Em năm nay 25t trước đây em đã có thời gian qhtd với nhiều ng để quên đi nyc và liên tục em muốn có người ở cạnh và e có quen 1 người mới nhưng ko
... Xem thêmNữ, 20 tuổi
Chào bác sĩ con hiện đang là sinh viên năm 3. Con trước đây là một người có chút nhạy cảm nhưng gần đây con cảm thấy mình bị nhạy cảm quá mức con luôn tự trách bản thân, khi giao tiếp với bạn bè hay người thân con luôn có xu hướng sợ làm người khác giận, con luôn suy nghĩ để ý quá nhiều về thái độ người khác đối với con ( trước đây con k có tình trạng này) con thường xuyên suy nghĩ tiêu cực đặc biệt khi con ở 1 mình đầu con k ngừng suy nghĩ nhưng cũng suy nghĩ rất tiêu cực , con còn hay khóc lóc vô cớ và k dừng lại được con cũng k biết tại sao con khóc , về sức khoẻ trong tầm 1 tháng trở lại đây con hay đau dạ dày, kho tho mặt lên mụn nhiều ở trán, đau đầu và hay choáng . Mong được bác sĩ tư vấn
2 bình luận
Mới nhất
Chào bạn,
Ngoài thân thể vật lý chiếm 20% năng lượng thì chúng ta còn có cơ thể tâm trí – chiếm 80% năng lượng. Tuy nhiên, chúng ta thường chỉ quan tâm tới việc cũng cấp chất dinh dưỡng nuôi dưỡng thân thể mà bỏ qua sức khỏe tinh thần, liên tục cho não bộ “ăn” những “thực phẩm” độc hại.
Những "thực phẩm" độc hại đó là gì?
Trong giai đoạn 0-5 tuổi, những đứa trẻ luôn cởi mở, đón nhận cuộc sống với sự hân hoan, thích thú và được người lớn chăm sóc cẩn thận. Nhưng càng lớn lên, chúng ta càng dễ sa đà vào lối sống tiêu cực, lười biếng, thích ăn đồ ăn nhanh/có ga/hóa chất có hại cho sức khỏe. Và đặc biệt sẽ tiếp xúc với nhiều thông tin tiêu cực, như.
- Cảm xúc tiêu cực: Tức giận, buồn chán, oán hận, lo lắng, hối hận…
- Hành động: Đánh, chửi mắng ai đó, chỉ trích…
- Lời nói: Chê bai, phê phán, nói dối…
- Hình ảnh: Bạo lực, không lành mạnh…
Sự tổn thương, nỗi sợ hãi, niềm tin giới hạn xuất hiện ngày một nhiều khiến cho chúng ta dễ dàng rơi vào trạng thái thiếu hụt/ mất kiểm soát cảm xúc. Vì bên trong tâm trí không vững vàng nên chúng ta sẽ có xu hướng tìm kiếm sự ghi nhận, khen ngợi từ bên ngoài.
Trong trường hợp của bạn đó là càng ngày bạn càng bị nhạy cảm quá mức, khi giao tiếp với mọi người thì sợ làm người khác giận, để ý quá nhiều về thái độ người khác đối với mình như thế nào.
Các vấn đề sức khỏe thân thể mà bạn chia sẻ (đau dạ dày, khó thở, đau đầu choáng váng và mặt nổi mụn) cũng đều có liên quan mật thiết tới lo lắng, căng thẳng kéo dài.
Nếu so sánh tâm trí con người như một khu vườn thì khu vườn của bạn đang khô héo, chứa nhiều rác thải cần được dọn dẹp, cải tạo để trở lại xanh tươi. Có một số phương pháp hiệu quả giúp bạn dọn dẹp khu vườn tâm trí của mình là: Thiền, thực hành lòng biết ơn, chữa lành đọc/nghe Ho’oponopono 108 lần mỗi ngày, đọc sách, tập luyện thể thao, suy nghĩ tích cực, tự nói lời yêu thương, động viên bản thân và mọi người xung quanh…
Những phương pháp này không khó thực hiện nhưng cần có một lộ trình phù hợp với tình trạng thực tế của bản thân và tinh thần kỷ luật đúng - đủ - đều. Chính vì vậy, để đạt hiệu quả mong muốn một cách nhanh nhất, bạn nên đồng hành với các chuyên gia tâm lý trị liệu để có người dẫn dắt, hướng dẫn cụ thể từng bước bạn nhé.
Chúc bạn tâm an – sống khỏe!
Chuyên gia Tâm lý trị liệu Nguyễn Thị Sơn Ca
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam
Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Tình trạng mà bạn đang mô tả có thể là dấu hiệu của một số vấn đề tâm lý như lo âu và áp lực tâm lý. Tuy nhiên, để có một đánh giá chính xác và đưa ra lời khuyên phù hợp, bạn nên tham khảo ý kiến của một bác sĩ chuyên khoa tâm lý hoặc tư vấn tâm lý. Họ sẽ có thể đánh giá tình trạng của bạn và đưa ra các phương pháp điều trị hoặc hỗ trợ phù hợp. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy đau dạ dày, khó tho, mặt lên mụn nhiều, đau đầu và choáng, bạn nên tham khảo ý kiến của một bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được kiểm tra và điều trị tình trạng sức khoẻ của bạn.Chuyên mục liên quan