Rối Loạn Lo Âu

Em 17t, hiện sắp thi vào đại học. Em từng bị rối loạn lo âu dẫn đến mất ngủ tầm khoảng 1 năm trước, em luôn lo sợ rằng mình làm thứ này hay suy nghĩ như thế kia sẽ dẫn đến một kết quả không tốt trong tương lia, nên em luôn gồng mình bỏ bản thân vào một cái lồng an toàn và bắt ép bản thân trong đó, nhưng bản thân luôn sợ hãi, suy nghĩ rất nhiều về những thứ tồi tệ có thể xảy ra trong khoảng thời gian ấy nhưng sau khoảng đầu năm nay em đã thấy ổn ơn. Và bây giờ vì việc ôn thi khá áp lực và em lo lắng rất nhiều và mấy ngày trước em có rơi vào khủng hoảng tinh thần và hầu hết là lo lắng và tự trách bản thân. Hiện tại cứ mỗi lần em suy nghĩ là nhức đâu, bụng cồn cào, buồn nôn và nhức người, tim đập mệt. Em đã đi khám và bác sĩ bảo là rối loạn lo âu, mất ngủ. Em biết là cần phải thư giãn nhưng em không biết làm sao hết. Vì bây giờ em dường như chẳng có thời gian để chữa lành cho bản thân mình, và ngày thi đại học thì dần dần tiến đến. Em cần phải học với tần suất cao và ít có thời gian nghỉ. Em cũng rất muốn bản thân bình tĩnh nhưng giống như việc lo lắng nó luôn sức hiện để vô thức bảo vệ em ra những điều em xem là tồi tệ sẽ xảy ra. Em biết điều đó là không đúng nhưng cứ mỗi lần suy nghĩ dù không phải là chuyện học đi chăng nữa đầu lại nhức lắm nên em càng thêm buồn càng thêm lo. Em thậm chí vì điều này mà khó vào giấc ngủ, điều này em đã từng trải qua hơn mấy tháng và thực sự em rất sợ cảm giác đó. Em chẳng phải biết làm sao nữa, có ai giúp em với.


Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
14
6

Bài viết tương tự

6 bình luận

Em đang phải đối mặt với rất nhiều áp lực, và cảm giác lo lắng đó là điều dễ hiểu khi kì thi đại học đến gần. Tuy nhiên, việc lo lắng quá mức sẽ chỉ làm em mệt mỏi thêm mà không giúp ích cho kết quả học tập. Hãy thử dành một chút thời gian cho những hoạt động thư giãn ngắn như hít thở sâu, nghe nhạc nhẹ hoặc vận động nhẹ nhàng—điều này sẽ giúp cơ thể và tâm trí em cân bằng hơn. Em đang cố gắng hết sức, và điều quan trọng là giữ sức khỏe để có thể đạt kết quả tốt nhất! 💙😊

2 tháng trước
Thích
Trả lời
1

Chào em,

Sunnycare rất đồng cảm cùng em khi em đang phải đối diện với áp lực học tập và những lo lắng liên tục về tương lai. Việc em từng trải qua rối loạn lo âu và mất ngủ có thể khiến cơ thể nhạy cảm hơn với căng thẳng, đặc biệt trong giai đoạn ôn thi. Điều quan trọng nhất bây giờ không phải là cố gắng “ép” bản thân thư giãn, mà là tìm cách điều chỉnh suy nghĩ và cách học tập để giảm bớt áp lực lên tinh thần và cơ thể.

1. Lo lắng không phải là kẻ thù, nhưng em có thể kiểm soát nó

  • Khi em cảm thấy lo lắng, cơ thể đang cố gắng “bảo vệ” em khỏi những điều mà em nghĩ là tồi tệ, nhưng thực chất lo lắng quá mức có thể khiến em mất kiểm soát, thay vì giúp em làm tốt hơn.
  • Cảm giác nhức đầu, buồn nôn, nhức người, tim đập mạnh đều là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị stress kéo dài.
  • Em không thể loại bỏ lo lắng hoàn toàn, nhưng em có thể học cách quản lý nó để nó không chi phối quá mức.

🌿 Điều em có thể cân nhắc thực hiện:

  • Khi cảm giác lo lắng xuất hiện, hãy thử tạm dừng và hít thở sâu: Hít vào 4 giây – giữ hơi 4 giây – thở ra 6 giây. Điều này giúp hệ thần kinh bình tĩnh hơn.
  • Nếu em cảm thấy sợ hãi, hãy tự nhắc nhở bản thân: "Mình đã từng lo lắng như thế này trước đây, nhưng cuối cùng mình vẫn vượt qua được."
  • Không ép bản thân phải loại bỏ lo lắng ngay lập tức, mà thay vào đó học cách sống chung với nó một cách nhẹ nhàng hơn.

2. Tìm cách thư giãn trong chính lịch trình ôn thi của em

  • Em có thể nghĩ rằng “bây giờ không có thời gian để chữa lành cho bản thân”, nhưng thực ra càng căng thẳng, việc học càng kém hiệu quả.
  • Chữa lành không nhất thiết phải mất quá nhiều thời gian – nó có thể đơn giản là 5 phút mỗi ngày để làm điều gì đó giúp em cảm thấy tốt hơn.

🌿 Điều em có thể cân nhắc thực hiện:

  • Xen kẽ thời gian học với những phút nghỉ ngơi ngắn: Ví dụ, cứ học 50 phút thì nghỉ 10 phút để đi lại hoặc hít thở.
  • Tận dụng thời gian thư giãn có chủ đích: Khi ăn, khi tắm, khi chuẩn bị đi ngủ – thay vì suy nghĩ về bài học, hãy thử để tâm trí em thả lỏng một chút.
  • Ngủ đủ giấc là một phần của việc học hiệu quả: Dù bận rộn, em hãy cố gắng đảm bảo ít nhất 6-7 tiếng ngủ mỗi ngày, vì giấc ngủ giúp não bộ lưu trữ kiến thức tốt hơn.

3. Khi suy nghĩ tiêu cực xuất hiện – Em có thể làm gì?

  • Khi em tự trách bản thân hoặc lo lắng quá mức, hãy thử nhận diện xem suy nghĩ đó có thực sự hợp lý không.
  • Sự hoàn hảo không phải là điều cần thiết – điều quan trọng hơn là em đang tiến bộ từng ngày.

🌿 Điều em có thể cân nhắc thực hiện:

  • Khi suy nghĩ tiêu cực xuất hiện, hãy thử tự hỏi: "Liệu điều này có thực sự xảy ra không, hay chỉ là nỗi sợ của mình?"
  • Nếu cảm giác nhức đầu xuất hiện khi suy nghĩ quá nhiều, hãy thử đặt tay lên trán và nhắm mắt trong vài phút, hít thở chậm rãi để giảm áp lực.

4. Nếu em sợ mất ngủ, hãy thử điều chỉnh trước khi nó quay lại

  • Em từng trải qua mất ngủ kéo dài, nên nỗi sợ này có thể vô thức làm giấc ngủ của em bị ảnh hưởng.
  • Đừng cố ép mình ngủ – thay vào đó, hãy tạo điều kiện để giấc ngủ đến một cách tự nhiên.

🌿 Điều em có thể cân nhắc thực hiện:

  • Hạn chế ánh sáng xanh từ điện thoại và máy tính ít nhất 30 phút trước khi ngủ.
  • Tạo một thói quen thư giãn trước khi đi ngủ: Đọc sách nhẹ nhàng, nghe nhạc êm dịu, hoặc đơn giản là hít thở chậm.
  • Nếu em không ngủ được, thay vì nằm lo lắng, hãy thử ngồi dậy và làm một việc nhẹ nhàng như viết nhật ký hoặc nghe nhạc không lời.

5. Học cách chấp nhận và đối diện với những gì đang diễn ra

  • Em không cần phải cố gắng để mọi thứ hoàn hảo – chỉ cần làm tốt nhất trong khả năng của mình.
  • Nếu em cảm thấy quá tải, hãy nhớ rằng kỳ thi đại học không phải là đích đến cuối cùng – nó chỉ là một cột mốc trong hành trình dài phía trước.

Chúc em tìm lại sự bình tĩnh và có một quá trình ôn thi hiệu quả mà không quá áp lực. Nếu em cảm thấy quá tải, hãy cho phép bản thân có những khoảnh khắc nghỉ ngơi xứng đáng. Thành công không chỉ đến từ việc học nhiều, mà còn từ việc biết cách cân bằng và chăm sóc chính mình.

Viện Tâm lý Sunnycare

2 tháng trước
Thích
Trả lời
1
@VIỆN TÂM LÝ SUNNYCARE

em cũng không cảm thấy an toàn, em không biết nên dựa vào ai để tiếp tục và lý trí của em cũng bảo rằng nếu sống dựa vào ngkhac thì sẽ có ngày em còn bị sụp đổ tồi tệ hơn nữa. Em biết có lẽ vấn đề ở đây là em chẳng tin bản thân em, ai cũng nói em cần tin tưởng vào bản thân mình, nhưng thật sự là em không tin nổi bản thân có thể làm được chuyện ra hồn gì, em không dám tin tưởng vào chính mình vì những lúc em từng tin vào khả năng của mình thì luôn bị cuộc đời vả cho vài phát đau điếng người.

2 tháng trước
Thích
Trả lời
@VIỆN TÂM LÝ SUNNYCARE

sáng nay em cũng nhận ra rằng thật ra em cũng chưa gọi là đã từng vượt qua nó, có khoảng thời gian em chìm vào cảm giác cứ mỗi lần suy nghĩ về việc học hay học bài là sẽ buồn ngủ, buồn ngủ vô cùng luôn ạ và em mới nhận ra là những lúc đó em sợ bản thân em phải chịu phải những lo lắng như trước nên đưa bản thân vào trạng thái như thế. bây giờ khi đã ổn hơn một chút thì em bắt đầu thử lại và gặp tình trạng bây giờ về việc chấp nhận bản thân bị vấn đề về tâm lý, em cũng dần tập cho mình thói quen phải chấp nhận những thứ không hoàn hảo trong mình. nhưng em vẫn rất buồn và tuổi thân. vì một sai lầm nhỏ mà em đã đánh mất đi bản thân của ngày trước, một bản thân vô lo vô nghĩ chỉ có một mục tiêu học cho riêng mình. vậy mà giờ đây em phải chấp nhận sống trong những cơn rối loạn, không được như người bình thường, bạn cùng chăn lứa có thể vô ưu mà hưởng thụ cuộc sống vui có buồn có trong khi em phải nơm nớp lo sợ, quản lí tâm lý của bản thân mình mà không thể thỏa sức sống với những gì mà mình mong ước.

2 tháng trước
Thích
Trả lời

Cố lên em nhé tương lai đang chờ em phía trước

2 tháng trước
Thích
Trả lời
1
Em đang trải qua một giai đoạn khó khăn với lo âu và áp lực thi cử, điều này hoàn toàn bình thường, đặc biệt là ở độ tuổi của em. Để vượt qua tình trạng này, em cần chú ý đến một số biện pháp giúp giảm lo âu và cải thiện giấc ngủ:

Trước hết, hãy cố gắng thiết lập một thói quen học tập hợp lý. Chia nhỏ thời gian học và không nên học quá nhiều trong một lần. Việc này không chỉ giúp em tiếp thu kiến thức tốt hơn mà còn giảm bớt áp lực. Em cũng nên dành thời gian cho các hoạt động thư giãn như nghe nhạc, đọc sách hoặc tập yoga. Những hoạt động này có thể giúp em giải tỏa căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Ngoài ra, việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh cũng rất quan trọng. Hãy ăn nhiều rau củ, trái cây và uống đủ nước. Tránh xa caffeine và đồ uống có ga, vì chúng có thể làm tăng cảm giác lo âu. Em cũng nên đảm bảo ngủ đủ giấc, vì giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe tinh thần. Nếu cảm thấy quá tải, em có thể thử các kỹ thuật thư giãn như thiền hoặc hít thở sâu. Những phương pháp này giúp em kiểm soát cảm xúc và giảm lo âu hiệu quả. Nếu tình trạng của em không cải thiện, hãy xem xét việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý. Họ có thể giúp em tìm ra nguyên nhân gốc rễ của lo âu và cung cấp các phương pháp điều trị phù hợp. Cuối cùng, hãy nhớ rằng em không đơn độc trong cuộc chiến này. Nói chuyện với bạn bè hoặc người thân về cảm xúc của mình có thể giúp em cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Hãy tin rằng với thời gian và sự chăm sóc đúng cách, em sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn này.

2 tháng trước
Thích
Phản hồi
1
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!