Khó tập trung
Dạ em chào bác sĩ ạ, em 22 tuổi. Dạo gần đây em thấy mình không tập trung tốt như trước, dễ quên, dễ cáu gắt với người thân và không còn cảm thấy hứng thú với những thứ mình thích lúc trước nữa, quên cả thời gian giờ giấc. Trước đó em có stress vài chuyện nhưng sau đó hết stress nhưng lại bị mất tập trung. em không biết mình có bị mắc bệnh tâm lý không ạ. Em cảm ơn bác sĩ !
Em thử dành thời gian để thư giãn và bình tâm trở lại. Nếu sau đó vẫn còn tình trạng trên thì nên đi khám tâm lý nhé.
Những triệu chứng bạn đang mô tả sau một giai đoạn stress, rất có thể là dấu hiệu của một số vấn đề tâm lý. Mặc dù bạn đã hết stress với những chuyện trước đó, nhưng những ảnh hưởng của stress đối với não bộ và tâm trạng có thể kéo dài hoặc phát triển thành một tình trạng khác.
Bạn thử ngủ đủ, ăn uống lành mạnh hơn xem có cải thiện không nhé.
Mình nghĩ không hẳn là bệnh tâm lý đâu, có thể là do bạn bị suy nhược nhẹ sau stress, kết hợp thiếu vi chất thần kinh và máu não lưu thông không đều nên mới bị như vậy đó.
Nhiều lúc stress xong, dù tinh thần đỡ nhưng cơ thể chưa phục hồi, thiếu chất và tuần hoàn máu não yếu cũng dễ gây mất tập trung, cáu gắt và giảm hứng thú với mọi thứ lắm bạn ạ.
Mình từng giống bạn, mất tập trung, dễ quên, hay cáu gắt. Sau đi khám mới biết là do tuần hoàn máu não kém và thiếu chất, nhất là sau thời gian mình bị stress.
gần đây bạn có bị mất ngủ không? có luôn suy nghĩ hay căng thẳng gì không? thiếu chất, tuần hoàn máu não kém cũng có thể gây ra tình trạng như bạn kể á
Em thân mến,
Những triệu chứng mà em đang gặp phải như khó tập trung, dễ quên, dễ cáu gắt và giảm hứng thú với các hoạt động thường ngày có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe tâm thần. Dưới đây là một số gợi ý về những nguyên nhân và cách tiếp cận để giải quyết tình trạng này:
1. Căng thẳng và stress: Như em đã chia sẻ, em từng trải qua một giai đoạn stress, điều này có thể ảnh hưởng đến chức năng não bộ và gây ra các triệu chứng như em đang gặp phải. Việc giải quyết căng thẳng một cách hiệu quả là rất quan trọng.
2. Rối loạn tâm lý: Những triệu chứng của em cũng có thể là dấu hiệu của các rối loạn tâm lý như trầm cảm, lo âu hoặc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Cần được đánh giá và chẩn đoán chính xác.
3. Vấn đề về sức khỏe: Một số vấn đề về sức khỏe như thiếu ngủ, suy giảm chức năng tuyến giáp hoặc rối loạn hormone cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự.
Em thân mến, để giải quyết tình trạng này, em nên:
1. Đi khám bác sĩ tâm lý hoặc bác sĩ gia đình để được đánh giá và chẩn đoán chính xác.
2. Áp dụng các biện pháp giảm stress như tập thể dục, thiền, yoga hoặc các hoạt động thư giãn.
3. Cải thiện chất lượng giấc ngủ và duy trì một lịch trình sinh hoạt hợp lý.
4. Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe não bộ như omega-3, vitamin B, vitamin D.
5. Tham gia các liệu pháp tâm lý như trị liệu nhận thức hành vi nếu cần.
Em đừng lo lắng quá, với sự hỗ trợ từ chuyên gia và những nỗ lực của bản thân, em sẽ sớm cải thiện được tình trạng này. SUNNYCARE luôn sẵn sàng đồng hành cùng em trên hành trình này.
Chuyên gia tâm lý - VIỆN TÂM LÝ SUNNYCARE
Bạn có thức khuya ko? Thường thức khuya cũng dễ dẫn đến các trạng thái tinh thần như thế
Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Dựa vào những triệu chứng mà bạn mô tả, có thể bạn đang gặp phải vấn đề về tâm lý như trầm cảm hoặc lo âu. Để chắc chắn, bạn nên thăm khám và tư vấn cùng bác sĩ chuyên khoa tâm lý để được đánh giá và điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân gây ra tình trạng mất tập trung và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Đồng thời, việc duy trì một lối sống lành mạnh, tập trung vào việc ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn và duy trì các hoạt động giúp giảm stress cũng rất quan trọng. Chúc bạn sớm khỏe lại!Chuyên mục liên quan