Mỗi khi đi học tôi không thể tập chung hay

Mỗi khi đi học tôi không thể tập chung hay ghi nhớ quá nhiều thứ

Tôi cũng kh học thuộc nổi 1 bài văn

Tôi còn bị viêm tai giữa và 1 tai không nghe được nên mất cân bằng với mọi thứ

Tôi cũng không thể chạy nổi 1 vòng sân khi học thể dục

Tôi còn sợ hãi khi bị bắt lên kiểm tra bài cũ

Tôi sợ khi phải lựa chọn việc dơ tay lên trả lời dù biết đáp án

Tôi sợ hãi những người tôi không quen

Nếu họ tức giận 1 chút hoặc đùa thì tôi đều lo lắng

Và ba mẹ tôi bảo điều đó bình thường

Tôi đã bảo tôi khó nói chuyện với người lạ nhưng họ bảo khó nói thì sau này ra xã hội sao mà sống được

Đôi khi sợ quá cũng khiến tôi mắc vệ sinh

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
5
4

Bạn không một mình trên hành trình này.

Đây là nơi bạn có thể tìm thấy sự thấu hiểu, những kiến thức tinh thần đáng tin cậy, đồng hành cùng bạn qua những ngày chông chênh.

Nhận hỗ trợ ngay

4 bình luận

Bạn có thể llà biểu hiện của:

  • Rối loạn lo âu
  • Rối loạn trầm cảm nhẹ
  • Hoặc ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý) dạng không hiếu động


nên đi khám nha


2 tuần trước
Thích
Trả lời

mình nghĩ bạn cần khoảng thời gian nghỉ ngơi, tịnh tâm tìm lại bản thân bạn

3 tuần trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn bạn đã mở lòng. SUNNYCARE xin chia sẻ một góc nhìn khác về nỗi sợ – một cảm xúc tưởng chừng tiêu cực, nhưng thật ra lại là một người thầy thầm lặng nếu ta biết lắng nghe và chuyển hóa.

🌱 Nỗi sợ – không chỉ là cảm giác tiêu cực

  • Nỗi sợ là bản năng sinh tồn. Từ khi còn là những đứa trẻ sơ khai, chính nỗi sợ đã giúp con người tránh được hiểm nguy, biết thận trọng, học cách tự vệ, và trưởng thành.
  • Nỗi sợ đánh thức sự cảnh giác và sự nỗ lực. Khi bạn sợ thi trượt, bạn học chăm hơn. Khi bạn sợ bị lạc lõng, bạn cố gắng kết nối. Khi bạn sợ bị tổn thương, bạn học cách chọn lọc và thiết lập ranh giới.

Vậy nên nỗi sợ, ở một mức độ vừa phải, chính là chiếc chuông cảnh báo và là động lực cho sự phát triển cá nhân.

💪 Điều gì xảy ra nếu bạn vượt qua được nỗi sợ?

  1. Bạn sẽ mạnh mẽ hơn chính mình hôm qua. Mỗi lần bạn bước qua ranh giới của nỗi sợ – dù chỉ một chút – là một lần bạn mở rộng khả năng chịu đựng và bản lĩnh sống.
  2. Bạn sẽ tự do hơn trong lựa chọn và hành động. Không còn bị chi phối bởi ánh nhìn, đánh giá hay kỳ vọng của người khác.
  3. Bạn sẽ tự tin hơn khi đối diện với tương lai. Vì bạn biết rằng: Mình đã từng sợ, nhưng mình không để nỗi sợ giữ mình lại.

🔄 Nhưng nếu nỗi sợ đang làm bạn vướng kẹt thì sao?

Khi nỗi sợ không còn là người bảo vệ mà trở thành xiềng xích khiến bạn khó hòa nhập, khó học, khó kết nối, thì đó là lúc bạn cần chủ động tìm cách hỗ trợ chính mình.

🌿 Một số giải pháp gợi ý:

1. Giải mẫn cảm (Desensitization)

  • Là một phương pháp tâm lý giúp bạn tiếp xúc từ từ và an toàn với điều mình sợ, qua đó làm quen dần và giảm cảm giác lo lắng.
  • Ví dụ: nếu bạn sợ nói chuyện với người lạ, có thể bắt đầu bằng việc chào người quen, rồi hỏi một câu ngắn với người lạ, rồi từ từ luyện tập giao tiếp dài hơn trong môi trường an toàn.

2. Tham vấn tâm lý chuyên nghiệp

  • Có người đồng hành để lắng nghe và hướng dẫn bạn nhận diện – hiểu rõ – xử lý gốc rễ của nỗi sợ.
  • Một số nơi tham vấn tâm lý có chuyên môn, các dự án tâm lý cộng đồng.

3. Tạo môi trường phù hợp để thực hành

  • Tìm một môi trường nhỏ, an toàn, tích cực để luyện tập sự dũng cảm.
  • Có thể là nhóm bạn cùng sở thích, lớp học kỹ năng mềm, câu lạc bộ nhỏ nơi bạn có thể là chính mình mà không bị đánh giá.

4. Thực hành tự chăm sóc và tự nói chuyện với bản thân tích cực

  • Viết nhật ký, thiền định, đọc sách chữa lành
  • Ghi nhận những lần bản thân đã vượt qua được nỗi sợ – dù chỉ một chút.

🌟 Nỗi sợ không phải để diệt trừ – mà để chuyển hóa.

Nỗi sợ không phải là kẻ thù – mà là một lời nhắn nhủ: “Bạn đã đến lúc trưởng thành rồi.”

Và SUNNYCARE tin rằng bạn đủ thông minh – đủ mạnh mẽ – đủ tử tế với chính mình để làm được điều đó.

Thương và chúc bạn đủ kiên nhẫn để vượt qua từng tầng nỗi sợ.

VIỆN TÂM LÝ SUNNYCARE.

3 tuần trước
Thích
Trả lời
Bạn đang gặp nhiều khó khăn trong việc tập trung, ghi nhớ, học thuộc bài, và có những nỗi sợ hãi ảnh hưởng đến cuộc sống học đường và sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng này có thể liên quan đến nhiều yếu tố, bao gồm cả vấn đề sức khỏe thể chất (viêm tai giữa, mất thính lực) và tâm lý:

Trước hết, bạn nên đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để điều trị dứt điểm viêm tai giữa và kiểm tra thính lực. Việc cải thiện thính lực có thể giúp bạn tập trung hơn trong lớp học và giảm bớt cảm giác mất cân bằng. Về vấn đề học tập, bạn có thể tìm đến các chuyên gia tư vấn tâm lý hoặc giáo dục để được hỗ trợ các phương pháp học tập phù hợp với tình trạng của mình. Họ có thể giúp bạn cải thiện khả năng tập trung, ghi nhớ và học thuộc bài. Những nỗi sợ hãi của bạn có thể là dấu hiệu của rối loạn lo âu. Bạn nên chia sẻ những lo lắng này với bác sĩ tâm lý để được đánh giá và tư vấn điều trị. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân gốc rễ của những nỗi sợ hãi và hướng dẫn bạn cách đối phó với chúng. Ngoài ra, bạn cũng nên trò chuyện cởi mở với ba mẹ về những khó khăn mà bạn đang gặp phải. Hãy cho họ biết những gì bạn đang trải qua và những gì bạn cần từ họ. Sự thấu hiểu và hỗ trợ từ gia đình là rất quan trọng để bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này.

3 tuần trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!