Gợi ý những quyển sách hay đáng để đọc
Dạo này em đang thất nghiệp ở nhà ạ, thay vì cuống cuồng tìm lại công việc mới thì em đang
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Khủng hoảng hiện sinh (existential crisis) có thể xuất hiện khi con người trải qua những biến cố hoặc mất mát lớn trong cuộc đời.
Khủng hoảng hiện sinh xảy ra khi một người tự vấn bản thân sâu sắc về mục đích hoặc ý nghĩa của cuộc sống. Họ cũng có thể đặt ra những câu hỏi về vị trí và sự tồn tại của chính mình trong một thế giới dường như vô nghĩa.
I, Phân loại 5 kiểu khủng hoảng hiện sinh
1. Khủng hoảng về ý nghĩa cuộc sống
Một trong những câu hỏi trọng tâm xoay quanh khủng hoảng hiện sinh là “ý nghĩa cuộc sống của tôi là gì?” hay “mục đích sống của tôi là gì?” Không ai muốn sống một cuộc đời vô nghĩa. Do đó, con người có xu hướng tạo ra ý nghĩa của cuộc đời mình nếu họ không tìm thấy nó.
2. Khủng hoảng cảm xúc và sự tồn tại
Một số người cố tình gạt đi những cảm xúc tiêu cực như đau khổ hoặc tức giận vì cho rằng như vậy sẽ khiến họ hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, điều này thường dẫn đến cảm giác hạnh phúc giả tạo. Khi họ không trải nghiệm hạnh phúc thực sự, họ bắt đầu cảm thấy trống rỗng và lạc lõng.
3. Khủng hoảng kết nối và cô lập
Kết nối và cô lập là hai trạng thái đối lập nhưng lại có mối liên quan sâu sắc với nhau. Con người vốn dĩ là sinh vật xã hội và cần hình thành kết nối với những người khác để đáp ứng một số nhu cầu cơ bản. Ngược lại, chúng ta cũng cần những khoảng thời gian riêng để gắn bó với bản thân và thấu hiểu chính mình.
4. Khủng hoảng về cái chết
Khủng hoảng hiện sinh cũng có thể xảy ra khi con người bước sang một độ tuổi nhất định. Ví dụ, sinh nhật lần thứ 40 có thể khiến một số người cảm thấy họ không còn trẻ trung và bắt đầu đặt câu hỏi về nền tảng của cuộc đời.
5. Khủng hoảng về tự do và trách nhiệm
Con người ai cũng có quyền tự do đưa ra lựa chọn của riêng mình. Tuy nhiên, mặt trái của tự do là họ phải chịu trách nhiệm về kết quả của những lựa chọn đó.
II, Nguyên nhân gây ra khủng hoảng hiện sinh
Đa phần khủng hoảng xuất hiện khi có một yếu tố kích hoạt, chẳng hạn như có mất mát lớn hoặc cảm giác tuyệt vọng. Một số nguyên nhân có thể “châm ngòi” cho khủng hoảng gồm:
III, Triệu chứng khủng hoảng hiện sinh
Làm sao biết được bạn đang gặp phải khủng hoảng hiện sinh hay là chỉ những quan ngại nhất thời? Khi rơi vào khủng hoảng hiện sinh, các cảm giác tiêu cực luôn gắn liền với nhu cầu tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống.
1, Thường xuyên lo lắng
Cảm giác lo lắng trong khủng hoảng khác với căng thẳng hàng ngày ở chỗ bất cứ điều gì cũng có thể khiến bạn khó chịu và bồn chồn, kể cả sự tồn tại của bạn. Bạn buồn bã hoặc lo ngại về vị trí và kế hoạch của mình trong cuộc sống. Bạn bận tâm đến những vấn đề khó có sự giải đáp, chẳng hạn như điều gì sẽ diễn ra ở “thế giới bên kia”.
2, Trầm cảm
Bạn có thể bị trầm cảm khi rơi vào khủng hoảng hiện sinh. Các triệu chứng cụ thể bao gồm mất hứng thú với các hoạt động yêu thích, mệt mỏi, đau đầu, cảm giác vô vọng và buồn dai dẳng. Trong một số trường hợp, trầm cảm khủng hoảng hiện sinh có thể khiến bạn hối hận về những điều trong quá khứ và dẫn đến ý định tự sát.
3, Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
Đôi khi, những lo lắng về ý nghĩa và mục đích cuộc sống có thể đè nặng lên tâm trí bạn, khiến bạn liên tục đặt những câu hỏi lặp đi lặp lại về chúng đến mức không thể kiểm soát. Tình trạng này được gọi là rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
IV. 7 cách vượt qua khủng hoảng hiện sinh
1. Thay đổi quan điểm và tư duy
2. Viết nhật ký về lòng biết ơn
3. Kết nối với mọi người
4. Thực hành chánh niệm
5. Chuyển hướng năng lượng của bạn
6. Đừng tập trung vào quá khứ
7. Tìm đáp án cho những câu hỏi nhỏ hơn
V. Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?
Bạn có thể tự mình vượt qua cuộc khủng hoảng hiện sinh mà không cần bác sĩ. Nhưng nếu các triệu chứng không biến mất hoặc trầm trọng hơn, hãy đến gặp bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học hoặc nhà trị liệu. Các chuyên gia có thể giúp bạn đối phó với khủng hoảng thông qua liệu pháp trò chuyện hoặc liệu pháp hành vi nhận thức.
Tìm kiếm sự trợ giúp ngay lập tức nếu bạn có ý định tự tử. Tuy nhiên, kể cả khi khủng hoảng chưa tệ đến mức này, các chuyên gia vẫn có thể giúp bạn giải quyết những lo lắng, trầm cảm hoặc ám ảnh nghiêm trọng.
Bất cứ ai cũng đều có nguy cơ đối diện với khủng hoảng hiện sinh. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua nó bằng tư duy và biện pháp phù hợp. Đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý nếu bạn có bất cứ cảm xúc tiêu cực hoặc vướng mắc nào khó loại bỏ.
4 bình luận
Mới nhất
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
Mình cảm thấy mình đang bị rối loạn về cảm xúc và sự tồn tại .cảm ơn ad Đã chia sẻ , mình cảm thấy Mọi thứ trống rỗng , bế tắc . Mình sẽ tìm cách để vượt qua .
Mình từng bị như vậy và đã phải đi gặp bác sĩ mới cải thiện được
Mình đang rơi vào tình trạng này. Bế tắc thật sự
Nhớ mãi lúc đọc triết học hiện sinh, hmmm