Gợi ý những quyển sách hay đáng để đọc
Dạo này em đang thất nghiệp ở nhà ạ, thay vì cuống cuồng tìm lại công việc mới thì em đang
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Em năm nay là 22 tuổi và em là 1 người overthinking . em bị overthinking từ năm thứ 3 đại học . Em luôn cảm thấy lo lắng và luôn roi vào vong luẩn quẩn và suy nghĩ rất nhiều , nhiều khi em đã nghĩ tới tự tử vì cảm thấy mệt mỏi và muốn từ bỏ . Nhiều khi em ko có giấc ngủ trọn vẹn chỉ vì lo lắng và suy nghĩ nhiều . BS và mọi người ơi em phải làm sao đây ??
6 bình luận
Mới nhất
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
chào mn vẫn là em chàng thanh niên 22 tuổi là một người overthinking đây ạ . sau một khoảng thời gian tìm cách để ổn định hơn , giờ đây em đã đỡ hơn nhiều những suy nghĩ về tự tử đã không còn nhưng đôi khi suy nghĩ muốn từ bỏ của em vẫn hiện ra trong đầu em . Hiện tại em đang đi làm ,nhiều khi công việc khiến em thấy lo lắng và luôn trong tình trạng bất an và luôn nghĩ bản thân phải cố gắng sống sót qua từng ngày . Điều đó làm em thấy khá mệt mỏi vào mỗi buổi sáng thức dậy . Thưa bác sĩ và mn , em phải làm sao ạ ?
Xin chào em, cảm ơn em vì đã biết quan tâm và cởi mở chia sẻ về sức khỏe của mình. Chị biết em đang có nhiều điều còn trăn trở và những suy nghĩ những nút thắt bối rối trong lòng. Chúng ta hãy cùng ngồi bình tĩnh lại và chị tin rằng sẽ luôn có cách để tháo gỡ và giải quyết.
Để có thể hiểu hơn về những điều mà em đang lo lắng và suy nghĩ rất nhiều dẫn tới việc tự tử mệt mỏi hoặc cảm thấy từ bỏ thì việc tốt nhất là cần phải tìm hiểu về nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
Em có thể viết ra giống như viết nhật ký tất cả những điều mà mình đang lo lắng và suy nghĩ trong lòng. Cách này có thể giúp em giải tỏa bớt những suy nghĩ đó xuống những trang giấy viết.
Sau đó em cần tổng hợp và nhìn nhận lại điều gì đã khiến cho em suy nghĩ nhiều như vậy:
Nếu bản thân em chưa tự có thể giải quyết vấn đề của chính mình thì có thể chia sẻ những khó khăn mà em đang trải qua với những người đồng hành cùng mình như cha mẹ hoặc bạn bè hoặc tìm tới những chuyên gia uy tín để cùng tìm giải pháp.
Và việc lựa chọn chia sẻ điều này với một người có chuyên môn uy tín hoặc có thể sẵn lòng chia sẻ lắng nghe những điều mà em còn lo lắng là một việc rất tốt. Bởi khi chúng ta có phương pháp đúng, chúng ta sẽ dễ dàng tìm thấy chìa khóa để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và phương pháp đúng đắn có thể giúp cho em nhìn ra một cách rõ ràng hơn về bức tranh tổng thể và đâu là những mối nút thắt hoặc bối rối của em. Từ đó cũng có thể đưa ra những phương pháp những cách thức để em có thể thấu hiểu nhận biết và giải quyết vấn đề. Các chuyên gia sẽ thiết kế cho em một liệu trình phù hợp để bạn thoát ra khỏi trạng thái tiêu cực đó, để sống một cuộc sống tích cực, vui vẻ, lạc quan.
Việc thứ hai mà bạn có thể làm đó là hãy chăm sóc thật tốt cho bản thân mình. Hãy ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, hãy dành 15-30 phút trong ngày để vận động. Vận động ở đây có thể là chạy bộ, hoặc mở nhạc lên nhảy theo một điệu nhạc nào đó, hoặc tập thể dục tại chỗ. Việc vận động về thể chất là một trong những phương pháp giải tỏa căng thẳng trong nội tâm của mình rất hiệu quả.
Chúc em sớm tìm được sự bình an và niềm vui trong cuộc sống của mình.
Chuyên gia Tâm lý trị liệu Phạm Thị Hiền
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam
do năng lượng của em đang dồn vào bên trong nhiều quá đó. Em hãy thử giải phóng ra ngoài, chẳng hạn: chạy bộ, bơi lội, chơi cầu lông, nhảy dây... hoặc học 1 kỹ năng mới, như vẽ, làm gốm... Em hãy viết ra những gì em làm được trong hôm nay, những gì em muốn làm vào ngày mai. Và nên nhớ em có 1 cuộc sống bình thường thôi, nhưng lành lặn tay chân, có mái nhà che nắng mưa... đã là hạnh phúc hơn rất nhiều người. Hãy tin tưởng bản thân và tin yêu lấy cuộc sống của mình nhé.
Sắp xếp đi khám bác sĩ bạn nha, đừng tự mình gồng, suy nghĩ nhiều, tiêu cực dễ dẫn đến trầm cảm lắm
Mình nghĩ bạn nên gặp bác sĩ tâm lý, chuyên gia sẽ giúp bạn, nên gặp sớm nhé bạn