🔥 Bài đăng hot nhất

Nhạy cảm với âm thanh

Xin chào, mình là nữ năm nay 29 tuổi, mình gặp vấn đề về nhạy cảm với âm thanh và nó ngày càng trở nên trầm trọng đến mức có lúc mình bị kích động đến mức có ý muốn tự tử.


Lần đầu mình nhận thức vấn đề này là lúc mình tầm 12 13 tuổi, mình giật mình giữa đêm vì tiếng ngáy (dù đó là âm thanh ngày nào mình cũng nghe, vì người nhà mình ngáy to lắm). Hôm đó mình hoảng loạn đến mức, mình bịt tai, nằm co lại và mình chịu không được đến mức bật khóc. Và suốt thời gian đó đến gần đây thì chỉ dừng ở mức mình khó chịu, đầu bị choáng và mất tập trung. Thường là mình sẽ bật nhạc to hơn hoặc rời khỏi nơi đó thôi.


Nhưng khoảng 1 tuần nay, mọi chuyện khá tệ, mình bị nhạy cảm với tiếng ngáy trở lại, mỗi lần như mình sởn da gà, toát mồ hôi, mình hoảng loạn đến mất tập trung, mình khủng hoảng và sợ hãi âm thanh đó đến mức liên tục suy nghĩ về cái chết để thoát khỏi nó. Và không những là tiếng ngáy, một số âm thanh khác lặp đi lặp lại và âm thanh quá to đều ảnh hưởng tới mình. Mình khó chịu với cả những âm thanh bình thường hằng ngày (tiếng dép, tiếng điện thoại, tiếng chép miệng, tiếng ho, tiếng vòi nước, âm thanh nhiễu của thiết bị, tiếng máy lạnh hoạt động.... hoặc ai đó đang nói liên tục). Trước đây mình không gặp tình trạng này, và việc tự dưng mình bắt đầu khó chịu và phàn nàn về âm thanh đều bị người nhà mình phản ứng lại, họ cho rằng mình kì cục và thái quá... Mình không đang trong tình trạng stress hay lo âu đáng kể (so với trước đây), mình không có tiền sử trầm cảm hay gì cả.


Mình đã tìm hiểu và thử các biện pháp trấn an bản thân, bật nhạc thư giản, hít thở sâu,... nhưng dường như mình không vượt qua được, chỉ khi âm thanh đó kết thúc mình mới bình tâm lại được. Mọi chuyện như đột ngột ập tới và tấn công mình vậy, mình thật sự mệt mỏi.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
45
2
5

5 bình luận

hồi đó mình cugx hay bị giật mình lúc 3h rồi 5h sáng đồ á mà ko biết sao h tự hết á, chả hiểu nữa

3 tháng trước
Thích
Trả lời

mấy người như này thấy khổ sở dữ luôn, chỉ một tiếng động nhỏ cũng dễ làm người đó giật mình nữa

3 tháng trước
Thích
Trả lời

Bạn thân mến,

SUNNYCARE thấu hiểu những bất tiện bạn đang trải qua, hẳn âm thanh này sẽ khiến bạn khó chịu, mệt mỏi, muốn bỏ trốn hoặc muốn muốn tiếng động ấy dừng lại ngay tập tức. Nếu để kéo dài có thể khiến bạn gặp tình trạng nghiêm trọng hơn như cơn thịnh nộ, tức giận, hoảng loạn, sợ hãi, đau khổ hoặc thậm chí có ý định tự tử để kết thúc những mệt mỏi do âm thanh kích hoạt gây ra. Điều này sẽ gây nhiều trở ngại cho cuộc sống của bạn.

Đễ hỗ trợ cho bạn trong trường hợp này, SUNNYCARE đề xuất bạn thăm khám để được chuyên gia hỗ trợ chuyên sâu. Một số liệu pháp trong tâm lý đã được chứng minh và trên thực tế đã có nhiều bạn vượt qua chứng nhạy cảm âm thanh có hiệu quả, nhưng cần tiến trình trị liệu lâu dài và có sự đồng hành sâu sắc của chính bạn cùng chuyên gia tâm lý để cải thiện tình trạng này.

Bên cạnh đó, SUNNYCARE gợi mở đến bạn một số giải pháp nhanh để bạn tự trấn an và vươt qua.

- Hạn chế âm thanh gây kích hoạt được truyền đến. Bạn có thể tạo môi trường yên tĩnh bằng cách tận dụng máy tạo tiếng ồn trắng hoặc tạo không gian ngủ riêng biệt, dùng tai nghe chống ồn hoặc gối đệm cách âm.

- Sử dụng âm thanh mà bạn thấy dễ chịu để điều hòa sự khó chịu bởi âm thanh kích hoạt. Ví dụ như âm thanh của mưa, thiên nhiên, tiếng đàn...

- Duy trì các biện pháp thư giãn bạn đang thực hiện như hít thở sâu, thiền tĩnh tâm. Vận động thể dục thể thao, tạo phong cách sống lành mạnh, khoa học và duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối.

- Lên lịch ngủ có tổ chức, tạo môi trường ngủ thư giãn

- Chia sẻ với những người bên cạnh một cách chân thành và tìm kiếm giải pháp hiệu quả tối ưu. Bạn không cần phải tự mình chịu đựng, SUNNYCARE luôn sẵn lòng đồng hành cùng bạn bất cứ khi nào.

Chúc bạn sức khỏe và bình an!

Viện tâm lý SUNNYCARE

3 tháng trước
Thích
Trả lời

với tình trạng nặng này bạn nên đi bác sĩ

3 tháng trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Tình trạng nhạy cảm với âm thanh mà bạn đang gặp phải có thể là một dạng rối loạn nhạy cảm với âm thanh. Đây là một vấn đề nghiêm trọng và cần được chẩn đoán và điều trị bởi chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa. Để giúp giảm triệu chứng, bạn có thể thử các phương pháp thư giãn như yoga, thiền, hoặc tập thể dục đều đặn. Tuy nhiên, việc tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ chuyên nghiệp là rất quan trọng trong trường hợp của bạn. Đừng ngần ngại tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Chúc bạn sớm khắc phục vấn đề của mình và giữ gìn sức khỏe tốt!
3 tháng trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!