🔥 Bài đăng hot nhất

Khắc phục tật nói lắp khi căng thẳng

Việc đầu tiên chúng ta cần làm là cố gắng quên đi cái tôi của bản thân. Bởi càng đề cao nó thì ta càng để ý đến cái nhìn của người khác. Càng xem trọng cách người ta nhìn nhận thì mình lại càng căng thẳng, mà càng căng thẳng thì bạn càng dễ nói lắp.


Thế nên mỗi khi phát biểu, bạn cứ giả vờ như xung quanh chẳng có ai cả. Hãy lấy hết sự tập trung của mình vào bài nói, tựa như đang luyện nói một mình vậy. Có thế thì mới giảm được áp lực đè nặng lên tinh thần và cơ thể. Bởi chúng ta chỉ nói lắp khi căng thẳng, nên nếu không còn căng thẳng thì nói lắp cũng sẽ được cải thiện. Tất nhiên bên cạnh tinh thần tốt thì bạn cũng nên chuẩn bị kỹ càng trước khi hùng biện hay phát biểu. Vấn đề tiếp theo mà chúng ta phải để tâm là học cách điều hòa cảm xúc.


Bởi căng thẳng dễ khiến con người ta nói lắp hơn, nên trước khi nói hoặc phát biểu mọi người nên thả lỏng cơ thể, toàn bộ cơ mặt, môi và khuôn miệng. Song song đó hãy hít thở sâu và lẩm bẩm “thả lỏng, thả lỏng...” trong miệng để ổn định cảm xúc, loại bỏ nói lắp khi căng thẳng. Ngoài ra những bài tập ngôn ngữ cũng có thể áp dụng cho cả người nói lắp.


Người nói lắp trên phương diện sinh lý hệ thống phát âm là hoàn toàn bình thường. Do đó chứng nói lắp hoàn toàn có thể cải thiện được, phương pháp cụ thể là: khống chế được tốc độ khi nói chuyện, nói khoan thai, nói từng từ một rõ ràng chứ không nói lướt. Ngoài ra âm thanh lúc nói cũng phải không nhanh không chậm, không quá nặng cũng không quá nhẹ.


Bạn có thể hơi kéo dài âm tiết đầu tiên để có thì giờ nghĩ đến phát âm của âm tiết thứ hai. Sau đó thì dựa theo tiết tấu cả câu để có những đoạn ngừng nghỉ phù hợp. Các bạn, nhất là các bạn trẻ cũng đừng quá lo ngại bởi chứng nói lắp khi căng thẳng.

Bởi có rất nhiều danh nhân trong lịch sử từng mắc chứng nói lắp như T.Edison, A.Einstein… Cả học giả đầu tiên nghiên cứu về hiện tượng nói lắp trên thế giới như Windel Johansson cũng từng là một người mắc bệnh nói lắp. Thế nên điều chúng ta cần nhất là kiên trì và tin tưởng thì mới chữa hết được tật này.


Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
255
4
2

2 bình luận

Cảm ơn bài chia sẻ của bạn . Mỗi khi mình căng thẳng mình hay hít thở sâu và suy Nghĩ trước khi nói , nếu quá căng thẳng mình sẽ nói ít lại , hoặc im lặng .

2 năm trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn bạn đã chia sẻ bài viết nhé, mình sẽ lưu lại để tham khảo vì mình cũng hay bị khi đừng trước đám đông.

2 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!