Em năm nay 25t trước đây em đã có thời gian qhtd với nhiều ng để quên đi nyc và liên tục em muốn có người ở cạnh và e có quen 1 người mới nhưng ko
... Xem thêmTại sao có nhiều nam sinh dù biết bị lợi dụng vẫn cung phụng bạn gái? Giải đáp từ bác sĩ tâm lý
Khát khao được yêu thương, thậm chí sẵn sàng chu cấp tiền cho người yêu, để rồi khi bị chia tay, nam thanh niên khóc lóc, hoảng loạn đến mức phải đi gặp bác sĩ trị liệu tâm lý.
Hoàng Nhật Nam, 20 tuổi, đang là sinh viên năm nhất ở Thái Nguyên. Gia đình Nam có điều kiện về kinh tế, nhưng do bố mẹ mải làm ăn, ít quan tâm tới con nên từ nhỏ Nam luôn khát khao được yêu thương.
Năm học lớp 10, Nam yêu một cô gái hơn mình một tuổi. Sau khi tốt nghiệp THPT, bạn gái tới Hà Nội học, còn Nam theo học ở quê nhà. Nam thường xuyên tới thăm người yêu và cùng đi ăn, xem phim... Tất cả chi phí nam sinh này đều lo hết.
Từ cuối năm 2023, Nam nhận ra bạn gái có sự thay đổi, nhất là việc thường xuyên xin tiền người yêu. “Trước kia hai đứa đi chơi, chỉ 20-30.000 là vui rồi. Giờ mỗi lần gặp nhau phải hết tiền triệu. Rồi cô ấy còn đòi tiền mặt nữa. Đến giờ em cũng chẳng nhớ mình đã chuyển bao nhiêu tiền cho người yêu. Khi có tiền thái độ người yêu khác hẳn, còn những lúc không có tiền thì cái nắm tay cũng rất khó”, Nam chia sẻ.
Chàng thanh niên cảm thấy bị lợi dụng nhưng vẫn chấp nhận vì cần sự quan tâm, muốn được yêu thương, thậm chí là cả sự che chở từ bạn gái.
Gần đây, khi thấy thái độ bạn gái ngày càng bất thường, Nam có hỏi nhưng người yêu không thừa nhận. Thật ra, nam sinh đã biết hết mọi sự tình nhưng vẫn cố chấp nhận. “Khi đi chơi, bạn gái ngồi sau xe không hề ôm em như trước, mà nhắn tin cho người khác, rồi cười khúc khích. Với một người vừa nhắn tin, vừa cười thì chỉ có thể là nhắn cho bạn hoặc người tình. Trong khi người yêu em ít bạn lắm, cũng đều là bạn chung của cả hai đứa, nên em biết đó là "người mới”, Nam chia sẻ.
Cách đây 3 tháng, cô gái này quyết tâm chia tay Nam để theo người mới. Dù đã nghĩ tới tình huống này, chàng trai vẫn cảm thấy hụt hẫng và muốn níu kéo. Bao viễn cảnh tươi đẹp về tương lai đều tan biến, đầu tư nhiều nhưng lại bị phản bội. Càng suy nghĩ, Nam càng chán nản, rồi rơi vào trạng thái hoảng loạn, khóc nhiều, thậm chí là tự hại và tự làm đau bản thân.
Khi trạng thái hoảng loạn lên đến đỉnh điểm, ảnh hưởng đến cuộc sống và học tập, Nam được giới thiệu tới Ths.BS Nguyễn Hồng Bách, giám đốc Viện Tâm lý học và Truyền thông (Hội Tâm lý Việt Nam) để được tư vấn và trị liệu. Bác sĩ Bách cho biết, qua những chia sẻ và test tâm lý chuyên môn, nam sinh này được chẩn đoán bị rối loạn nhân cách phụ thuộc. “Rối loạn này hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm được, quan trọng cần có sự hợp tác, kiên trì của người mắc hội chứng, cũng như sự kết hợp từ phía gia đình", bác sĩ Bách cho hay.
Những biểu hiện của rối loạn nhân cách phụ thuộc
Ngoài chuyện tình cảm, rối loạn nhân cách phụ thuộc cũng có thể gặp ở nhiều lĩnh vực như cuộc sống, gia đình, công việc,… Một người nghi ngờ bị rối loạn nhân cách, cần đi khám tâm lý thường có các biểu hiện như:
- Hầu hết các hoạt động, công việc quan trọng trong cuộc sống đều cần có sự hướng dẫn, chỉ đạo của người khác.
- Luôn cảm thấy khó khăn và không thể đưa ra lựa chọn, quyết định cho những sự việc diễn ra hàng ngày nếu không có sự góp ý, lời khuyên từ người khác.
- Họ khó có thể biểu hiện được sự phản đối, không hài lòng đối với người khác vì sợ bị mất đi người hỗ trợ, giúp đỡ.
- Mất rất nhiều thời gian để có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác để thực hiện một công việc mà họ không hứng thú, yêu thích.
- Không tự tin vào khả năng của bản thân nên khó có thể tự bắt đầu để thực hiện bất cứ việc gì, mặc dù việc đó nằm trong khả năng của bản thân.
- Khi các mối quan hệ với người thân bị rạn nứt và kết thúc sẽ nhanh chóng tìm kiếm một sự giúp đỡ từ những người khác.
- Luôn cảm thấy lo lắng, bất an và hoảng sợ khi phải ở một mình vì họ cảm thấy không có ai chăm sóc và giúp đỡ.
- Dễ bị tổn thương, tủi thân vì những lời từ chối nhỏ.
- Sợ hãi và mang nỗi ám ảnh lớn về việc bị người khác bỏ rơi, luôn cảm thấy bản thân bị cô lập.
- Luôn suy nghĩ và bận tâm về việc không có ai chăm sóc và lo lắng cho mình.
Những người bệnh rối loạn nhân cách phụ thuộc thường luôn đưa ra yêu cầu về sự trấn an, quan tâm của người khác. Đồng thời họ cũng có thể gây nên những hành vi làm tổn thương bản thân hoặc những người bệnh cạnh khi các mối quan hệ hiện tại bị chấm dứt.
Rối loạn nhân cách thường nhầm lẫn với rối loạn lo âu, trầm cảm. Để phân biệt, mọi người cần chú ý khi xuất hiện các triệu chứng trên khiến cho người bệnh trở nên kém linh hoạt, các chức năng sống bị suy giảm đáng kể và khiến họ cảm thấy đau khổ thì có thể đang bị rối loạn nhân cách phụ thuộc.
6 bình luận
Mới nhất
thật ra bạn trai cũng phải yêu thương và dành rất nhiều tình cảm thì mới có thể cung phụng bạn gái như vậy, bạn trai làm như vậy không sai, chỉ sai nếu người bạn gái kia lợi dụng điều này mà thôi
có thật sự là ai cũng vậy ko
Mình cũng có anh người yêu cứ cho tiền mình tiêu miết, giờ xem bài viets mới để ý, hồi xưa anh ta cũng trải qua giai đoạn khó khăn, nên bh ko muốn mình phải khổ sở như thế
đợt bên trung có nghe về trường hợp giống vậy nè
Thì ra là do những người này thiếu thốn tình cảm nên mới muốn dùng tiền để níu kéo đối phương, bây giờ mới thật sự hiểu được
này do thiếu thốn sự quan tâm tuổi thơ nên dễ dẫn đến nhiều vấn đề tâm lý sau này