🔥 Bài đăng hot nhất

Làm cách nào để vượt qua nỗi sợ của bản thân?

Từ lâu e đã sợ giao tiếp, sợ thay đổi môi trường mới. học xong ra trường gặp giãn cách nên ở nhà mấy tháng nay

Giờ đi xin việc em thấy sợ lắm. Dù chuẩn bị kỹ nhưng gặp ngta là chân e run lẩy bẩy quên hết. E bị out nhiều chỗ rồi khiến r càng mất tự tin hơn.

Ngoài việc ra ngoài mua đồ cần thiết thì e chỉ muốn ở nhà. Có cách nào để vượt qua nỗi sợ của bản thân được không ạ?

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
4
21
3

3 bình luận

Chào bạn,


Có vẻ như những lo sợ/hồi hộp của bạn khá mạnh khi ở trong những tình huống/môi trường lạ, và có thể là trước khi bước vào tình huống đó nữa. Thật ra những lo sợ/hồi hộp là tín hiệu giúp con người biết có nguy hiểm trước mặt hoặc tiềm tàng, để xử lý chúng hoặc tìm đến sự an toàn. Nhưng đôi lúc những tín hiệu này đến quá nhiều hoặc quá mạnh không phù hợp với tình huống thực tế lúc đó, gây lo sợ quá mức và ảnh hưởng ngược lại ta.


Điều bạn có thể tập thử đó là chú ý tới lúc cơn lo xuất hiện, cho bản thân 5-10 hơi thở sâu, rồi quan sát xung quanh đang có những gì và trong chính cơ thể/suy nghĩ của mình thì ra sao. Bạn có thể đặt tay lên chỗ thấy khó chịu trên cơ thể và xoa nhẹ. Khi cảm thấy trấn tĩnh hơn, bạn có thể tự hỏi mình xem mối lo này có cần mình làm gì cho nó không, và bằng cách nào để đáp ứng. Những ứng phó có thể từ chính bản thân bạn, cũng có thể từ những trợ giúp của người khác.


Chúc bạn sớm vượt qua được nỗi sợ của bản thân,

Tham vấn viên tâm lý Phạm Tiến Dũng

3 năm trước
Thích
Trả lời

Hay bạn thử làm các job online đi. Nếu b ko có nhu cầu ji wa về tiền bạc thì thử làm freelancer, làm content , hay chỉ nhận dịch tài liệu, ...việc ji cũng dc, mình happy là dc

3 năm trước
Thích
Trả lời

Đi xin việc bị đánh rớt là chuyện bình thường e ơi. Cứ nghĩ là mình k đủ duyên để làm việc với những cty đó là đc. Đời người ai mà k bị rớt pv xin việc đâu, có khi mấy chục cty luôn nên đừng tự gây áp lực cho bản thân. Khi e thấy hồi hộp, lo sợ thì thả lỏng cơ thể, tập trung hít thở thật sâu chừng 5-10 phút, tập trung lắng nghe hơi thở của mình, điều chỉnh nhịp và tốc độ thở cũng như quan sát bụng e phình lên xẹp xuống trg khi thở để giảm áp lực nha

3 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!