🔥 Bài đăng hot nhất

Sợ Nước

E chào bác sĩ mỗi lần em gội đầu mà e xịt nước từ vòi hoa sen từ trên đầu xuống thì nước chảy qua mặt và mũi em thì có dấu hiệu khó thở và ngay lập tức run sợ và hoảng loạn vậy đó có phải là triệu chứng bệnh sợ nước ko bác sĩ

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
73
2

2 bình luận

Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về chương trình.

Có thể đây là phản ứng co thắt đường thở khi có nước chảy vào, nếu như bạn lo lắng các triệu chứng là bệnh sợ nước thì bạn phải loại trừ căn nguyên trên. Bệnh sợ nước là 1 dạng của rối loạn lo âu có ám ảnh đặc hiệu, đó là nỗi sợ quá mức, phí thực tế, khó kiểm soát khi bạn tiếp xúc với nước hoặc nghĩ tới nước. Những ý nghĩ này có thể ngăn cản bạn trong việc tắm rửa, tiếp xúc với nước. Để chẩn đoán, ng ta dựa vào tiêu chuẩn DSM- 5, bạn có thể tham khảo.

. Lo âu, sợ hãi một sự vật, tình huống xác định (ví dụ, như sợ đi máy bay, sợ độ cao, sợ động vật, sợ tiêm thuốc, sợ nhìn thấy máu).


Lưu ý: ở trẻ em, sợ hãi hoặc lo âu có thể biểu hiện dưới dạng gào thét, khóc lóc


B. Sự vật, tình huống ám ảnh sợ luôn luôn nhanh chóng gây ra lo âu hoặc sợ hãi.


C. Bệnh nhân luôn tìm cách né tránh hoặc chịu đựng sự vật, tình huống như vậy một cách lo lắng hoặc sợ hãi mạnh.


D. Sự sợ hãi, lo lắng hoàn toàn không tương thích với sự nguy hiểm mà sự vật hoặc tình huống đem lại hoặc không tương thích từ góc độ văn hóa xã hội.


E. Sợ hãi, lo âu hay né tránh kéo dài một cách dai dẳng, thường kéo dài đến 6 tháng hoặc hơn.


F. Sợ hãi, lo âu hay né tránh gây ra mệt mỏi, suy nhược đáng kể hoặc ảnh hưởng rõ rệt đến các hoạt động xã hội, nghề nghiệp và những lĩnh vực hoạt động quan trọng khác.


G. Rối loạn không phải là các triệu chứng của các rối loạn tâm thần khác.

Chúc bạn sức khoẻ.


1 năm trước
Thích
Trả lời
1

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Triệu chứng mà bạn mô tả có thể là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi tiếp xúc với nước trực tiếp vào mặt và mũi. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác, tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Bác sĩ sẽ có thể đánh giá tình trạng của bạn và đưa ra lời khuyên và điều trị phù hợp.
1 năm trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!