Em năm nay 14 tuổi đang học lớp 9 cũng là cuối cấp nhưng mà mình áp lực về việc ngày nào cũng đến trường, đến lớp vì 1 phần mình có thành tích học
... Xem thêmNgười mẹ ái kỷ luôn so sánh và áp đặt vấn đề tài chính lên mình
Từ lúc mình học cấp 3, mẹ mình luôn muốn khoe với mọi người mình đã thi đậu vô 1 ngôi trường giỏi và lý do là do bà quản lí tôi chặt chẽ, nên tôi có thể đậu vào, chứ ko phải năng lượng của tôi. Tuy nhiên, khi ở nhà với tôi bà hay bảo nhìn đứa này đứa kia đã nghỉ học, đi làm công nhân và đem tiền về đưa hết cho gia đình. Với người ngoài bà luôn muốn tạo hình tượng tôi là 1 đứa trẻ có 1 môi trường phát triển vượt trội, nhưng với tôi, từ lâu tôi đã bị nặng đầu vì những tư tưởng mang tiền về đó.
Đại học, tôi thi đỗ 1 trường công với học phí khá rẻ 4-5tr/ học kì, sở dĩ tôi muốn thi vào vì học phí này tôi có thể đi làm và tự chi trả, ko cần phải xin ai để rồi bị la mắng. Tôi đã trải qua 4 năm làm và học, nhưng mẹ tôi lại tiếp tục so sánh mức tiền tôi với người ra trường, luôn vòi những phần tiền với những ngày lễ. Và bà luôn kể với người ngoài đã rất vất vả để lo tôi ăn học đại học ?
Khi ra trường, mức so sánh của bà dần cao hơn. Bà so sánh ngành nghề của tôi với những ngành kĩ thuật của nam. So sánh mức lương mới ra trường và người đi làm 5-6 năm. Những ngày tôi sắp lãnh lương thường nhà luôn có không khí mệt mỏi, khó chịu. Bà luôn bảo người ngoài con bà làm bao nhiêu là cho nó giữ hết , nhưng thực ra mỗi ngày bà luôn tạo dựng mọi câu chuyện với chủ đề lương con cái 100% là của bố mẹ thì mới là có hiếu.
Nhiều lần tôi nghĩ tới việc ra ở riêng, và đã ngỏ lời. Nhưng mẹ tôi lại sợ người ngoài nói ra vào về vấn đề con cái bỏ đi làm bà hổ mặt. Bà nói khi tôi đi thì sẽ làm tôi sống ko yên, từ nơi làm việc, tới chỗ ở.
Thực sự giờ tôi cũng ko biết làm gì, chỉ lặng lẽ làm tích góp, đầu tư có 1 khoảng. Rồi lấy chồng để có 1 cái cớ hợp lý và rời đi.
3 bình luận
Mới nhất
Mình cũng đang bị tình trạng như bạn ạ, mình cũng sống trong một tư tưởng "con cái phải biết báo hiếu cha mẹ" NHƯ CON NGƯỜI TA. Mẹ mình cũng KHÔNG chấp nhận gì ngoài TIỀN! Vì vật chất luôn luôn là thứ mẹ mình coi trọng á. Lúc nào mình cũng bị mẹ mang ra so sánh với con người ta thật sự rất áp lực.
Nhưng mà dần thì mình mới nhận ra là mình đã làm RẤT TỐT so với bạn bè đồng trang lứa rồi, nên việc mẹ có trách móc hay nói xấu mình với mọi người thì mình cũng chả quan tâm nữa ý. Nên là mình cảm thấy bạn đang làm có khi còn tốt hơn mình, vì mình không đưa 100% lương, mình chỉ cung cấp nhu cầu thiết yếu cơ bản cho gia đình: tiền điện, tiền nước, nhu yếu phẩm cần thiết sử dụng cho gia đình,... Trước đó mình cũng có cho riêng ba và mẹ mỗi người 1tr/tháng nhưng vì một số lí do không tiện nói nên mình cắt hẳn tiền này luôn.
Mình tập trung tiền vào nâng cấp bản thân, yêu thương bản thân, tích cóp tiền để sau không phụ thuộc gia đình.
Mình nghĩ bạn nên mạnh mẽ hơn nếu bạn không hài lòng về bất cứ điều gì đó á, cứ thẳng thắn chia sẻ, có thể mẹ bạn sẽ có thái độ không tích cực, thậm chí là ghét bạn, nhưng mình nghĩ mình không thương mình thì không ai thương mình đâu bạn ơi. Đôi khi bạn phải nhẫn tâm rời bỏ một số mối qaun hệ độc hại xung quanh mình á, nếu không bỏ hẳn được thì cứ quán triệt rồi hạn chế nha bạn.
Mình vẫn hay tự nhủ "Đôi khi gia đình không phải là nơi để về". Đôi khi gia đình không hẳn là gia đình :) Mặc dù nghe hơi buồn nhưng mà mình thấy đúng với mình ý.
Chúc bạn mạnh mẽ!
Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Tôi rất tiếc về những khó khăn và áp lực mà bạn đang phải đối mặt trong gia đình. Việc bị so sánh và áp đặt vấn đề tài chính lên mình có thể gây ra căng thẳng và ảnh hưởng đến tâm lý của bạn.:Đầu tiên, hãy hiểu rằng bạn không phải là nguyên nhân của những áp lực này. Đó là quyết định và suy nghĩ của người khác và không phản ánh giá trị thực sự của bạn. Bạn có quyền tự do và quyền lựa chọn con đường phát triển của mình.
Để giải quyết tình huống này, hãy thử áp dụng một số cách sau đây:
Trò chuyện với mẹ của bạn: Hãy thảo luận một cách trực tiếp và chân thành với mẹ của bạn về cảm xúc và áp lực mà bạn đang trải qua. Hãy diễn đạt rõ ràng rằng bạn cảm thấy không thoải mái với việc bị so sánh và áp đặt vấn đề tài chính lên mình. Cố gắng tìm hiểu lý do mẹ của bạn có những suy nghĩ và hành động như vậy và cùng nhau tìm ra giải pháp hợp tác.
Thiết lập giới hạn: Đặt ra những giới hạn rõ ràng với mẹ của bạn về việc so sánh và áp đặt vấn đề tài chính. Hãy nói rõ rằng bạn muốn được đánh giá và đánh giá dựa trên năng lực và thành tựu của riêng bạn, không phải so sánh với người khác.
Tự tin và tự trọng: Hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và biết rằng bạn đang đi trên con đường phát triển của riêng mình. Tự trọng và tự tin sẽ giúp bạn vượt qua những áp lực và so sánh không cần thiết.
Tìm sự hỗ trợ từ người thân khác: Nếu bạn cảm thấy không thoải mái trong gia đình, hãy tìm sự hỗ trợ từ người thân khác như anh chị em, bạn bè hoặc người tin cậy. Họ có thể cung cấp cho bạn sự khích lệ và lời khuyên để vượt qua tình huống này.
Tìm kiếm sự động viên từ bên ngoài: Nếu cảm thấy cần thiết, bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý như nhà tâm lý học hoặc tư vấn viên gia đình. Họ có thể giúp bạn xử lý và vượt qua những áp lực và tình huống khó khăn trong gia đình.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng bạn có quyền tự do và quyền lựa chọn con đường phát triển của mình. Hãy tập trung vào việc xây dựng sự tự tin và định hướng cho tương lai của bạn. Chúc bạn tìm được giải pháp phù hợp và thành công trong cuộc sống!
Chuyên mục liên quan