Em năm nay 25t trước đây em đã có thời gian qhtd với nhiều ng để quên đi nyc và liên tục em muốn có người ở cạnh và e có quen 1 người mới nhưng ko
... Xem thêmRối loạn lo âu là gì? Các loại rối loạn lo âu phổ biến
Bình thường, trong một số tình huống chúng ta có thể sợ hãi và lo lắng. Nhưng tình trạng này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và biến mất hoàn toàn sau đó.
Ngược lại, rối loạn lo âu là bệnh lý liên quan đến sự lo lắng, sợ hãi quá mức trong một khoảng thời gian dài.
Các triệu chứng này hầu như không biến mất mà có thể ngày càng nặng theo thời gian làm ảnh hưởng đến các hoạt động sống và mối quan hệ xã hội.
Các loại rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD)
Rối loạn lo âu lan tỏa là rối loạn xảy ra khi người bệnh lo lắng, căng thẳng quá mức nhưng không có hoàn cảnh hoặc nguyên nhân cụ thể nào. Người mắc bệnh rối loạn lo âu lan tỏa thường lo lắng nhiều hơn bình thường.
Thông thường, người mắc chứng lo âu này thường kéo dài mạn tính (trên 6 tháng) với các triệu chứng như bồn chồn, khó tập trung, khó ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt.
Rối loạn hoảng sợ
Rối loạn hoảng sợ là tình trạng xuất hiện những cơn hoảng sợ đột ngột, dữ dội, thường không có dấu hiệu báo trước, có thể có nguyên nhân nhưng cũng có thể không do một nguyên nhân nhất định nào.
Rối loạn hoảng sợ nếu xảy ra trong thời gian dài có thể thay đổi tính cách của người bệnh, làm người bệnh sợ tiếp xúc thế giới bên ngoài, thu mình lại để không gặp phải các tác nhân gây hoảng sợ.
Ám ảnh
Ám ảnh là nỗi sợ hãi của người bệnh đối với một số tình huống và đối tượng nhất định. Ám ảnh này có thể đặc trưng với một số sự vật, sự việc như sợ côn trùng, sợ động vật, sợ máu, sợ độ cao, sợ bóng tối, sợ kim tiêm, sợ không gian kín.
Rối loạn lo âu xã hội
Người mắc chứng lo âu xã hội thường có những biểu hiện lo âu, căng thẳng quá mức trước những tình huống giao tiếp xã hội hằng ngày.
Người mắc rối loạn lo âu xã hội thường sợ ánh nhìn, sợ người khác quan sát mình. Họ sợ cảm giác bị đánh giá, phê bình, chê bai.
Người bệnh thường hạn chế tiếp xúc với thế giới xung quanh, né tránh hết mức có thể các tình huống phải giao tiếp.
Đôi khi những người mắc chứng bệnh này cũng cảm thấy những nỗi sợ này là vô lý và không có căn cứ nhưng không thể vượt qua.
Chứng sợ đám đông
Chứng sợ đám đông khiến người bệnh có các nỗi sợ vô hình với khoảng trống lớn bởi sự lo lắng sẽ lạc lỏng, không thể trốn thoát:
Sợ một mình bơ vơ trong một hoạt động nhiều người.
Sợ đám đông ồn ào.
Sợ đến những không gian rộng lớn như siêu thị, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại.
Sợ đi những phương tiện công cộng: xe bus, nhà ga, bến xe.
Chứng sợ đám đông này có thể làm người bệnh không dám ra khỏi nhà, cản trở rất nhiều đến các hoạt động hàng ngày.
Rối loạn lo âu chia ly
Rối loạn lo âu chia ly là nỗi sợ hãi, lo lắng khi phải chia xa những người đã gắn bó. Rối loạn này hay gặp ở trẻ em do chúng sợ rằng bố, mẹ sẽ không quay lại như đã hứa.
Tuy rối loạn này chủ yếu xảy ra ở trẻ em, thanh thiếu niên nhưng có thể xảy ra ở tuổi trưởng thành nếu xảy ra những sang chấn liên quan đến chia ly trong quá khứ.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) xảy ra khi người bệnh gặp phải ám ảnh nghiêm trọng như ám ảnh sạch sẽ, ám ảnh các đồ vật thẳng hàng ngay ngắn nên phải thực hiện những hành vi lặp lại một cách quá mức để giải quyết được ám ảnh này.
Tuy nhiên, những hành động như rửa tay, lau dọn nhà cửa sạch sẽ một cách thái quá, hay cắt các vật theo một tỉ lệ nhất định chỉ giải quyết tạm thời những ám ảnh này.
2 bình luận
Mới nhất
mình cũng hơi OCD dễ khó chịu cầu toàn nữa
rối loạn lo âu thật sự cần được quan tâm nhiều hơn