Tâm lý sau sinh

Em năm nay 23 tuổi .e sinh 1 đứa 2021 1 đứa 2022 .

sinh đứa đầu đc 8 tháng e dính đứa thứ 2 . Trong khoảng thời gian bầu thì con lớn vẫn nhỏ 1 mk em chăm nom . Con lớn e ốm liên tục ra vào viện thường xuyên . 1 mk e chăm con bé đến khi e đẻ đứa t2 . Bé t2 sinh e cx 1 mk chăm .đứa lớn gửi bên bà nội dc 3 tháng e cho về . Ròng rã suốt hơn 3 năm trời 1 mk chăm 2 đứa. Lúc thì chị ốm , lúc thì em , lúc rthif cả 2 . H 2 đứa lớn hơn chút thì suốt ngày đánh nhau

Nhiều lúc em hay gào lên vs 2 đứa . Cx nh lúc e còn van xin 2 đứa đừng khóc nx . H cả 2 e đều cho đi học r nhg cứ đến khi đón về là 2 đứa lại chí choé và em lại cáu gắt chửi bới cno. Nhiều lúc k kiểm soát đc hành vi, lời nói của mk.

vk ck cx hay cãi nhau vì vấn đề con cái và nh vấn đề khác . ck e nghĩ tính em bị điên , bị nóng quá

nhg thật sự em k thể kiểm soát dc hành vi lời nời của mk

Em kbit phải làm sao nữa .

bsi ơi em phải lmsao đây ạ

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
17
6

6 bình luận

cố lên c ơi, r mọi chuyện sẽ qua thôi ạ

4 tháng trước
Thích
Trả lời

Em nên chia sẻ với chồng và người thân để giúp em một tay. Ngoài ra, em cũng cần kiểm soát căng thẳng để không ảnh hưởng đến con nhé,

4 tháng trước
Thích
Trả lời

Những lúc gào lên hay mất kiểm soát là điều có thể xảy ra khi người mẹ phải đối mặt với quá nhiều áp lực và không có đủ sự hỗ trợ. Em không phải là người "không tốt" hay "có vấn đề". Điều quan trọng là em nhận thức được vấn đề và muốn thay đổi, điều đó là bước đầu tiên trong việc cải thiện tình hình. Bây giờ em hãy tìm đến người nào đủ tin tưởng để hỗ trợ em và quản lý căng thẳng thật tốt nhé.

4 tháng trước
Thích
Trả lời

Chào em,

Sunnycare hiểu rằng việc chăm sóc hai con nhỏ liên tục trong nhiều năm mà không có đủ sự hỗ trợ có thể khiến em cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Những áp lực về con cái, gia đình, sự thay đổi tâm lý sau sinh có thể ảnh hưởng lớn đến cảm xúc và cách em phản ứng với mọi tình huống trong cuộc sống.

1. Khi mọi thứ quá tải – Làm sao để giảm bớt áp lực?

  • Khi hai bé cùng quấy khóc, tranh giành, đánh nhau, em dễ mất kiểm soát vì cảm giác bất lực và kiệt sức.
  • Những phản ứng như cáu gắt, la hét không phải vì em muốn như vậy, mà là cơ thể và tâm lý đã đạt đến giới hạn.

🌿 Điều em có thể cân nhắc thực hiện:

  • Dành ra 10-15 giây trước khi phản ứng – nếu có thể, hãy hít thở sâu, đếm chậm từ 1 đến 5 để giúp cơ thể lấy lại bình tĩnh.
  • Thiết lập nguyên tắc cho con: Ví dụ, nếu hai bé tranh giành đồ chơi, hãy hướng dẫn cách chia sẻ thay vì quát mắng ngay lập tức.
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, dù chỉ là 10 phút thư giãn khi con ngủ.

2. Thấu hiểu các con – Khi mâu thuẫn xảy ra, đó cũng là bài học của trẻ

  • Trẻ nhỏ khi chơi với nhau mà xảy ra tranh cãi là điều tự nhiên trong hành trình phát triển.
  • Nếu em chấp nhận và hiểu điều này, em sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi các con mâu thuẫn, vì đó cũng là cách chúng học cách tương tác với thế giới xung quanh.

🌿 Điều em có thể cân nhắc thực hiện:

  • Hãy để các con có cơ hội tự giải quyết vấn đề của mình, thay vì can thiệp ngay lập tức. Nếu không cần thiết, em có thể quan sát, nhưng không vội ngăn chặn.
  • Khi em giúp con giải quyết mâu thuẫn, hãy tập trung vào hướng dẫn thay vì ra lệnh. Ví dụ:
  • 👉 "Con có thể nói với em/chị điều con muốn thay vì giành đồ chơi không?"
  • 👉 "Hai con có thể tìm ra cách nào để chơi cùng nhau mà không cần đánh nhau không?"

3. Khi mẹ thay đổi cách giao tiếp – Con sẽ học được cách xử lý vấn đề

  • Hét lên có thể làm hai bé im lặng trong khoảnh khắc, nhưng không giúp chúng học được cách xử lý mâu thuẫn về lâu dài.
  • Khi vấn đề chưa được giải quyết triệt để, tình huống tương tự sẽ lặp lại.

🌿 Điều em có thể cân nhắc thực hiện:

  • Thay vì la mắng để cắt đứt xung đột, hãy thử trò chuyện với con nhiều hơn.
  • Nếu một bé khóc hoặc giận dỗi, em có thể rủ rỉ tâm sự để con hiểu cảm xúc của mình. Ví dụ:
  • 👉 "Con đang cảm thấy thế nào khi em/chị lấy đồ chơi của con?"
  • 👉 "Con có thể làm gì khác thay vì đánh nhau?"
  • Khi mẹ giao tiếp nhẹ nhàng, con cũng sẽ học cách kiểm soát cảm xúc tốt hơn.

4. Khi chồng chưa thấu hiểu – Làm sao để anh ấy đồng hành hơn?

  • Có thể chồng chưa nhận ra việc em mất kiểm soát không phải là do em nóng nảy, mà là do áp lực tích tụ quá lâu.
  • Cãi vã vì con cái là điều dễ xảy ra khi cả hai đều căng thẳng, nhưng nếu chồng không chia sẻ việc chăm con, gánh nặng sẽ càng lớn.

🌿 Điều em có thể cân nhắc thực hiện:

  • Nếu chồng chưa hiểu, em có thể nói rõ hơn:
  • 👉 “Gần đây em cảm thấy rất mệt và dễ cáu gắt. Em không muốn vậy, nhưng em cần có thời gian để cân bằng lại. Anh có thể giúp em một chút trong việc trông con để em được nghỉ ngơi không?”
  • Nếu anh ấy chưa thể hỗ trợ ngay, em có thể tìm cách sắp xếp lại công việc, nhờ người thân giúp đỡ để có thêm thời gian phục hồi.

5. Khi cảm xúc vượt khỏi tầm kiểm soát – Em có thể làm gì?

  • Nếu em nhận thấy mình mất kiểm soát trong lời nói và hành vi, có thể đây là dấu hiệu của căng thẳng quá mức và cần điều chỉnh lại cách đối diện với cảm xúc.
  • Việc liên tục chịu áp lực mà không có không gian giải tỏa có thể dẫn đến mệt mỏi tinh thần kéo dài, làm giảm khả năng điều chỉnh cảm xúc.

🌿 Điều em có thể cân nhắc thực hiện:

  • Khi cảm thấy không thể kiểm soát được cơn giận, hãy tạm rời khỏi tình huống đó vài phút để lấy lại bình tĩnh.
  • Nếu cảm xúc tiêu cực xuất hiện quá thường xuyên, em có thể thử tìm một phương pháp thư giãn phù hợp như viết ra cảm xúc, nghe nhạc hoặc tham gia một hoạt động giúp em cảm thấy tốt hơn.

Lời nhắn từ Viện Tâm lý Sunnycare

🌿 Hãy để bản thân mình tốt hơn mỗi ngày, thay vì tự trách, hãy tìm cách giảm tải áp lực, sắp xếp lại cuộc sống và tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần. Khi em chăm sóc tốt cho chính mình, em cũng sẽ có đủ năng lượng để yêu thương con nhiều hơn. Chúc em luôn vững vàng và tìm thấy sự cân bằng phù hợp cho chính mình.

Viện Tâm lý Sunnycare




4 tháng trước
Thích
Trả lời

nhà nào mà ko có cãi nhau, quan trọng cha mẹ biết nói sao cho con hiểu vấn đề r từ từ giãn hòa

4 tháng trước
Thích
Trả lời
Người viết đang trải qua một giai đoạn khó khăn với nhiều áp lực trong việc chăm sóc hai đứa trẻ và mối quan hệ với chồng. Đầu tiên, việc chăm sóc trẻ nhỏ, đặc biệt khi một trong số đó thường xuyên ốm đau, có thể gây ra căng thẳng lớn. Điều quan trọng là bạn cần nhận ra cảm xúc và nhu cầu của bản thân để tìm cách cải thiện tình hình:

Hãy xem xét việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc các nhóm hỗ trợ. Việc chia sẻ gánh nặng và cảm xúc với những người có hoàn cảnh tương tự có thể giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Ngoài ra, hãy dành thời gian cho bản thân để thư giãn và làm những điều bạn thích, điều này sẽ giúp cải thiện tâm trạng và sức khỏe tinh thần. Nếu mối quan hệ với chồng đang gặp khó khăn, hãy cố gắng giao tiếp một cách cởi mở và trung thực về cảm xúc của bạn. Cùng nhau tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề trong việc nuôi dạy con cái có thể giúp cải thiện tình hình. Nếu cần thiết, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ thêm. Cuối cùng, hãy nhớ rằng việc chăm sóc bản thân là rất quan trọng. Một cơ thể và tâm trí khỏe mạnh sẽ giúp bạn đối phó tốt hơn với những thách thức trong cuộc sống hàng ngày.

4 tháng trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!