🔥 Bài đăng hot nhất

Trầm cảm, Rối loạn lo âu

Chào bác sĩ

Từ nhỏ con là đứa mau nước mắt và rất nhạy cảm. Khi mới dậy thì, mỗi khi tranh cãi, con đều muốn bỏ nhà đi và không muốn sống nữa. Con hay nhận những lời nhận xét tiêu cực về ngoại hình. Hầu như khi có ai nhắc đến, con đều trở nên kích động và nhạy cảm. Nhiều khi chuẩn bị nằm ngủ, con lại nhớ đến những lời đó và khóc thầm. Có lẽ lúc đó con chỉ bồng bột do thay đổi tâm sinh lý. Tuy nhiên càng lớn, con càng thấy bản thân có vấn đề. Khi đi học hay đi chơi với bạn bè, ban đầu con rất dễ kết bạn và được đánh giá hòa đồng, nhiệt tình. Khi về nhà, con lại thấy tiêu cực và gắt gỏng hơn. Từ đầu năm 2023 đến giờ, con cố gắng tiết chế cảm xúc và tập trung vào bản thân hơn nên mâu thuẫn với gia đình cũng ít đi và nhẹ nhàng hơn. Thế nhưng cảm xúc của con lại có vẻ leo thang


Con không dám làm đau mình hay đập phá đồ đạc vì lo sợ hậu quả. Ngoài ra, con từng lấy sống lưng của dao để cứa vào mặt trên cánh tay. Hành động này để lại cho con ba vết sẹo nhưng không ai chú ý hoặc hay biết. Gần đây, con tự lấy kéo đâm vào tay mình và lần gần nhất con cố gắng giữ bình tĩnh hơn nhưng vẫn chạy lên phòng thét lên và xúc động đến choáng váng, cào cấu mặt và tóc mình. Càng ngày con càng thấy bản thân ích kỷ và bớt kết nối với những người xung quanh. Dù biết hành động đó là sai nhưng em vẫn mỉa mai và làm tổn thương người khác. Nguyên nhân có lẽ đặc biệt đến từ tranh cãi giữa mẹ và con. Chỉ là những việc nhỏ nhặt nhưng mẹ đều nói con là điên, nước mắt cá sấu, ngu, ích kỷ, xấu tính, không làm được gì. Bất cứ lời nào con nói ra, mẹ tự thay đổi để nghiêm trọng hóa lên. Càng ngày con càng thấy thất bại, ích kỷ, ganh ghét, đố kị, không biết tự điều chỉnh cảm xúc như những lời mẹ nói. Lựa chọn khả dĩ nhất của conbbây giờ là dĩ hòa vi quý, sống im lặng và ẩn dật, nhưng với tình trạng ngày nào cũng mâu thuẫn với mẹ thế này, con thật sự không biết làm thế nào. Mong bác sĩbtư vấn giúp em, đây có phải dấu hiệu của bệnh tâm lý không và cách để giảm bớt va chạm với mẹ.

1
23
3 Bình luận

3 bình luận

Chào bạn,


Đội ngũ Admin rất vui vì bạn đã liên hệ Cộng đồng Sức khỏe tinh thần của Hello Bacsi.


Admin hiểu rằng việc chia sẻ câu chuyện của mỗi chúng ta thực sự không phải là điều dễ dàng. Vì vậy Admin muốn gửi lời cảm ơn đến bạn vì đã can đảm đăng bài và chia sẻ trải nghiệm này của bạn. Với những chia sẻ này Admin và cộng đồng sẽ luôn lắng nghe những tâm sự của bạn và chia sẻ các hỗ trợ có thể phù hợp cho bạn.


Ngoài việc đăng bài trên cộng đồng, Admin cũng khuyến khích bạn gọi điện hoặc trò chuyện với Các Dịch Vụ Hỗ Trợ Sức Khoẻ Tinh Thần Cho Cộng Đồng Người Việt Và Các Cá Nhân Sinh Sống Làm Việc Tại Việt Nam tại LINK này: https://hellobacsi.com/community/suc-khoe-tinh-than/danh-sach-cac-dich-vu-cham-soc-suc-khoe-tinh-than-mien-phi/.


Chúng mình tin rằng bạn sẽ sớm nhận được phản hồi từ các thành viên của Cộng đồng Hello Bacsi về chủ đề chia sẻ của bạn. Cộng đồng của chúng ta là một cộng đồng đề cao sự thấu hiểu, sự chia sẻ, và sự động viên dành cho nhau. Cảm ơn một lần nữa vì đã chia sẻ câu chuyện của bạn. Đây là bước đầu tiên để giúp bạn cảm thấy mình thật sự can đảm và được lắng nghe hơn.


Trân trọng!


Đội ngũ Admin.

1 năm trước
Thích
Trả lời

Tội nghiệp quá vậy, mong bạn sẽ ổn hơn, cố gắng giữ sức khỏe và giúp đỡ mẹ khi có thể bạn nhé, có thể mẹ bạn cũng có những vấn đề về tâm lý. Theo mình, bạn cũng nên đi điều trị tâm lý, hoặc đi chùa để tĩnh tâm hơn

1 năm trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Từ những thông tin bạn chia sẻ, có thể thấy rằng bạn đang trải qua những vấn đề tâm lý như trầm cảm và rối loạn lo âu. Các triệu chứng như nhạy cảm, khó kiểm soát cảm xúc, tự tổn thương và hành vi tự gây thương tích có thể là dấu hiệu của những vấn đề tâm lý nghiêm trọng.

Để giải quyết tình huống này, tôi khuyên bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ một chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa tâm lý. Họ sẽ có thể đánh giá tình trạng của bạn và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp như tư vấn, liệu pháp hoặc thuốc.

Ngoài ra, việc giảm bớt va chạm với mẹ cũng là một vấn đề quan trọng. Bạn có thể thử áp dụng các kỹ năng giao tiếp hiệu quả để tránh tranh cãi và tạo ra một môi trường hòa thuận hơn. Nếu tình huống vẫn không cải thiện, bạn có thể hỏi sự hỗ trợ từ người thân khác hoặc tìm đến một nguồn hỗ trợ bên ngoài như tổ chức tâm lý hoặc tư vấn gia đình.

Rất quan trọng là bạn không nên tự tiếp tục tổn thương bản thân hoặc tự gây thương tích. Hãy luôn tìm kiếm sự giúp đỡ và hỗ trợ từ những người xung quanh bạn.

Chúc bạn sớm tìm được giải pháp và hỗ trợ để vượt qua những khó khăn này.

1 năm trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!