Em năm nay 25t trước đây em đã có thời gian qhtd với nhiều ng để quên đi nyc và liên tục em muốn có người ở cạnh và e có quen 1 người mới nhưng ko
... Xem thêmSức khỏe tinh thần của mẹ bỉm sữa
Nhiều mẹ bầu sau sinh thường cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng. Stress sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống của mẹ mà có thể ảnh hưởng đến cả em bé do không được mẹ chăm sóc tốt nhất. Sức khỏe tinh thần của mẹ bỉm sữa cần được quan tâm để bảo vệ hai mẹ con.
Khi mới sinh con, mẹ phải trải qua những điều gì?
- Thiếu ngủ: Do trẻ sơ sinh thường xuyên cần được chăm sóc, bao gồm cả việc thức dậy vào ban đêm để cho ăn, thay tã, dỗ dành khi trẻ khóc.
- Đau đớn và hồi phục sau sinh: Cơ thể mẹ cần thời gian để hồi phục sau quá trình sinh nở, có thể gặp phải đau đớn và mệt mỏi.
- Thay đổi hormone: Sau khi sinh, cơ thể mẹ trải qua sự thay đổi hormone đột ngột có thể ảnh hưởng đến tâm trạng.
- Lo lắng về kỹ năng làm mẹ: Việc học cách chăm sóc một sinh linh mới có thể gây ra cảm giác lo lắng, đặc biệt nếu đây là lần đầu tiên làm mẹ.
- Áp lực xã hội và gia đình: Mẹ có thể cảm thấy áp lực từ mong đợi của người khác về việc làm mẹ hoàn hảo.
- Cô lập xã hội: Mẹ có thể cảm thấy cô đơn do thời gian và năng lượng tập trung vào việc chăm sóc trẻ, hạn chế khả năng giao tiếp và duy trì mối quan hệ xã hội.
- Tài chính và việc làm: Căng thẳng về tài chính hoặc lo ngại về sự nghiệp cũng có thể làm tăng mức độ stress của mẹ sau khi sinh.
Sức khỏe tinh thần của mẹ bỉm sửa ảnh hưởng đến thể chất
Sức khỏe tinh thần có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất, và ngược lại. Nếu bạn thiếu ngủ, đây là một vấn đề về thể chất. Chẳng hạn như, thiếu ngủ làm tăng khả năng mắc một vài căn bệnh. Bên cạnh đó, thiếu ngủ cũng là một vấn đề phản ánh mặt tinh thần. Những người thiếu ngủ có thể khó tập trung và dễ cảm thấy buồn, lo lắng hoặc cáu kỉnh.
Sức khỏe tinh thần cũng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bạn. Ví dụ, nếu bạn đang cảm thấy lo lắng hoặc chán nản, bạn có thể không hoàn thành tốt công việc hàng ngày hoặc không có khả năng tự chăm sóc bản thân. Bạn thậm chí không đủ năng lượng để nấu những bữa ăn lành mạnh cho chính mình. Điều này lại một lần nữa ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bạn.
Những điều cần làm để chăm sóc tinh thần của mẹ bỉm sữa toàn diện
Việc chăm sóc bản thân đồng thời với chăm sóc con có thể khiến bạn kiệt sức, nhưng không hẳn là không thể thực hiện được. Một số lời khuyên sau đây sẽ đảm bảo cho bạn chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình một cách tốt nhất:
- Chỉ làm một việc tại một thời điểm nhất định
Sẽ có rất nhiều việc phải làm, cho cả bạn và con bạn. Và chỉ riêng việc suy nghĩ về chúng cũng đủ khiến bạn cảm thấy choáng ngợp. Lão Tử - nhà triết học Trung Quốc từng nói: “Nếu bạn thấy buồn bã, bạn đang sống trong quá khứ. Nếu bạn thấy lo lắng, bạn đang sống trong tương lai. Nếu bạn thấy bình an, bạn đang sống trong hiện tại”.
Thay vì suy nghĩ về lịch trình và việc cần làm của cả ngày, hãy xem xét đâu là điều bạn cần hoặc nên làm ngay bây giờ. Đó có thể là việc tự dành cho bản thân một cốc nước hay thay tã cho con. Hoặc chỉ là hít thở sâu một vài lần.
Tập trung vào những gì bạn cần làm ngay thời điểm hiện tại là một hình thức của chánh niệm. Nghe thì đơn giản, nhưng khi bạn thực hành, chánh niệm có thể mang lại cho bạn cảm giác bình yên hơn trong ngày. Điều này sẽ giúp bạn giảm căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.
- Làm bất cứ điều gì để có một giấc ngủ ngon
Mẹ bỉm thường được khuyên là hãy dành thời gian ngủ nhiều hơn. Nhưng làm sao bạn có thể ngủ khi con bạn quấy khóc giữa đêm? Hay bạn đang cho con bú vài giờ một lần? Hoặc bạn có rất nhiều việc khác phải làm? Thông thường, bạn không thể có một giấc ngủ đủ như bạn cần, nhưng nếu được, hãy cố gắng chợp mắt nhiều hơn một chút so với thời điểm hiện tại.
Có một giấc ngủ trọn vẹn khi trở thành mẹ bỉm là việc rất khó. Tuy nhiên, đây là điều bạn cần chú trọng để giúp cho sức khỏe tinh thần và thể chất của mình sớm cân bằng. Việc đầu tiên bạn có thể làm là hãy thực sự ngủ khi con bạn đang ngủ. Bên cạnh đó, để được ngủ nhiều hơn, bạn có thể nhờ bố của bé, bạn bè, người thân chăm hộ bé. Tìm kiếm một bảo mẫu để giúp bạn chăm trẻ cũng là một lựa chọn bạn có thể suy nghĩ đến trong hoàn cảnh này.
Nếu có thể, hãy dành cho bản thân một khung giờ mà bạn sẽ ưu tiên cho việc nghỉ ngơi và ngủ. Khoảng thời gian lý tưởng là ít nhất 4 giờ liên tiếp. Sẽ rất tuyệt vời nếu bạn có thể duy trì việc này mỗi ngày. Nhưng nếu bạn không có đủ thời gian để thực hiện hằng ngày, thì dù bạn chỉ cố dành thời gian mỗi tuần để nghỉ ngơi một lần. Đơn giản như thế cũng đã khiến bạn cảm thấy tốt hơn rồi.
Lý tưởng nhất, dù ít hay nhiều, bạn hãy nhờ người giúp đỡ chăm sóc cho bé. Họ có thể thay tã cho bé, vỗ bé khóc, ru ngủ, chơi với bé, cho bé bú,...Nếu bạn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, họ có thể mang em bé đến cho bạn, giúp bế con, ở trong phòng khi bạn đang cho con bú và sau đó chăm sóc bé để bạn có thể đi ngủ trở lại.
Việc ngủ và nghỉ ngơi không nhất thiết phải thực hiện vào ban đêm. Nếu thời gian duy nhất mà bố bé hoặc người giúp bạn trông trẻ có mặt là từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều, hãy tranh thủ tận dụng nó. Ngay cả khi bạn không thể chìm vào giấc ngủ, ít nhất bạn vẫn có thể nằm xuống chợp mắt một chút mà không phải lo lắng quá nhiều về đứa trẻ của bạn.
- Chiều chuộng cơ thể của bạn
Mẹ bỉm sữa có thể nếm trải trải qua tất cả mọi cung bậc cảm xúc sau sinh, bao gồm hoài nghi, tự hào, tức giận, buồn chán, xấu hổ, thất vọng,... cùng một lúc. Nhưng cũng giống như việc bạn yêu thương con mình, hãy yêu thương chăm sóc cơ thể đã cưu mang và sinh ra đứa trẻ đó.
Hãy nhớ rằng cơ thể này của bạn đã tạo ra một con người nhỏ bé đáng yêu. Điều này thật phi thường. Bạn đã làm việc chăm chỉ. Do đó, cơ thể của bạn cũng xứng đáng được nâng niu và chiều chuộng.
- Dành thời gian kết nối với mọi người xung quanh
Mẹ bỉm thường có cảm giác bị cô lập, đặc biệt là sau vài tuần đầu sau sinh. Trong những ngày đầu, bạn có thể thấy mình bị choáng ngợp bởi việc gia đình, họ hàng, bạn bè và đồng nghiệp đến thăm hỏi, và thậm chí bạn mong mọi người rằng đừng đến thăm để bạn có không gian với gia đình mới của mình. Nhưng sau khi chuỗi ngày thăm hỏi của người quen thưa dần và biến mất, bạn có thể cảm thấy cô đơn và lạc lõng. Đây là một thử thách về mặt cảm xúc phổ biến đối với các bà mẹ có con mới sinh.
Dành thời gian để kết nối với mọi người, dù chỉ là một hành động nhỏ như nhắn tin, gọi điện, trò chuyện video với ai đó, tham gia một nhóm xã hội dành cho mẹ bỉm, hoặc trò chuyện với hàng xóm là điều cần thiết giúp bạn sớm cân bằng sức khỏe thể chất và tinh thần.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người mẹ cảm thấy cô đơn hoặc bị cô lập có nguy cơ mắc bệnh và trầm cảm sau sinh cao hơn với những người có sự kết nối xã hội. Do đó, dành thời gian để kết nối các mối quan hệ là điều cần thiết cho sức khỏe thể chất và cảm xúc của bạn.
Sức khỏe tinh thần của mẹ bỉm sữa rất quan trọng, hãy nhớ rằng, sinh con là một hành trình vất vả. Và trên cuộc hành trình ấy, bạn không đơn độc mà có những người đồng hành. Dành sự ưu tiên và yêu thương bản thân, cũng như dành thời gian chăm sóc cho sức khỏe tinh thần của mình, đó là cách bạn có thể chăm sóc và dành những điều tuyệt vời cho con và cho gia đình của mình.
2 bình luận
Mới nhất
Sức khỏe tinh thần của mẹ bỉm sữa rất quan trọng, hãy nhớ rằng, sinh con là một hành trình vất vả
Mình thường xuyên bị thiếu ngủ vì chỉ có 1 mình chăm con, hic