Em năm nay 25t trước đây em đã có thời gian qhtd với nhiều ng để quên đi nyc và liên tục em muốn có người ở cạnh và e có quen 1 người mới nhưng ko
... Xem thêmLiệu có nên tự sát ?
Cháu năm nay 15 tuổi , chuẩn bị bước vào kì thi tuyển sinh vào 10 . Những năm qua cháu bị áp lực , chì chiết rất nặng về điểm số khiến cháu cảm thấy mệt mỏi và bất lực . Gần đây cháu không còn được như trước nữa , cháu trở nên kém đi về mặt học tập khiến cho gia đình càng áp lực với cháu hơn , cháu đã có suy nghĩ tự sát từ lâu giờ mà giờ cháu càng muốn hơn nữa . Cháu đã lên kế hoạch nhưng không nỡ vì nghĩ về gia đình nhưng cháu áp lực quá , cháu mệt mỏi về lịch học dày đặc và những tiêu cực từ gia đình và nhà trường . Cháu không biết phải làm sao nữa
3 bình luận
Mới nhất
Cô xin chào người bạn nhỏ, người bạn nhỏ của cô năm nay 15 tuổi, phải đối diện với nhiều áp lực như thế cháu thật là một người dũng cảm. Cô rất hiểu và xin chia sẻ với cháu.
Cháu đã làm rất đúng khi ngừng việc tự sát. Vì tự sát chỉ là hành động né tránh, trốn chạy khỏi áp lực, chưa kể nếu tự sát không thành mà mình lại mang thương tật thì việc đó chỉ mang thêm đau khổ cho bản thân và gia đình thôi.
Vẫn có cách thông minh hơn để đối diện và xử lý những áp lực đó.
Trước tiên, cháu cần nhận thức rằng tinh thần cháu trở nên sa sút và kết quả học tập kém đi là do những lời nói tiêu cực bên ngoài của những người xung quanh một cách vô tình đã dần trở thành lời nói của chính cháu bên trong tâm trí mình. Khi cháu liên tục lặp đi lặp lại những suy nghĩ tiêu cực đó bên trong tâm trí, cháu dần trở nên tiêu cực và mất niềm tin vào bản thân, dẫn đến cảm giác chán nãn mệt mỏi khi học tập làm ảnh hưởng đến kết quả học tập, từ đó khiến cho áp lực ngày càng lớn hơn. Cứ như thế, mô thức này như một vòng lặp khiến cho cảm xúc tiêu cực ngày càng khuếch đại dẫn đến cảm giác bế tắt như hiện tại.
Người bạn nhỏ thân mến, cháu hãy tìm kiếm sự giúp đỡ bằng cách chia sẻ vấn đề của mình với gia đình, với ba mẹ hoặc là người đang nuôi dưỡng cháu nhé. Hãy kể với họ về những áp lực trong tâm lý, về cảm giác mệt mỏi, bế tắt và bất lực khiến cháu muốn tự sát, cháu hãy kiên trì nói cho họ biết những lời chì chiết và kỳ vọng về điểm số đã bào mòn tinh thần cháu ra sao, vì có thể chính họ cũng không biết tác hại tiêu cực của những lời nói đó. Cháu hãy hướng dẫn họ cách khích lệ và truyền động lực cho cháu thay vì chỉ trích. Cô tin rằng với sự chia sẻ chân thành của cháu thì người thân cháu sẽ hiểu và giúp cháu tìm đến một nơi trị liệu có uy tín, nơi đó sẽ có những chuyên gia với kinh nghiệm và hiểu biết có thể đồng hành cùng cháu vượt qua vấn đề khó khăn về tâm lý hiện tại. Hoặc ít nhất, gia đình cháu sẽ biết điều tiết trong hành vi và lời nói một cách phù hợp để ngừng tạo áp lực lên cháu.
Bên cạnh đó, trong qua trình học tập, cháu cũng hãy tự xây dựng niềm tin bản thân mình theo chiều hường tích cực bằng cách ghi nhận sự nỗ lực của mình, sự kiên trì và dũng cảm của mình để vượt lên trên vấn đề của bản thân. Hoặc cháu cũng có thể giúp đỡ một ai đó xung quanh mình. Việc giúp đỡ người khác sẽ khiến cháu có cách nhìn nhận tích cực về giá trị bản thân, từ đó cháu sẽ tự tin hơn, cảm giác trách nhiệm cao hơn, tinh thần cháu sẽ vững chảy hơn.
Người bạn nhỏ thân mến, cuộc sống luôn rất đẹp và rất nhiều cơ hội cho những ai sẵn sàng. Vấn đề của cháu đến như một cơ hội để cháu rèn luyện sự kiên trì và dũng khí. Khi cháu vượt qua được vấn đề của mình thì cháu sẽ có cách để giúp cho một ai đó có vấn đề giống cháu, giúp cho ai đó có được hy vọng như cách cháu đã có, đó là cách cháu trao đi giá trị và trưởng thành trong cuộc sống. Đó chính là cuộc sống. Hiện tại và tương lai cháu có thể sẽ có rất nhiều ước mơ và hoài bảo, hãy bước đi thật vững chãy nhé, quanh cháu luôn có những người tử tế sẵn sàng giúp đỡ cháu. Cô chúc cháu khoẻ mạnh và ngày càng có nhiều niềm vui trong cuộc sống nhé.
Chuyên gia Tâm lý trị liệu Trần Thị Hạnh Dung
Trung tâm Tâm Lý Trị Liệu NHC Việt Nam
Bạn hãy thử nói chuyện với gia đình nha, tâm sự những áp lục của bạn với người thân, bố mẹ, bạn bè, anh chi hay giáo viên để được giúp đỡ. Học sinh nào giai đoạn lớp 9-10 hay 12- lên đại học đều có áp lực như vậy. Các bạn có áp lực là do các bạn biết suy nghĩ, có trách nhiệm với bố mẹ và bản thân nên muốn làm thật tốt thôi. Cũng có những bạn cùng lứa lại không thấy áp lực vì trong số đó họ không suy nghĩ quá nhiều không tự đặt nặng cho mình. Nên là bạn sắp xếp lại việc học một chút, thời gian biểu hợp lí, dành thời gian nhỉ ngơi, fresh bản thân.
em cũng giống chị/anh em chỉ mới lớp 8 thôi nhưng cũng áp lục giống anh/chị vậy á em kh bt có nên tự tử kh nữa em muốn em chết oách đi cho gia đình bớt đi một gánh nặng như em😮💨