🔥 Bài đăng hot nhất

Nóng ruột, bồn chồn là dấu hiệu bạn đang gặp vấn đề gì?

Cảm giác bồn chồn lo lắng là trạng thái nhiều người trải qua dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Hiện tượng bứt rứt trong người diễn ra thời gian dài báo hiệu nguy cơ về sức khỏe bị giảm sút. Vậy nên để tìm hiểu chi tiết về cảm giác này và giải quyết nhanh hiện tượng bất an thì hãy tìm hiểu thông tin ở bài viết dưới đây.

I -Cảm giác bồn chồn là gì?

Trạng thái bồn chồn được miêu tả là cảm giác khó chịu không yên, họ luôn cảm thấy trong người có điều vướng mắc, không thoải mái. Nếu không tìm ra hướng giải quyết thì cảm giác đó không chấm dứt hoàn toàn.

Dưới góc nhìn y học hiện đại, bứt rứt không yên là phản ứng vật lý làm cho thể chất và thần kinh căng thẳng. Khi cảm giác bồn chồn lo lắng diễn ra, nhịp tim và hơi thở tăng nhanh hơn bình thường, cáu gắt thì tâm trí không thể tập trung vào việc khác.

Khi cảm thấy bứt rứt trong người kèm với biểu hiện khó ngủ, giấc ngủ bị nhiễm loạn thì khả năng cao bị mắc bệnh rối loạn lo âu. Ví dụ trước khi thi, cuộc phỏng vấn, thuyết trình trước tập thể hay quyết định quan trọng mọi người cảm thấy bất an xen lẫn lo lắng.

Tuy nhiên trạng thái khó chịu này sẽ không kéo dài mà nhanh chóng biến mất sau một thời gian. Trường hợp cảm giác bất an, bứt rứt kéo dài mà không chịu tác động từ ngoại cảnh có thể báo hiệu bệnh lý.

Còn nếu bạn để ý thấy trong một khoảng thời gian dài thường xuyên cảm thấy bứt rứt, trong lòng bất an mặc dù không có hoặc ít có tác động từ ngoại cảnh thì hãy coi chừng. Việc này cảnh báo cơ thể đang đối diện với các vấn đề liên quan đến sức khỏe.

II - Nguyên nhân khiến trong người bồn chồn khó chịu

Để cải thiện cảm giác bồn chồn lo lắng người bệnh cần tìm ra yếu tố khởi phát các triệu chứng. Dựa vào các yếu tố, bác sĩ sẽ đề ra các giải pháp điều chỉnh phù hợp nhất.

1. Hội chứng suy nhược cơ thể

Ở những người bị suy nhược cơ thể, cảm xúc có diễn biến không ổn định. Người bệnh dễ nổi nóng, cáu gắt, hồi hộp đi kèm với cảm giác lo âu, bất an. Mức độ nghiêm trọng của hiện tượng sẽ căn cứ vào trạng thái của từng đối tượng người bệnh cụ thể.

Thậm chí có những trường hợp nặng xuất hiện các bất ổn về tinh thần, không kiểm soát hành vi dẫn đến bệnh trầm cảm. Lâu dần khi chứng bệnh không được cải thiện thì người bệnh sống với cảm giác tuyệt vọng, khép kín, hờ hững với những điều xảy ra.

2. Rối loạn lo âu và rối loạn liên quan

Rối loạn lo âu là chứng bệnh với biểu hiện đặc trưng là cảm giác sợ hãi quá mức với các sự việc, đối tượng xung quanh. Thậm chí bệnh nhân luôn trong trạng thái lo lắng với mọi tình huống không xác định nguyên nhân.

Khi cảm giác sợ hãi quá mức xâm chiếm sẽ khiến mọi người luôn trong trạng thái bồn chồn lo lắng, uể oải kéo dài. Họ luôn dành nhiều thời gian để suy nghĩ mọi việc theo hướng tiêu cực mặc dù điều đó không thể xảy ra.

Việc dành quá nhiều vào việc suy nghĩ, lo lắng các vấn đề diễn ra xung quanh khiến người bệnh ngủ kém, thiếu tập trung, không giữ được bình tĩnh. Chứng rối loạn lo âu phát triển theo từng mức độ như rối loạn lo âu lan tỏa, ám ảnh sợ hãi, ám ảnh cưỡng chế…

3. Hội chứng chân không yên

Chân không yên là bệnh liên quan đến hệ thần kinh không kiểm soát tạo ra các xung động ở chân. Lúc này người bệnh luôn trong cảm giác bứt rứt lo lắng ở chân gây khó khăn trong việc di chuyển hoặc ngồi cố định.

Để loại bỏ nhanh cảm giác bứt rứt ở chân thì mọi người có xu hướng đứng lên di chuyển liên tục. Tuy nhiên hành động này chỉ có hiệu quả tạm thời và người bệnh không thể duy trì lâu. Ngoài ra, chứng buồn chân xuất hiện trong lúc ngủ khiến giấc ngủ bị giảm sút, khó khăn khi di chuyển.

4. Bồn chồn trong người do bệnh cường giáp

Tuyến giáp là cơ quan nội tiết lớn trong cơ thể thực hiện công việc trao đổi chất và phát triển thể chất. Cảm thấy nóng ruột bồn chồn kèm cảm giác chân tay run, nhịp tim yếu đi kèm bướu cổ do người bị mắc bệnh cường giáp.

Ngoài ra, tuyến giáp hoạt động quá mức khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, mất sức, khó ngủ, bứt rứt, hay cáu gắt, khó chịu.

5. Gặp phải tác dụng phụ của thuốc

Khi sử dụng thuốc kéo dài và thường xuyên, tâm trạng cũng bị kích động, bứt rứt không yên. Các dòng thuốc điều trị bệnh tâm thần phân liệt và mất trí nhí nhớ như risperdal, fluanxol, haldol,... tạo nên hiện tượng chân không yên.

Ngoài ra, nhóm thuốc chống buồn nôn (reglan, thorazine, clozaril), thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp gây nên trạng thái bứt rứt lo lắng.

6. Stress, căng thẳng kéo dài

Khi cơ thể đối mặt với căng thẳng thì nồng độ hormone thay đổi đột ngột tạo ra chuyển biến về hành vi và thể chất. Thần kinh chịu sức ép lớn khiến người bệnh có cảm giác bồn chồn lo lắng, cáu gắt, nhanh tức giận.

Ngoài ra, hormone nội sinh biến đổi khiến thể chất người bệnh suy giảm. Người bệnh xuất hiện biểu hiện thiếu sức sống, uể oải, muốn dùng rượu bia, ăn uống không kiểm soát.

7. Rối loạn nhân cách hoang tưởng

Những người bị rối loạn nhân cách hoang tưởng luôn nghi ngờ vô căn cứ với mọi người, sự việc diễn ra xung quanh. Người bệnh cho rằng mọi người luôn có ý định xấu nên thường bất an, bứt rứt lo lắng khi bản thân bị lợi dụng.

Họ luôn cảnh giác với lời nói, việc làm của mọi người đồng thời dành nhiều thời gian để xác định mức độ gây hại xung quanh. Bên cạnh đó người bệnh có suy nghĩ lập dị, kỳ quặc, nhanh chóng nổi giận và thù địch với người đối diện.

8. Các nguyên nhân khác

Ngoài những yếu tố kể trên thì những thói quen về lối sống, chế độ ăn uống thường ngày cũng làm tăng nguy cơ gây cảm giác nóng ruột bồn chồn trong người.

  • Ngủ không đủ giấc, cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ khiến não bộ không được tái tạo năng lượng dẫn đến rối loạn hành vi, cảm xúc.
  • Người bị bệnh tật mạn tính, bệnh nan y hoặc có những áp lực trong cuộc sống đều có cảm giác bứt rứt bất an, lo lắng suy nghĩ nhiều.
  • Tiêu thụ nhiều đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường… khiến hormone adrenaline - hormone kích thích cảm giác tức giận, sợ hãi tăng lên nhanh chóng.

III - Các biểu hiện khi nóng ruột bồn chồn trong người

Hiện tượng bứt rứt lo lắng có thể mang cả những thay đổi về thể chất cũng như tinh thần. Mọi người sẽ thấy có những triệu chứng điển hình như sau:

  • Nhịp tim tăng nhanh, vã mồ hôi kèm chứng run rẩy, chân tay không yên.
  • Luôn ở trong trạng thái cáu gắt, dễ kích động, tức giận, sợ chết hoặc thiếu kiểm soát.
  • Thiếu sự kiên trì, khó tập trung làm việc gì đó.
  • Người mệt mỏi, mất ngủ, hay gặp những cơn ác mộng.
  • Có những ý nghĩ hoang tưởng, suy nghĩ kỹ quặc.
  • Ngủ kém, giấc ngủ chập chờn, mộng mị đồng thời lăn lộn trên giường mãi mà không ngủ được.

IV - Cách xua tam cảm giác bồn chồn lo lắng khó thở

Trong cuộc sống hiện đại có nhiều áp lực thì cảm giác bất an lo lắng xuất hiện gây ra nhiều biến đổi về cảm xúc. Thực tế có nhiều cách cải thiện cảm giác bứt rứt khó chịu trong người như:

1. Cung cấp các thực phẩm cần thiết

Lối sống thiếu khoa học là một trong những nhân tố dẫn đến trạng thái bứt rứt không yên, lo âu kèm khó ngủ. Bạn có thể cải thiện hiện tượng bứt rứt trong người thông qua chế độ ăn uống lành mạnh như:

  • Gia tăng nhiều rau xanh, trái cây như cà rốt, cải xoăn, súp lơ, rau mồng tơi đặc biệt thực phẩm bổ nã (cá hồi, thịt bò) để tránh hiện tượng đau nhức đầu, căng thẳng, lo lắng.
  • Uống trà thảo mộc: Hoạt chất tự nhiên trong thảo dược giúp đẩy lùi cảm xúc tiêu cực, dịu thần kinh, giảm căng thẳng, bất an lo lắng. Các dòng trà tốt cho sức khỏe được sử dụng nhiều như trà hoa cúc, trà hoa nhài, trà hỗn hợp…

2. Tránh dùng caffein

Khi uống nhiều bia rượu, hút nhiều thuốc lá vì nicotin có trong cồn cũng như những chất kích thích này sẽ tác động tiêu cực lên hệ thống thần kinh trung ương từ đó gia tăng cảm giác bứt rứt lo lắng. Vì vậy trong sinh hoạt hàng ngày bạn cần tránh xa cà phê, đồ uống nhiều cồn, chất kích thích để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

3. Rèn luyện các bài tập thể dục

Khi đối diện với cảm giác bồn chồn lo lắng bạn cần dành ra khoảng nửa tiếng để tập rèn luyện thể thao, thực hiện hoạt động yêu thích. Khi vận động hợp lý sẽ giúp giải tỏa mọi căng thẳng, phiền muộn, tâm trạng thư giãn không bứt rứt, lo lắng, đêm về ngủ ngon giấc.

Ngoài ra có thể hít thở sâu để cải thiện trí óc, giảm bớt căng thẳng khiến bạn hạn chế cảm giác bứt rứt lo lắng, ngủ ngon sâu giấc, giảm triệu chứng đau nhức. Đồng thời hạn chế học tập, làm việc với tần suất liên tục trong thời gian kéo dài vì dẫn đến căng thẳng.

Khi cơ thể chịu stress quá mức sẽ cảm thấy khó chịu trong người, lo âu, ngủ không ngon giấc. Vậy nên mọi người chỉ nên học tập hoặc làm việc từ 7 - 8 tiếng/ngày để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

4. Dùng thuốc điều trị bệnh lý

Các loại thuốc điều trị rối loạn tâm trạng, cảm xúc như dopamine, benzodiazepin, alpha-2 delta, Lexapro... Sử dụng nhóm thuốc khoa học sẽ cải thiện khí sắc, an thần đồng thời đẩy lùi cảm xúc bất an.

Ngoài ra các đối tượng có cảm giác bồn chồn lo lắng trong người cho gặp phản ứng phụ từ thuốc thì cần thay đổi liều dùng. Người bệnh cần tìm đến chuyên gia để cân đối lượng thuốc hoặc chuyển hẳn sang một loại thuốc mới.

Theo y học cổ truyền, cảm giác bứt rứt xuất phát từ nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là do cơ thể suy nhược, đuối sức. Suy nhược là căn bệnh toàn thân tác động đến thể chất và tinh thần gây suy yếu nghiêm trọng.

Khi mắc chứng suy nhược luôn có cảm giác mệt mỏi, ủ rũ kèm chóng mặt, đau đầu, bứt rứt, bất an. Lâu dần tâm trạng của người bệnh cứ vậy héo úa, tàn tạ đi, ảnh hưởng tới các mối quan hệ xung quanh.

Nhiều người lựa chọn điều trị suy nhược theo Đông y bởi an toàn, lành tính, chữa từ căn nguyên gốc rễ. Tuy nhiên có nhiều bài thuốc chữa suy nhược trên thị trường nhưng không đạt hiệu quả tối ưu.

Hiện nay các bài thuốc thuộc Đông y thế hệ 2, sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP tạo nên chuyển biến vượt trội. Viên suy nhược Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 của Dược phẩm Nhất Nhất giúp bồi bổ khí huyết, dưỡng tâm an thần.

Từ đó giúp mọi người giảm căng thẳng, ngủ ngon sâu giấc để tâm trí bình an. Người bệnh nên dùng đủ và đúng liệu trình từ 1 - 3 tháng để thay đổi cơ địa, phục hồi chức năng lục phủ ngũ tạng.

Khi lục phủ ngũ tạng hoạt động ổn định, âm - dương cân bằng thì thể chất mới khỏe mạnh. Lúc này sức khỏe tinh thần ắt thuận lợi, thư thái, sảng khoái, tràn đầy năng lượng, không vướng mắc lo âu.

5. Cười nhiều, giữ tinh thần vui tươi

Ngoài việc tổ chức lại lối sống, nếp sinh hoạt thì người bệnh có thể sử dụng mùi hương dễ chịu để tiến vào giấc ngủ, tái tạo năng lượng và ổn định tinh thần nhanh chóng. Mặt khác thông qua việc trò chuyện, chia sẻ nhằm kiểm soát các vấn đề cảm xúc hiệu quả.

Việc kết nối, giao lưu với mọi người còn làm dịu hệ thống thần kinh, loại bỏ cảm xúc tiêu cực lo lắng để bạn cười nhiều, suy nghĩ tích cực. Vì vậy để xua tan cảm giác khó chịu trong người bạn cần giữ năng lượng vui tươi để tinh thần thoải mái nhất.

6. Tập yoga hoặc thiền định

Thiền định là tư thế ngồi nghiêm giúp mọi người điều hòa cảm xúc, giải tỏa căng thẳng và gạt bỏ cảm xúc tiêu cực. Trong khi đó yoga là sự kết hợp giữa rèn luyện thể dục và ổn định tâm trí nhanh chóng.

Khi ứng dụng các bài tập yoga khoa học sẽ làm giảm hormone cortisol gây cẳng thẳng đồng thời lưu thông khí huyết, giảm nhẹ rối loạn tâm trạng. Lộ trình tập yoga và thiền định cần kết hợp với người có kinh nghiệm để tăng hiệu quả trị bệnh.

Cảm giác bồn chồn lo lắng khó chịu trong người cần chữa trị dứt điểm để không ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần và các mối quan hệ cuộc sống xung quanh. Người bệnh nên biết chính xác nguyên nhân gây nên chứng bứt rứt không yên nhằm lựa chọn giải pháp điều trị phù hợp.

Nóng ruột không chỉ là dấu hiệu của các bệnh lý thông thường mà đôi khi nó còn là điềm báo về một điều gì đó sắp xảy ra với bạn. Theo kinh nghiệm dân gian, theo tâm linh chỉ ra rằng, đây có thể là một điềm báo nóng ruột, dĩ nhiên điềm báo có thể là tin lành, cũng có thể là tin dữ. Và tin lành hay dữ tùy thuộc vào thời gian mà bạn bị nóng ruột.

1. Giải Mã Hiện Tượng Nóng Ruột

Song một số người tin các điềm báo trong giấc mơ hay ngoài đời thực điều ẩn chứa một điều gì đó, thậm chí có người còn nghĩ điềm báo chính là những lời gợi ý của người cõi trên báo về người trần thông qua các con số may mắn. Vậy với hiện tượng nóng ruột có thể phân chia theo khung thời gian để giải mã theo thuyết tâm linh

Nóng ruột từ: 23h – 01h sáng (giờ Tý)

Thời gian này mà bạn vẫn không ngủ được, thao thức và lo lắng, bồn chồn thì có nghĩa là điềm báo về chuyện tình cảm. Có thể ai đó đang vẫn nghĩ về bạn, có người đang chờ đợi bạn, họ thầm yêu nhưng không dám ngỏ lời, nếu bạn tinh ý hơn thì sẽ có thể nhận ra và nên duyên với người này.

* Nóng ruột từ: 01h – 03h sáng (giờ Sửu)

Giờ này mà bạn bất chợt tỉnh giấc và cảm thấy nóng hết ruột gan nghĩa là điềm báo có sự chẳng lành. Có thể bạn gặp tai nạn bất ngờ, vì thế bạn nhớ cẩn thận từ lời ăn tiếng nói cho tới hành động, chớ làm mất lòng ai đó vì lời vô ý của mình.

* Nóng ruột từ: 03h – 05h sáng (giờ Dần)

Nếu cảm thấy nóng ruột vào khoảng thời gian này điềm báo bạn sẽ được mời đi ăn uống, không mất tiền mà vẫn được nhận nhiều niềm vui sum vầy.

* Nóng ruột từ: 05h – 07h sáng (giờ Mão)

Hãy chuẩn bị chu đáo vì sắp có khách tới chơi nhà. Không chỉ được gặp gỡ người bạn lâu ngày mà họ còn mang tới cho bạn nhiều niềm vui, may mắn.

* Nóng ruột từ: 07h – 09h sáng (giờ Thìn)

Bồn chồn khó tả vào lúc này tức là sắp có niềm vui bất ngờ tới với bạn. Thậm chí có người đủ may mắn để trúng vé số, lúc này tài lộc sẽ tới không ngừng, hãy biết tận dụng chúng một cách khôn ngoan.

* Nóng ruột từ: 09h – 11h sáng (giờ Tỵ)

Nôn nao, khó chịu trong lòng trong khoảng thời gian này điềm báo bạn sẽ đối mặt không vui trong chuyện tình cảm. Hoặc bạn cảm nhận rõ có chuyện không lành về nhân duyên của mình ngay lúc này. Hãy xử lý vấn đề triệt để nếu không lòng bạn vướng vấn khôn nguôi.

* Nóng ruột từ: 11h – 13h sáng (giờ Ngọ)

Nóng ruột trong khung giờ này cho thấy tài lộc, tiền bạc đang tới, hãy chuẩn bị đón nhận và không được lãng phí tiền bạc đâu đấy nhé.

* Nóng ruột từ: 13h – 15h sáng (giờ Mùi)

Nóng ruột lúc này cho thấy bạn sắp gặp được người ưng ý tuy nhiên tình cảm của hai người khá chóng vánh, thế nên bạn đừng quá phiền lòng. Hãy xem như nhân duyên của hai người chỉ được có chừng đó và hai người sẽ phải tiếp tục quãng đường của mình để tìm ra người phù hợp hơn để kết duyên trăm năm.

* Nóng ruột từ: 15h – 17h sáng (giờ Thân)

Nếu cảm thấy bồn chồn trong khoảng thời gian này đồng nghĩa với việc có người từ xa về mang tới tin vui cho bạn.

* Nóng ruột từ: 17h – 19h sáng (giờ Dậu)

Có quý nhân phù trợ giúp đỡ bạn ngay khi cần hoặc có người sắp tới chơi nhà.

* Nóng ruột từ: 19h – 21h sáng (giờ Tuất)

Dự án béo bở mở ra trước mắt, có cân nhắc nhưng cũng đừng vì nghĩ nhiều mà đánh mất cơ hội lớn.

* Nóng ruột từ: 21h – 23h sáng (giờ Hợi)

Nóng nuột trong khung giờ này cho thấy sắp có sự chẳng lành, bạn nên cẩn thận từ trong lời ăn tiếng nói cho tới việc đi lại, không được vượt đèn đỏ, sang đường nhớ xi nhan… Ngoài ra, bạn cũng nên nhắc nhở người trong gia đình tuân thủ luật giao thông.

2. Nóng Ruột Có Thể Là Dấu Hiệu Của Bệnh Lý

Nhiều ý kiến cho rằng, hiện tượng nóng ruột không chỉ là dấu hiệu của các bệnh lý mà đôi khí nó còn là một điềm báo về một điều gì đó sắp xảy ra với bạn. Vậy nóng ruột là điềm gì hay chỉ là dấu hiệu bệnh lý? Theo y khoa, hiện tượng nóng ruột có thể là một dấu hiệu bệnh lý nếu như nó thường xuyên xuất hiên trong cơ thể bạn. Các căn bệnh có thể là nguyên nhân như:

+ Viêm loét dạ dày: Cơ thể nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra viêm loét dạ dày sẽ gây ra các triệu chứng như: đau bụng, nóng ruột, buồn nôn ợ hơi, chướng bụng…

+ Dị ứng thực phẩm: Nếu cảm giác nóng ruột, bụng cồn cào, đau tức xuất hiện ngay sau khi ăn thì có thể bạn đã bị dị ứng với thực phẩm. Dạ dày của bạn dị ứng với một số loại thực phẩm nào đó mà bạn chưa biết hoăc là do bạn ăn phải thực phẩm chứa chất bảo quản, độc hại chưa qua xử lý.

+ Cúm dạ dày: Cúm dạ dày cũng là một căn bệnh có thể gây ra triệu chứng nóng ruột, đau bụng, mệt mỏi, chán ăn

+ Rối loạn tiêu hóa: Tình trạng này được gây ra do stress, suy nghĩ hoặc lo lắng quá nhiều hoặc ăn nhiều thức ăn chua cay và chất béo.

* Các yếu tố làm tăng nguy cơ gây nóng ruột:

- Thuốc: Sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau nhóm NSAIDs trong thời gian dài, không đúng liều lượng làm tổn hại lớp lớp màng nhầy bảo vệ của dạ dày, gây ra viêm dạ dày.

- Uống nhiều rượu bia, hút thuốc, uống cà phê: Những yếu tố này làm tăng thêm cảm giác nóng rát vùng bụng

Ngoài ra, các yếu tố làm tăng nguy cơ tình trạng nóng ruột là do sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau trong thời gian dài, do uống nhiều rượu bia, hút thuốc, uống cà phê…

3. Những Linh Cảm Khác Bạn Nên Lưu Ý

Nhiều người thường nói linh cảm chính là “giác quan thứ 6″ bởi nó không phải là kết quả quá trình tư duy, nó nằm ngoài phạm trù logic và biện chứng. Trong vài trường hợp, linh cảm thật sự rất đúng và chính xác, do đó, bạn không nên lơ là bỏ qua khi có những linh cảm dưới đây:

– Linh cảm lo lắng cho người thân: Nếu bạn có linh cảm này có thể là điềm báo người thân bạn sắp hoặc đang xảy ra một vấn đề gì lớn, có thể là chuyện tan thương. Hãy quan tâm đến họ bằng cách gọi điện để xét tình hình và báo họ chú ý cẩn thận hơn.

– Linh cảm về công việc: Có thể nói đây là linh cảm nhiều người gặp phải và khi đối diện với sếp bạn cảm thấy rất lo lắng, căng thẳng. Đây là một điềm báo không may mắn. Linh cảm này không phải cho bạn biết là bạn sắp bị đuổi việc mà là công việc bạn sắp tới sẽ gặp một số trục trặc lớn, nếu không cẩn thận sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công ty của bạn, chính vì thế bạn cần cẩn thận hơn bạn nhé.

– Linh cảm mình đang bị phản bội, lừa dối: Đây là linh cẩm tồi tệ và bạn thường cảm thấy mình không còn có những cảm giác được yêu thương, trân trọng hay chiều chuộng nữa. Người đàn ông bên cạnh bạn thường có khuynh hướng hay phê bình, chỉ trích nhưng lại tránh những cuộc tranh luận. Nếu như bạn đã có những linh cảm này, hãy tìm ra sự thật và có những giải pháp đúng đắn nhất.

– Linh cảm gia đình đổ vỡ: Nếu gia đình bạn bình thường nhưng bạn lạu có linh cảm gia đình đỗ vỡ thì bạn nên cẩn trọng vò có thể có người thứ 3 sắp chen ngang vào cuộc sống gia đình của bạn. Bạn nên chú ý đề phòng người này, họ có thể khiến gia đình bạn tan vỡ đấy.

– Linh cảm không thoải mái trong chuyện tình cảm: Bạn nhận thấy rằng cả hai nói chuyện không hợp gu, khắc khẩu, hay không cùng một hướng… Hoặc khi bạn cảm thấy hay nghi ngờ chàng không thành thật lắm, bạn cảm thấy sợ hay e ngại khi tiếp xúc hay trở nên thân thiết hơn với chàng. Là phụ nữ bạn sẽ dễ dàng có được những linh cảm này, tốt hơn hết hãy suy tính kỹ và có những quyết định đúng đắn hơn về việc nên duy trì hay không bạn nhé.

Cảm giác bồn chồn lo lắng khó chịu trong người cần chữa trị dứt điểm để không ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần và các mối quan hệ cuộc sống xung quanh. Người bệnh nên biết chính xác nguyên nhân gây nên chứng bứt rứt không yên nhằm lựa chọn giải pháp điều trị phù hợp. Về tâm linh đây chỉ là thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chưa có bằng chứng khoa học nào kiểm chứng điều này. Hi vọng bài viết trên sẽ hữu ích để mọi người tham khảo.

Nóng ruột, bồn chồn là dấu hiệu bạn đang gặp vấn đề gì?Nóng ruột, bồn chồn là dấu hiệu bạn đang gặp vấn đề gì?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
348
7
6

6 bình luận

Chắc là điềm báo gì đó thôi chứ ko phải bệnh

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Có rất nhiều nguyên nhân nên mn phải xem thử do đâu nha

1 tháng trước
Thích
Trả lời

cảm giác âu lo căng thẳng kéo dài thì chúng ta cũng phải xem là nguyên nhân do gì, để mà giảm bỏ những lo âu đó

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Ê tui tin vào tâm linh nha, giác quan thứ 6 ấy, nó đúng lắm

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Tránh cà phê và thuốc lá vì có thể làm triệu chứng lo âu thêm trầm trọng nhé

1 tháng trước
Thích
Trả lời

thỉnh thoảng mình cũng có cảm giác bồn chồn bất an

1 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!