🔥 Bài đăng hot nhất

Mình rất lo lắng cho con gái mình, nhờ các chuyên gia tư vấn giùm mình nhé. Cảm ơn rất nhiều.

Bé nhà mình 14 tuổi. Bé có thói quen lẩm bẩm tự nói 1 mình, nhiều khi tự nghĩ ra chuyện gì đó rồi tự cười 1 mình, cho nên trong việc học bé không được tập trung. Làm gì cũng cần nói đi nói lại vài lần thì mới làm chứ không bao giờ tự giác, ngay cả việc ăn, việc học cũng phải nhắc nhở. Bé không có tự tin, mỗi lần cần nói gì quan trọng bé sẽ lặp lại câu nói đó 2 lần. Theo mình nghĩ bé như vậy cũng 1 phần lớn là do chính gia đình của mình. Ba bé là người gia trưởng, làm gì cũng phải theo đúng ý ck mình thì mới được coi là đúng. Từ nhỏ bé đã thường xuyên bị chê bai, bị so sánh với các bạn, mình từng cãi nhau với ck vì vấn đề này nhiều lần nên sau đó mới giảm đi, nhưng những lời nói đó đã ăn sâu vào đầu bé, mới dẫn đến tình trạng thiếu tự tin như hiện tại. Đó là lỗi của gia đình mình. Sức khỏe và việc học của bé vẫn bình thường. Bé vẫn đạt học sinh giỏi. Nhưng mình rất lo lắng về thói quen nói nhảm, tự nghĩ, tự nói, tự cười 1 mình. Như vậy có phải là bé có vấn đề về SKTT hay không? Xin cho mình lời khuyên. Mình cảm ơn.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
16
1
2

2 bình luận

Mến chào bạn,

Sunnycare rất ghi nhận sự quan tâm và lo lắng của bạn dành cho con gái. Việc bạn đã quan sát và nhận ra những biểu hiện khác thường ở con, cũng như sẵn sàng tìm kiếm lời khuyên, cho thấy bạn là một người mẹ rất yêu thương và luôn mong muốn đồng hành cùng con, nỗ lực tìm kiếm những giải pháp tốt nhất cho sự phát triển của con.


Những lo lắng của bạn là có cơ sở, khi bạn nhận thấy con lẩm bẩm, tự nói, tự cười hay lặp lại câu nói nào đó. Tuy vậy, để đưa ra kết luận về sức khỏe tâm thần của con thì chỉ lắng nghe những chia sẻ ngắn ngủi này thì không thể thực hiện chính xác được bạn ạ. Những biểu hiện của con gái có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, và không nhất thiết đang gắn liền với vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần. Điều quan trọng là bạn đã sớm nhận thấy điều này và cần tìm cách hỗ trợ con. Sunnycare khuyên khích bạn xem xét phương án đồng hành cùng chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ để họ có thể lắng nghe, đánh giá và hướng dẫn phương pháp hỗ trợ tốt nhất. Điều này sẽ giúp xác định liệu những biểu hiện đó chỉ là thói quen hay có dấu hiệu của các vấn đề về lo âu, căng thẳng hoặc bất kỳ vấn đề nào khác về sức khỏe tâm thần cần can thiệp.


Việc con thiếu tự tin và không tự giác trong một số việc có thể liên quan đến môi trường gia đình mà bạn đã nhắc đến, đặc biệt là khi bé bị chê bai, so sánh trong thời gian dài. Những trải nghiệm tiêu cực như vậy có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ, nhưng với sự quan tâm và hỗ trợ từ gia đình trong sự thấu hiểu, trí tuệ và khoa học, con hoàn toàn có thể dần dần khắc phục những vấn đề này. Bạn cũng có thể giúp con cải thiện bằng cách tạo ra môi trường tích cực, khuyến khích con bày tỏ cảm xúc, và cùng con xây dựng sự tự tin. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ như khen ngợi con khi con có những hành vi tốt, cho con cơ hội tự đưa ra quyết định trong những việc nhỏ hằng ngày và không quên ủng hộ con dù kết quả thế nào. Bằng sự kiên nhẫn và yêu thương từ gia đình, con sẽ có cơ hội phát triển tốt hơn.


Chúc bạn và con gái luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, và tìm thấy sự an yên trong những bước tiến tiếp theo. Sunnycare tin rằng với sự yêu thương và kiên nhẫn của bạn, mọi điều tốt đẹp sẽ đến với con.

VIỆN TÂM LÝ SUNNYCARE

3 tháng trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Cảm ơn bạn đã chia sẻ những lo lắng của mình về tình trạng của con gái. Việc bé có thói quen lẩm bẩm tự nói một mình và thiếu tự tin có thể liên quan đến nhiều yếu tố, bao gồm cả môi trường gia đình và cách mà bé đã được nuôi dạy.

Để giúp bé cải thiện tình trạng này, bạn có thể thử những cách sau:

  1. Khơi gợi sự giao tiếp: Tạo điều kiện để bé có thể chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình. Bạn có thể đặt những câu hỏi đơn giản để bé cảm thấy thoải mái hơn khi nói chuyện với bạn. Ví dụ: "Hôm nay con có điều gì vui không?" hay "Con có muốn chia sẻ về điều gì đó mà con thích không?".

  2. Khích lệ và động viên: Hãy khen ngợi bé khi bé làm tốt một việc gì đó, dù là nhỏ. Những lời khen sẽ giúp bé cảm thấy tự tin hơn. Bạn có thể nói: "Mẹ rất tự hào về con vì con đã cố gắng học bài hôm nay!".

  3. Giảm áp lực: Đừng đặt quá nhiều kỳ vọng vào bé. Hãy để bé cảm nhận rằng việc học và phát triển là một quá trình tự nhiên, không cần phải hoàn hảo ngay từ đầu.

  4. Tạo không gian an toàn: Hãy tạo ra một môi trường mà bé cảm thấy an toàn để bày tỏ cảm xúc mà không sợ bị chỉ trích. Nếu bé có những suy nghĩ hay cảm xúc tiêu cực, hãy lắng nghe và giúp bé tìm cách giải quyết.

  5. Tham khảo ý kiến chuyên gia: Nếu bạn vẫn lo lắng về tình trạng của bé, có thể tham khảo ý kiến của một chuyên gia tâm lý trẻ em. Họ có thể giúp đánh giá tình hình và đưa ra những phương pháp hỗ trợ phù hợp.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng sự hỗ trợ và tình yêu thương từ gia đình là rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Nếu bạn còn thắc mắc gì thêm, hãy cho tôi biết nhé!

3 tháng trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!