🔥 Bài đăng hot nhất

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì? Dấu hiệu nhận biết

Chắc hẳn bạn đã từng nghe nhiều người nhắc đến hội chứng OCD rối loạn ám ảnh cưỡng chế, vậy hội chứng OCD là gì và dấu hiệu nhận biết như nào, cùng tìm hiểu với mình nhé:


Hội chứng OCD là gì?

OCD là hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Những người bị OCD thường có suy nghĩ ám ảnh và thực hiện các hành vi cưỡng chế để giảm căng thẳng.

  • Ám ảnh là những suy nghĩ, hình ảnh hoặc thôi thúc liên quan đến một vấn đề cụ thể mà xuất hiện một cách lặp đi lặp lại trong tâm trí, gây ra cảm giác lo âu, sợ hãi hoặc khó chịu. Cảm giác này thường không thể kiểm soát và gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
  • Hành vi cưỡng chế là những hành động lặp đi lặp lại mà họ cảm thấy buộc phải thực hiện, dù biết rằng chúng không thực sự cần thiết hoặc không có ý nghĩa thực sự. Chẳng hạn như một người có thể phải rửa tay liên tục hoặc kiểm tra cửa khóa nhiều lần trong một trình tự nhất định để giảm bớt cảm giác lo lắng.

OCD có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, làm suy giảm hiệu suất làm việc, học tập và giao tiếp xã hội. Điều quan trọng là cần nhận biết triệu chứng sớm và nhờ sự tư vấn của các chuyên gia tâm lý để điều trị cũng như kiểm soát tình trạng này hiệu quả.


Dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) còn được gọi là bệnh sạch sẽ quá mức, bệnh ngăn nắp. Bởi vì đây là 2 triệu chứng điển hình nhất của căn bệnh này.

  • Rửa tay quá kỹ
  • Xuất hiện cảm giác cần phải kiểm tra mọi thứ
  • Dọn dẹp nhà cửa theo nguyên tắc
  • Nỗi ám ảnh về những con số
  • Khả năng tổ chức tốt
  • Bị ám ảnh về tình dục
  • Luôn dằn vặt về các mối quan hệ
  • Ghét soi gương

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về OCD là gì cùng với những dấu hiệu nhận biết và cách chẩn đoán sẽ giúp người bệnh hiểu rõ tình trạng bệnh để tìm kiếm giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì? Dấu hiệu nhận biếtRối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì? Dấu hiệu nhận biết
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận

0 bình luận

Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!