tế. Để phòng người bạn nên ngừng nghi ngờ về bản thân.


Thực tế, không phải ai cũng có thể tự vỗ ngực tự tin tôi có thể hoàn thành tốt 100% công việc được giao. Con người thường tự so sánh bản thân với người khác để lấy đó làm tấm gương phát triển, trau dồi và học tập. Nhưng lỡ vấp phải một sai lầm nào đó, khiến bản thân chùn bước, rơi vào trạng thái mất tự tin, suy nghĩ tiêu cực dẫn đến tự kỷ ám thị.


Luôn giữ tinh thần thoải mái để phát huy hết ưu điểm của tự kỷ ám thị

Để phòng tránh tối đa tình trạng này, chúng ta ý thức rằng bản thân có hơn 90% não bộ chưa sử dụng đến. Muốn chữa tự kỷ ám thị tiêu cực cần thường xuyên ghi lại những dấu hiệu và phải thừa nhận, tự đánh giá trung thực về bản thân mình, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, ức chế.


Ngoài ra, bạn có chế độ ăn uống hợp lý, kế hoạch cụ thể, giữ tinh thần thoải mái, để biến những điều suy nghĩ viển vông thành thực tế, phát triển bản thân.


Tự kỷ ám thị không phải bệnh, nếu biết tận dụng sẽ tạo cơ hội tốt giúp bạn phát minh ra những ý tưởng mới, tự mình vượt qua những biến cố, cuộc sống cân bằng, an nhiên hơn.

TỰ KỶ ÁM THỊ: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU RỦI RO VÀ CÁCH PHÒNG NGỪATỰ KỶ ÁM THỊ: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU RỦI RO VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
17
2

0 bình luận

Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!