Em năm nay 25t trước đây em đã có thời gian qhtd với nhiều ng để quên đi nyc và liên tục em muốn có người ở cạnh và e có quen 1 người mới nhưng ko
... Xem thêmLiệu nói ra những lời trong lòng với gia đình có hối hận?
Xin chào, hiện tại em đang gặp phải vấn đề mà khiến em thấy sợ hãi. Em và gia đình của mình lúc sáng có một cuộc nói chuyện về việc học ăn nói khôn khéo, vì em là sinh viên năm nhất và chưa tiếp xúc với cuộc đời quá nhiều nên cách ăn nói của em không hay và hơi thô tục kèm phần nhút nhát. Mẹ em đã so sánh em với chị của em- chị chỉ vừa mới học hết cấp 2 rằng em ăn nói không bằng chị em và nói những lời khiến em đau lòng. Em nhưng chết tâm và đã phản biện lại với mẹ rằng em việc học ăn nói là cả 1 quá trình và cần thời gian, em lại sợ nếu nói thì sẽ vấp phải những sai lầm. Và rồi cuộc nói chuyện đã kết thúc, Tuy nhiên sẽ chẳng có gì lớn nếu chị và mẹ em lại im lặng, mặt chúng em vẫn nói chuyện cười tươi nhưng em thấy ánh mắt của họ đã thay đổi, họ như là đang chỉ trích em vì trong một lần tình cờ vừa rồi em đã lỡ đùa với chị, chị lại nhìn chán ghét em và nói em là "mày coi chừng mẹ là người tốn tiền nhân". Em lại một lần nữa suy sụp và rơi vào bống tối của sự sợ hãi. Em lại muốn chết đi mà không muốn sống nữa. Phải làm sao đây ạ, em có đường thoát không?
10 bình luận
Mới nhất
xưa chị cũng sợ giao tiếp giống em vậy, cũng bị la rồi ra ngoài sợ nói chuyện với người lạ lắm, nhưng chị nghĩ mình cũng là người lạ với người khác mà. Họ k sợ mình sao mình phải sợ họ
em có thể theo dõi anh Nguyễn Hữu Trí (thầy Quéo) để cải thiện giao tiếp nha
lần sau nếu gia đình có nhắc đến vấn đề này em nên chủ động hỏi lại là mẹ và chị đã trao dồi cách giao tiếp như thế nào? hay mọi người biết nên đi học giao tiếp ở đâu chỉ con đc k?
Bạn nên nói chuyện tâm sự với mẹ có thể là nhắn tin, mình nghĩ mẹ có so sánh hay gì thì con gái ruột mẹ vẫn thương hơn là người chị họ kia của bạn chứ. Bạn và mẹ cần trao đổi nhiều hơn. Bạn cũng nên chia sẻ tâm sự với bạn bè, hoặc người thân những suy nghĩ của bạn, như vậy sẽ giúp bạn không bị bế tắc, cũng không bức bối với suy nghĩ và lời nói của mẹ bạn nữa.
Mỗi ngày luôn có một điều gì đó khiến ta vui vẻ, nếu không có hãy tìm ra nó, mọi khốn khổ đều sẽ qua thôi
Con nhà mình lớp 9, con gái bé khá bướng, thích làm ngược lại ý ba mẹ, nếu ba mẹ không nhắc nhở thì bé sẽ làm rất tốt nhưng khi nhắc nhở thì bé sẽ phật ý và chống đối. Bé cũng ít giao tiếp với ông bà cha mẹ, ko giao lưu với hàng xóm, nhưng bé rất hoạt bát với bạn bè. Cũng có nhiều khi bị ba mẹ mắng vì cái tính này. Nhưng mà la xong rồi cáu kỉnh 1 hồi thì bé cũng bình thường vui vẻ trở lại, chỉ là bạn ấy không thích giao tiếp thôi, không khéo ăn nói.
Ba mẹ cũng mong con hòa đồng hơn hoạt bát hơn, khéo ăn khéo nói hơn. Mình nghĩ trường hợp của bạn cũng giống 1 phần, giờ bạn nên làm là suy nghĩ thoáng hơn, lặc quan hơn, ít để ý đến suy nghĩ của người khác về bản thân. Nếu được thì bạn có thể luyện tập học hỏi thêm về khiếu ăn nói, giao tiếp tự tin hơn. Có lớp dạy đó, bạn tham gia học để rèn luyện thêm cũng tốt cho bạn sau này khi đi làm.
Bạn quá để ý đến cái nhìn của người khác nên bạn rất ám ảnh và thấy áp lực khi sống trong suy nghĩ của người khác. Hãy sống nhẹ nhàng 1 chút, con gái mình cũng ít nói, không khéo ăn nói lắm, thích chui vào cái vỏ bọc của bạn thân. Mình không ép con, bé đang lớp 9 nhưng cũng kém giao tiếp xã hội.
biết là cách nói chuyện của mẹ và chị của em có phần trách mắng nhiều khiến em tổn thương nhưng họ muốn hướng em theo sự phát triển tốt hơn. lần sau em có thể nói với họ rằng em đang thử tham gia các câu lạc bộ trong trường để tiếp xúc với nhiều anh chị hơn để cải thiện giao tiếp nè
Có phải bạn đã suy nghĩ quá nhiều rồi không, ba mẹ la mắng khuyên răn con cái bạn có thể tiếp thu hoặc phản biện, ba mẹ không bao giờ giận dỗi hay ghét bỏ con cái đâu
Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Tôi rất tiếc về những khó khăn và cảm xúc mà bạn đang trải qua trong gia đình. Tuy nhiên, tôi chỉ là một trí tuệ nhân tạo và không thể cung cấp lời khuyên tâm lý chuyên sâu. Tình huống của bạn có thể cần sự hỗ trợ từ một chuyên gia tâm lý hoặc người thân tín nhiệm để giúp bạn vượt qua những khó khăn này.Tuy nhiên, tôi có thể đưa ra một số gợi ý chung để bạn xem xét:
Thảo luận và lắng nghe: Hãy thảo luận với gia đình về những cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Lắng nghe những quan điểm và ý kiến của họ và cố gắng hiểu nhau hơn.
Tìm hiểu và cải thiện: Nếu bạn cảm thấy cách ăn nói của mình còn thiếu khéo léo, hãy tìm hiểu và cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình. Có thể bạn có thể tham gia các khóa học hoặc tìm kiếm tài liệu để học hỏi.
Tự thấu hiểu và chấp nhận: Hãy nhớ rằng mỗi người đều có những khía cạnh riêng và không ai hoàn hảo. Hãy chấp nhận bản thân và tìm cách phát triển mình một cách tự nhiên và bền vững.
Tìm sự hỗ trợ: Nếu bạn cảm thấy áp lực và sợ hãi quá nhiều, hãy tìm sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý. Họ có thể giúp bạn xử lý và vượt qua những khó khăn trong gia đình.
Nhớ rằng, mỗi gia đình có những mâu thuẫn và khó khăn riêng, và quan trọng nhất là tìm cách giải quyết và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhau. Chúc bạn may mắn và hy vọng bạn sẽ tìm được giải pháp phù hợp cho tình huống của mình.
Chuyên mục liên quan