Em năm nay 25t trước đây em đã có thời gian qhtd với nhiều ng để quên đi nyc và liên tục em muốn có người ở cạnh và e có quen 1 người mới nhưng ko
... Xem thêmNgộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 66 tuổi vào cấp cứu trong tình trạng xuất hiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, run chân tay.
Trước đó, trong quá trình nhổ răng, bệnh nhân có sử dụng 2 ống Lidocain 2% tê tại chỗ; các dấu hiệu sinh tồn và các chỉ số xét nghiệm cơ bản đều trong giới hạn bình thường.
Bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi ngộ độc thuốc tê Lidocain sau nhổ răng. Ngay lập tức, bệnh nhân được truyền tĩnh mạch nhũ tương lipid 20%, theo dõi sát tình trạng ý thức và huyết động.
Sau khi dùng thuốc 15 phút, các triệu chứng lâm sàng khiến bệnh nhân khó chịu hết hoàn toàn. Bệnh nhân được chuyển lên Khoa Dị ứng tiếp tục theo dõi và điều trị.
Bệnh nhân may mắn được cấp cứu đúng cách và kịp thời nên tránh được những hậu quả đáng tiếc. Tuy nhiên, tình trạng ngộ độc thuốc tê luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm (ngộ độc thuốc tê, phản vệ với thuốc tê, hội chứng sợ hãi).
Ngộ độc thuốc tê nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Vì vậy, việc hiểu biết về những dấu hiệu nhận biết sớm và những biện pháp cấp cứu kịp thời bệnh nhân ngộ độc thuốc tê là rất quan trọng, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong. Để phòng ngừa ngộ độc thuốc tê, cần lưu ý một số thông tin sau:
Những đối tượng có nguy cơ cao ngộ độc thuốc tê:
- Trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
- Bệnh nhân thể trạng nhỏ.
- Tuổi cao, suy yếu.
- Suy tim, thiếu máu cơ tim.
- Bệnh gan.
Nhận biết bệnh nhân ngộ độc thuốc tê:
Hệ thần kinh trung ương:
- Kích thích (bồn chồn, lo lắng, kêu la, giật cơ, co giật).
- Ức chế (ngủ gà, hôn mê hoặc ngừng thở).
- Không đặc hiệu (miệng có vị kim loại, tê quanh miệng, nhìn đôi, ù tai, chóng mặt).
Hệ tim mạch:
- Giai đoạn đầu có thể có: Tăng huyết áp, mạch nhanh, loạn nhịp thất…
- Giai đoạn sau: Tụt huyết áp tiến triển; Block dẫn truyền, nhịp tim chậm, vô tâm thu; Loạn nhịp thất (nhanh thất, rung thất, xoắn đỉnh, vô tâm thu).
Do đó, cần theo dõi bệnh nhân trong quá trình tiêm và sau khi tiêm. Các triệu chứng ngộ độc trên lâm sàng có thể xuất hiện chậm sau 30 phút hoặc muộn hơn. Cần giao tiếp thường xuyên với bệnh nhân để phát hiện sớm các dấu hiệu ngộ độc.
Vậy nên dù là tiêm, truyền gì thì cần phải chú ý theo dõi sát sao tránh việc sốc thuốc, ngộ độc thuốc nhé mọi người.
8 bình luận
Mới nhất
thuốc tê cũng gây ngộ độc luôn á, ui nguy hiểm phết nhỉ
thế nên mình đi nhổ răng là vào viện, chứ k dám nhổ ở ngoài
nghe sợ quá, mình mới nhổ răng đây