Ko biết cách gì hết

Em năm nay 18 tuổi vừa mới thi xong , em đang ở trong một gđ cấm đoán về tình yêu về việc đi học về việc đi làm , gđ em đang phá hủy tương tai của em ,em cảm thấy mệt mỏi tuyệt vọng muốn kết thúc nhưng sợ đau , họ xem em là nỗi nhục nhã nhưng em làm gì sai em từ khi hiểu chuyện đến bây giờ em luôn muốn thoát khỏi căn nhà này ngày nào em cũng nghe chửi em thấy mệt làm ơn chỉ em cách nào kết thúc nhẹ nhàng đi em muốn đi học tiếp em muốn được tự do nhưng cha mẹ đẻ ra có quyền mà em muốn kết thúc nhưng em sợ đau sau em hèn nhát vậy giúp em đi làm ơn

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
12
4

Bạn không một mình trên hành trình này.

Đây là nơi bạn có thể tìm thấy sự thấu hiểu, những kiến thức tinh thần đáng tin cậy, đồng hành cùng bạn qua những ngày chông chênh.

Nhận hỗ trợ ngay

4 bình luận

kết thúc cuộc sống không phải là giải pháp. Bạn xứng đáng được hạnh phúc và tự do. Hãy thử nói chuyện với một người mà bạn tin tưởng cùng tìm cách giải quyết nhé

2 tuần trước
Thích
Trả lời

chuyện này không quá to tát đến mức tutu đâu b ơi, làm gì cũng phải suy nghĩ kĩ nhé

3 tuần trước
Thích
Trả lời

Mến chào em,

Sunnycare lắng nghe những chia sẻ của em. Sunnycare gửi đến em thông điệp rằng: "Em không phải là những lời người khác gán cho mình". Và em không cần phải vì ai mà từ bỏ bản thân mình.

SUNNYCARE hiểu rằng những gì em đang trải qua có thể khiến em cảm thấy ngột ngạt, bị kiểm soát và thiếu tự do đến mức muốn buông bỏ tất cả. Nhưng em ơi, hãy cùng nhìn lại một cách nhẹ nhàng hơn, để hiểu rằng có khi sự quan tâm của gia đình – dù không đúng cách – vẫn bắt nguồn từ tình thương.

🌱 Có thể cách gia đình thể hiện tình yêu với em chưa đúng như em mong đợi.

Có thể họ cấm đoán, la mắng, kiểm soát – khiến em cảm thấy mình như đang bị tước mất quyền sống cho riêng mình. Nhưng em ơi, đôi khi yêu thương được thể hiện bằng những điều không dễ chịu.

Người ngoài không ai cần theo sát em như thế.

Người dưng sẽ không cần nhắc nhở hay cấm đoán làm gì.

Chỉ có người thương mới cảm thấy cần lên tiếng – dù có thể lời nói đó làm tổn thương em.

Em có thể thấy mệt, thấy muốn thoát ra. Nhưng em vẫn còn may mắn – vì vẫn còn một mái nhà, vẫn còn người gọi là cha mẹ.

Nhiều người ngoài kia đang khao khát được một lần bị la, được một lần được gọi tên khi về muộn – chỉ để cảm nhận rằng mình thuộc về ai đó.

🌼 Về phía em, điều em cần không phải là chịu đựng mãi mãi – mà là học cách tích lũy.

Tự do không đến ngay tức thì. Nó đến khi:

  • Em có kiến thức, có kỹ năng, có bản lĩnh để tự bước đi.
  • Em có đủ nội lực để đứng vững và sống theo cách em chọn.

Và giai đoạn này – chính là giai đoạn em đang tích lũy và rèn luyện điều đó.

Hãy xem đây là chặng đường tôi luyện nội tâm.

Mỗi việc em học được, mỗi điều em hiểu ra – sẽ là viên gạch xây nền cho tương lai tự do, hạnh phúc mà em đang khao khát.

💛 Em không sai khi muốn được sống là chính mình.

Nhưng thay vì kết thúc, hãy bắt đầu lại – một cách âm thầm, vững chãi.

Hãy sống như một hạt giống đang chờ ngày nở hoa – vì em còn rất nhiều điều tốt đẹp phía trước.

SUNNYCARE luôn tin em. Và thương em thật nhiều.

Nếu thấy mỏi, hãy cứ tạm nghỉ – chứ đừng rời bỏ.

Một ngày nào đó, em sẽ tự do – không vì ai cho phép, mà vì em xứng đáng, vì em đã dũng cảm vượt qua lúc này.

VIỆN TÂM LÝ SUNNYCARE

3 tuần trước
Thích
Trả lời
Bạn đang trải qua giai đoạn rất khó khăn khi cảm thấy bị kìm kẹp và không được ủng hộ trong gia đình. Tôi hiểu sự mệt mỏi, tuyệt vọng và mong muốn được giải thoát của bạn:

Trước hết, tôi muốn bạn biết rằng bạn không hề đơn độc. Có rất nhiều người trẻ cũng phải đối mặt với những áp lực tương tự. Điều quan trọng là bạn cần tìm kiếm sự giúp đỡ và hỗ trợ để vượt qua giai đoạn này một cách an toàn và lành mạnh. Tôi khuyên bạn nên tìm đến các chuyên gia tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ. Họ có thể giúp bạn:

  • Xử lý cảm xúc: Chia sẻ những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, tức giận, tuyệt vọng và tìm cách giải tỏa chúng một cách lành mạnh.
  • Tìm ra giải pháp: Cùng bạn phân tích tình hình hiện tại, xác định những mục tiêu bạn muốn đạt được và tìm ra những giải pháp khả thi để đạt được chúng.
  • Xây dựng sự tự tin: Giúp bạn nhận ra giá trị của bản thân, tăng cường sự tự tin và khả năng đối phó với những khó khăn trong cuộc sống.
  • Kết nối với nguồn lực hỗ trợ: Giới thiệu bạn đến các tổ chức, nhóm hỗ trợ hoặc những người có thể giúp bạn về mặt tài chính, pháp lý hoặc tinh thần. Bạn có thể tìm đến các trung tâm tư vấn tâm lý, bệnh viện có khoa tâm thần hoặc các tổ chức xã hội chuyên về hỗ trợ thanh thiếu niên. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè, người thân hoặc những người mà bạn tin tưởng. Chia sẻ những khó khăn của bạn với họ có thể giúp bạn cảm thấy được lắng nghe, thấu hiểu và bớt cô đơn hơn. Tôi biết rằng việc thay đổi hoàn cảnh hiện tại có thể không dễ dàng, nhưng đừng từ bỏ hy vọng. Hãy nhớ rằng bạn có quyền được sống một cuộc đời hạnh phúc và ý nghĩa. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ và từng bước xây dựng tương lai mà bạn mong muốn. Nếu bạn có bất kỳ suy nghĩ nào về việc tự làm hại bản thân, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 111 (Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em) hoặc 1900599830 (Trung tâm tư vấn tâm lý). Luôn có người sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ bạn.
3 tuần trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!