Em năm nay 25t trước đây em đã có thời gian qhtd với nhiều ng để quên đi nyc và liên tục em muốn có người ở cạnh và e có quen 1 người mới nhưng ko
... Xem thêmTai biến nhẹ có ảnh hưởng đến tâm lý không ?
Lời đầu tiên xin chân thành cám ơn ekip đã thiết kế 1 website bổ ích như này!
Em tên Huy, năm nay 31 tuổi, ba em năm nay 60 tuổi, mẹ em năm nay 58 tuổi.
Cách đây hơn 1 năm ba em mắc phải bệnh tai biến nhẹ, sức khỏe phục hổi cũng khá nhanh. Nhưng sau tai biến nhẹ thì tâm lý của ba em dần bất ổn : trầm lắng hơn, suy nghĩ tiêu cực hơn. Mặc dù trước khi bệnh ba em không hẵng là người dễ tính, nhưng ông rất vui vẻ hòa đồng với mọi người xung quanh. Nhưng sau bệnh thì ông không hay cọc cẳng nữa đồng thời cũng trầm lắng luôn, theo đó là các suy nghĩ tiêu cực. Đỉnh điểm là gần đây sau 1 cuộc họp bàn với các bác đồng nghiệp đang làm chung công ty, thì qua lời nói đùa của các bác ba em lại có những suy nghĩ vô lý " Ba nghĩ mẹ không chung thủy" rồi bắt đầu nghĩ ngợi lung tung mặc dù mẹ em từ trước tới giờ là người nội trợ chu rú trong nhà và ở chung với các cô (em ruột ba) & (các dì em ruột mẹ), thêm phần ảnh hưởng từ những video tin tức gần đây ba em lại suy diễn lung tung, khi thì nghĩ mẹ lăng nhăng với chú, khi thì nói lo cho mẹ sợ mẹ bị ngta bỏ thuốc r lừa gạt quay clip không chế như trên tin tức gần đây, rồi sa sút công việc làm những chuyện vô lý như : Đang đi làm thì chạy về giữa giờ để coi mẹ có đi với ai k, rồi cài app định vị mẹ, gần đây nhất mẹ đang đi cà phê với các dì thì ba định vị mẹ đang ở khách sạn, xong đứng ở khách sạn canh rồi kêu em ra, làm em phải bỏ lở công việc hiện tại chạy ra đứng đó, xong liên hệ với các dì và r chạy lại thì mẹ đang ngồi cà phê với các dì cách địa điểm ba định vị đước hơn 2km.
Từ những biểu hiện trên e đang phân vân có khi nào căn bệnh tai biến nhẹ ảnh hưởng đến thần kinh người bệnh hay k ?
Và em phải làm cách nào để hổ trợ điều trị tâm lý cho ba em?
Rất mong quý Bác Sỹ cho em lời khuyên, em đang tập tành kinh doanh, mà gia đình lại xào xáo như này em rất lo lắng, hiện tại e có các triệu chứng stress luôn rồi, hay chóng mặt, nhức đầu luôn.
Chân thành cám ơn !
3 bình luận
Mới nhất
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi cho chương trình.
Đối với tình huống mà ba bạn gặp phải, khả năng cao ba bạn đang mắc phải “ hội chứng loạn thần sau đột quỵ “. Chắc hẳn ta đều biết não bộ là cơ quan đầu não, chỉ huy của mọi hoạt động từ việc ăn ngủ, làm việc, cũng như toàn bộ quá trình tư duy. Tai biến mạch máu não, hay còn gọi là đột quỵ, là một tình trạng tổn thương não bộ cấp tính. Dù rằng tổn thương là nhẹ hay nặng thì những tế bào não bộ đã chết đi thì không thể thay thế được, chính vì vậy, sau đột quỵ kéo theo rất nhiều vấn đề, trong đó bao gồm cả các vấn đề liên quan đến tâm-thần kinh. “ Hội chứng loạn thần sau đột quỵ”, biểu hiện bởi các hoang tưởng, ảo giác xuất hiện sau khi bị đột quỵ, các triệu chứng này xuất hiện có thể từ vài ngày, vài tháng thậm chí vài năm sau khi não bộ bị tổn thương.
Hoang tưởng là những suy nghĩ, niềm tin phi lý không phù hợp với thực tế khách quan, dù rằng có bằng chứng chứng minh là sai nhưng người bệnh vẫn tin là đúng. Các loại/các nội dung hoang tưởng thường gặp trong loạn thần sau đột quỵ là:
1. Hoang tưởng bị hại (người bệnh luôn tin rằng họ bị những người xung quanh hãm hại, đầu độc)
2. Hoang tưởng ghen tuông (luôn nghĩ rằng người chồng/ vợ mình có quan hệ tình cảm với người khác)
3. Hoang tưởng có kẻo mạo danh, còn gọi là hoang tưởng Capgras: tin rằng có người đang mạo danh bệnh nhân hoặc đang đóng giả một người khác
Ngoài hoang tưởng, ảo giác, các rối loạn tâm thần khác cũng thường gặp trên bệnh nhân sau đột quỵ đó là thay đổi tính tình, thay đổi về khí sắc, cảm xúc (ví dụ như trầm cảm sau đột quỵ), sảng …
“Loạn thần sau đột quỵ” không phải là một rối loạn về tâm lý, mà là một bệnh lý thực thể, có tổn thương rõ ràng, phải điều trị bằng thuốc chống loạn thần, chính vì vậy việc đánh giá và can thiệp trị liệu cần được thực hiện bởi một bác sĩ lâm sàng chuyên khoa tâm thần.
Lời khuyên của bác sĩ dành cho bạn đó là bạn hãy tìm đến những bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa tâm thần uy tín càng sớm càng tốt.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại Cộng đồng Hello Bacsi nhé!
Chúc ba bạn sớm khỏe và tìm lại được cân bằng trong cuộc sống,
BS. Nguyễn Như Thanh Trâm
Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Dược TPHCM
id.hellobacsi.com
Mình nghĩ ba bạn sau khi bị bệnh thì sức khỏe không như trước nên vấn đề chăn gối vợ chồng cũng không thường xuyên, ít tự tin hơn, nên dễ sinh ra tâm lý mâu thuẫn nghi ngờ bản thân và nghi ngờ vợ mình. nên tâm lý ba bạn sẽ như vậy. Trong chuyện này chỉ có mẹ bạn mới giải quyết được thôi. Chuyện vợ chồng thì biết nguyên nhân sẽ tự có cách tháo gỡ. mình nghĩ vậy, bạn có thể tham khảo ý kiến của mình. và như một người đàn ông với nhau bạn thử trò chuyện với ba bạn xem sao nhé.
Chào bạn,
Thắc mắc của bạn đã được gửi đến chuyên gia tại Hello Bacsi. Chuyên gia sẽ giải đáp câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất nên bạn hãy theo dõi topic này để xem câu trả lời nha.
Trong thời gian chờ chuyên gia tư vấn, mọi người hãy thoải mái thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau nhé.
Chúc cả nhà nhiều sức khoẻ