🔥 Bài đăng hot nhất

Một phần trống trong tim

Tôi cứ nghĩ rằng mẹ tôi đã nhận ra căn bệnh tâm lý của tôi và luôn quan tâm tới tôi cho đến khi tôi nghe được câu nói từ chính người mẹ thân yêu của mình :"Nuôi ăn học cho đã sau này lớn lên cũng phản chủ", "Mày dám đe doạ, thách thức tao đấy à?", "Mày làm vậy để cho người ta tưởng mày giỏi à? Mày là đứa hèn nhát! Mày là đứa sợ thiên hạ"... Nghe vậy tôi chỉ biết câm nín và im lặng, cố gắng ôm trọn từng chữ một vào người mình... Tôi phải làm sao để vượt qua tình huống trên nhỉ?

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
11
2

2 bình luận

Chào bạn thân mến, tôi xin chân thành chia sẻ những cảm xúc tổn thương mà bạn đang trải qua. Tôi cũng đã từng là nạn nhân của sự chỉ trích tương tự. Việc gặm nhấm những tổn thương này đã từng khiến tôi quằn mình bước đi trong cuộc đời một cách nặng nề, cho đến khi tôi nhận ra việc làm này không có lợi cho bản thân tôi và cuộc đời tôi. Kể từ đó tôi đã thay đổi. Tôi học cách đón nhận sự việc một cách thông minh hơn.


Bạn thân mến ơi, 99% vấn đề trong cuộc sống đến từ việc giao tiếp sai cách, chúng ta giao tiếp sai cách với bản thân và với người khác. Chúng ta đã không biết nói ra điều mình mong muốn. Chúng ta luôn nói rất nhiều về những điều mình không mong muốn. Không phải ai cũng biết cách bày tỏ những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân trong sự bình an, không phải ai cũng biết cách nói ra mong muốn của mình với người khác, có nhiều khi chính chúng ta cũng không thực sự rõ ràng về mong muốn của bản thân, không phải ai cũng biết lắng nghe hay nói lời khích lệ.


Cuộc sống luôn có những thử thách tạo áp lực rất lớn lên mỗi chúng ta, do không biết các xử lý nội tâm nên áp lực đó không ngừng tích tụ cho đến khi quá căng thẳng thì cảm xúc vỡ đê, khi đó con người ta sẽ đổ mọi loại tiêu cực của mình lên người bên cạnh, thậm chí là những người họ yêu thương một cách không kiểm soát, để rồi sau đó trong tâm họ lại sinh ra hối hận. Tôi tin rằng bạn cũng nhìn thấy mình trong vấn đề này. Theo cách này, vòng lặp tiêu cực chuyển di từ người này sang người kia khiến chúng ta cứ luôn là nạn nhân của những nạn nhân.


Vậy nên, hãy ngừng việc lấy lỗi của người khác mà dày vò bản thân. Điều này không tốt cho bản thân và người xung quanh một chút nào. Những lời nói tiêu cực trong trạng thái tâm trí vỡ đê mất kiểm soát đó nên được chuyển hoá và kết thúc ở chỗ bạn. Ngôn từ chỉ thể hiện 10% hàm ý của người nói. Bằng cách chỉ nghe mà không cho rằng mẹ đang cố ý chỉ trích làm bạn tổn thương đau khổ thì bạn sẽ có cách nắm bắt 90% hàm ý mẹ muốn chuyển tải đến mình. Khi bạn chỉ nghe mà không bị dính mắc với ý nghĩa của ngôn từ, tâm trí bạn sẽ bình an hơn.


Sau đó, bạn hãy tìm cơ hội trò chuyện với mẹ. Nói cho mẹ hiểu những lời nói đó có thể làm bạn tổn thương và tiêu cực hơn nhường nào, hãy hỏi xem mẹ đang mong đợi điều gì ở bạn khi nói những lời đó, và chia sẻ với mẹ rằng bạn mong muốn được nghe những lời chỉ bảo hướng dẫn ra sao…Bằng cách bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân, làm rõ mong muốn của mình và của đối phương để tìm giải pháp chung, chúng ta có thể tránh được những cuộc xung đột không đáng có bên trong nội tâm lẫn mối quan hệ bên ngoài. Bằng cách hỏi một cách chân thành và lắng nghe tích cực chúng ta hiểu nhau hơn và có cơ hội phát triển mối quan hệ hoà hợp hơn. Tôi xin chúc bạn bình an nội tâm để đón nhận mọi tình huống và xử lý vấn đề theo cách có lợi cho bạn và cuộc đời bạn và cho những người bạn yêu thương nhé.


Trân trọng biết ơn bạn.


Chuyên gia Tâm lý trị liệu Trần Thị Hạnh Dung

Trung tâm Tâm Lý Trị Liệu NHC Việt Nam

8 tháng trước
Thích
Trả lời
1

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Tôi rất tiếc về những trải lòng mà bạn đã chia sẻ. Tình huống mà bạn đang đối mặt có vẻ rất khó khăn và đau lòng. Để vượt qua tình huống này, có một số điều bạn có thể thử:
  1. Tìm sự hỗ trợ tâm lý: Tìm một người tin cậy để chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Điều này có thể là một người thân, bạn bè, hoặc người tư vấn chuyên nghiệp. Họ có thể giúp bạn hiểu và xử lý tình huống một cách tốt hơn.

  2. Tự yêu thương và chăm sóc bản thân: Hãy nhớ rằng bạn xứng đáng được yêu thương và quan tâm. Hãy dành thời gian để chăm sóc bản thân, làm những điều mà bạn thích và mang lại niềm vui cho mình.

  3. Xây dựng lòng tự tin: Hãy tin tưởng vào khả năng của mình và không để những lời chỉ trích của người khác ảnh hưởng đến lòng tự tin của bạn. Hãy tập trung vào những thành công và tiến bộ mà bạn đã đạt được.

  4. Tìm hiểu về bệnh tâm lý: Nếu bạn nghĩ rằng mình có căn bệnh tâm lý, hãy tìm hiểu thêm về nó để hiểu rõ hơn về tình trạng của mình. Điều này có thể giúp bạn tìm kiếm sự hỗ trợ và điều trị phù hợp.

  5. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người thân: Nếu bạn cảm thấy thoải mái, hãy thử trò chuyện với người mẹ của bạn về những cảm xúc và suy nghĩ của mình. Đôi khi, việc chia sẻ và thảo luận có thể giúp cải thiện mối quan hệ và hiểu nhau hơn.

  6. Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp: Nếu tình huống trở nên quá khó khăn và bạn cảm thấy không thể tự vượt qua, hãy tìm đến một chuyên gia tâm lý hoặc nhà tư vấn để được tư vấn và hỗ trợ.

Nhớ rằng mỗi người có cách riêng để vượt qua tình huống khó khăn. Hãy tìm ra những phương pháp và giải pháp phù hợp với bản thân bạn. Chúc bạn sớm tìm được sự hỗ trợ và vượt qua tình huống này.

8 tháng trước
Thích
Phản hồi
1
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!