Em năm nay 25t trước đây em đã có thời gian qhtd với nhiều ng để quên đi nyc và liên tục em muốn có người ở cạnh và e có quen 1 người mới nhưng ko
... Xem thêmLuôn có cảm giác mọi người ghét mình và muốn hại mình
- Em là sv năm 3,do trước đây năm cấp 3 từng bị bạo lực học đường nên em luôn có cảm giác mọi người đều ghét em.
- Em nhạy cảm về những ánh mắt và lời nói biết đó tuy vô tình nhưng em lại hồi hộp,bồn chồn,bất an và ói nhiều.
- từ năm 1 đến nay thì em học nhìu lớp nhưng không thể hò nhập được với ai cả luôn sợ các bạn trong lớp muốn tấn công hay ghét mình.
4 bình luận
Mới nhất
Bạn thân mến, rất biết ơn vì bạn đã cởi mở và chia sẻ câu chuyện của mình!
Tôi biết rằng bạn đang trải qua những khoảnh khắc rất khó khăn nhưng hãy yên tâm vì mọi vấn đề đều có giải pháp.
Những cảm xúc lo lắng, hồi hộp làm cho bạn không hòa hợp được với mọi người xung quanh và tác động bất lợi đến sức khỏe thể chất, như: ói, tim đập nhanh... Đây là kết quả của sự ám ảnh từ các tổn thương trong quá khứ.
Sau sự việc bị bắt nạt học đường từ khi học cấp 3, đã có những cảm xúc trọng đại được lưu trong tâm trí của bạn. Mà cụ thể ở đây là cảm xúc sợ hãi. Nỗi sợ ấy ám ảnh trong tâm trí và gia tăng theo thời gian, gây nên tình trạng suy sụp ngày hôm nay cả về thể chất lẫn tinh thần.
Đây chính là một mô thức của tâm trí, là cách thức mà não bộ vận hành. Vậy thì, để thay đổi kết quả hiện tại thì mình phải phá vỡ mô thức lặp lại này của não bộ. Và cách tốt nhất là bạn hãy làm ngược lại với những nỗi sợ mà mình đang có. Cụ thể, bạn hãy chủ động kết nối, giao lưu với bạn bè xung quanh mình. Hãy bắt đầu với những người mà bạn cảm thấy thân thiện, có thiện cảm trước nhé. Có thể, ban đầu bạn sẽ hồi hộp, căng thẳng nhưng không sao cả, cứ chấp nhận những phản ứng đó và để cho nó xảy ra. Khi cảm xúc tiêu cực trồi lên, bạn nhận biết nó trong khi vẫn tiếp tục tập trung vào câu chuyện, vào quá trình giao lưu kết nối với mọi người xung quanh. Dần dần, bạn sẽ cảm nhận được rằng đối phương thực ra rất dễ mến, không hề giống như những gì bạn tưởng tượng trước đó.
Sau 1 thời gian kiên trì kết giao, bạn cũng nhận ra được rằng cảm xúc tiêu cực, nỗi sợ… chỉ là ảo ảnh của tổn thương trong quá khứ mà thôi. Và bằng cách này, bạn sẽ dần tự tin hơn trong giao tiếp và các mối quan hệ xã hội được cải thiện tích cực.
Còn nếu chủ động giao tiếp là 1 việc quá khó khăn hoặc các vấn đề thể chất như: ói, tim đập nhanh… đang trở nên nghiêm trọng hơn thì có thể bạn cần 1 đồng hành, sự giúp đỡ từ chuyên gia - người có hiểu biết về tâm lý trị liệu, về các vấn đề tâm lý bạn đang gặp phải. Chuyên gia sẽ đồng hành, hướng dẫn bạn phá vỡ mô thức của những ám ảnh, rào cản từ quá khứ, để bạn trở nên tự tin hơn trong giao tiếp và kết giao các mối quan hệ xã hội.
Chúc bạn sớm vượt qua được những vấn đề khúc mắc và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!
Chuyên gia Tâm lý trị liệu Trần Thị Hạnh Dung
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam
em tập cách sống tự tin, trau dồi kỹ năng để nâng cao chất lượng cuộc sống nhe, lúc đó em sẽ ko sợ ai nói gì, nhìn gì em nữa. Tự tin, ngẩng cao đầu lên em
em thử tập thói quen chạy bộ và viết nhật ký để giải toả cảm xúc thử nhé
Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Tình trạng bạn đang mô tả có thể là dấu hiệu của một vấn đề tâm lý gọi là rối loạn lo âu xã hội. Đây là một trạng thái mà người bệnh có cảm giác sợ hãi, lo lắng và tự ti trong các tình huống xã hội. Có thể rằng trải qua trải nghiệm bạo lực học đường trong quá khứ đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của bạn.Để giải quyết vấn đề này, bạn nên tìm đến một chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm lý để được tư vấn và điều trị phù hợp. Chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cung cấp các phương pháp giảm lo âu, tăng cường tự tin và xây dựng mối quan hệ xã hội tốt hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào các hoạt động xã hội như câu lạc bộ, nhóm học tập hoặc các hoạt động tình nguyện để tạo cơ hội gặp gỡ và tương tác với người khác. Điều này có thể giúp bạn tạo dựng lại niềm tin vào bản thân và xây dựng mối quan hệ xã hội tích cực.
Hãy nhớ rằng bạn không phải một mình và luôn có người sẵn sàng giúp đỡ bạn. Hãy tìm đến sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và các chuyên gia để vượt qua khó khăn này. Chúc bạn sớm tìm được sự thoải mái và tự tin trong cuộc sống!
Chuyên mục liên quan