Em năm nay 25t trước đây em đã có thời gian qhtd với nhiều ng để quên đi nyc và liên tục em muốn có người ở cạnh và e có quen 1 người mới nhưng ko
... Xem thêmStress
Chào bác sĩ ạ, cháu hiện đang 13 tuổi và dạo gần đây cháu thấy mình suy nghĩ nhiều đến việc tự làm hại bản thân. Do chương trình học mới nên cháu hay bị stress vì bài tập, điểm số và bây giờ cháu còn stress vì bạn bè. Cháu là người tự ti, khó nói chuyện và hay nghĩ tiêu cực. Cháu sợ làm gánh nặng cho mọi người, hay nghĩ mình vô dụng nên cháu thường ôm hết công việc vào người rồi sau đó tự thấy bất lực vì quá nhiều việc phải làm. Những ngày gần đây cháu ngủ không được nhiều, hay cáu gắt và cười vô tội vạ. Cháu không hiểu vì sao mà lúc buồn, lúc khóc và những lúc căng thẳng cháu lại cười nhiều đến vậy. Cháu cũng rất sợ cách người khác nghĩ về bản thân và sợ người khác ghét mình. Hiện tại cháu chỉ có 1, 2 người bạn thân thiết và phần lớn những người bạn khác đều không thích cháu, điều này làm cháu suy nghĩ rất nhiều. Cháu hiện đang suy nghĩ rất nhiều, không biết phải như thế nào hết.
2 bình luận
Mới nhất
Đọc tâm sự của em mà thương em quá, còn bé như vậy - chỉ bằng tuổi cháu của mình mà đã suy nghĩ rất nhiều, rất già dặn.
Chị có vài chia sẻ với em:
Chúc em vui khỏe, đừng quên ăn nhiều rau xanh và trái cây, sữa chua, để cơ thể được khỏe mạnh vì "a strong mind is in a strong body" đó em!
Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Tình trạng mà bạn đang trải qua có thể là dấu hiệu của căng thẳng tâm lý. Căng thẳng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như áp lực học tập, quan hệ bạn bè, tự ti về bản thân, và cảm giác không được chấp nhận của người khác. Để giúp bạn vượt qua tình trạng này, dưới đây là một số lời khuyên:Tìm hiểu về căng thẳng: Hiểu rõ về căng thẳng và cách nó ảnh hưởng đến tâm lý và cơ thể của bạn có thể giúp bạn xác định nguyên nhân và tìm cách giải quyết.
Quản lý stress: Hãy tìm hiểu và áp dụng các phương pháp quản lý stress như thực hiện các hoạt động thể dục, thư giãn, tập trung vào những điều tích cực, và tạo ra một lịch trình hợp lý để giảm áp lực.
Tìm sự hỗ trợ: Hãy tìm người tin tưởng để chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Nếu cảm thấy khó nói chuyện với bạn bè, bạn có thể tìm sự hỗ trợ từ gia đình hoặc tìm đến một người chuyên gia tâm lý để được tư vấn.
Tự yêu thương và chấp nhận bản thân: Hãy nhớ rằng bạn là người đáng yêu và có giá trị. Hãy tập trung vào những điểm mạnh của bản thân và không quá chú trọng vào những suy nghĩ tiêu cực về mình.
Xây dựng mối quan hệ tốt: Hãy tìm kiếm những người bạn có cùng sở thích và giá trị để xây dựng mối quan hệ tốt. Đừng quá lo lắng về việc người khác nghĩ gì về bạn, hãy tập trung vào việc xây dựng một môi trường xung quanh bạn với những người yêu thương và đồng hành.
Nếu tình trạng căng thẳng và suy nghĩ tiêu cực của bạn không giảm đi sau một thời gian, tôi khuyên bạn nên tìm đến một chuyên gia tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ thêm. Họ có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân sâu xa và đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp.
Chúc bạn sớm vượt qua tình trạng này và tìm được sự hạnh phúc và tự tin trong cuộc sống.
Chuyên mục liên quan