🔥 Bài đăng hot nhất

Giải pháp phòng ngừa mối lo học sinh tự tử

Bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ vị thành niên đang là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm khi gần đây liên tiếp xảy ra các vụ trẻ tự sát. Các em được cho đã gặp vấn đề tâm lý, trầm cảm suốt thời gian dài và coi việc ra đi là con đường duy nhất để giải thoát.


Giải pháp căn cơ để giải quyết tình trạng tự tử ở trẻ em và thanh thiếu niên là cần đẩy mạnh giáo dục gia đình. Đạo đức và nhân cách của các em phải được dạy dỗ, rèn dũa, và tu dưỡng từ nhỏ trong môi trường gia đình, tiếp đến giáo dục trong nhà trường, ngoài xã hội. Để giáo dục gia đình có hiệu quả, trước tiên các bậc cha mẹ phải luôn trau dồi kỹ năng, đạo đức để luôn là gương tốt cho con cái noi theo.


Đồng thời, chúng ta cần sớm hoàn thiện toàn mạng lưới các bộ công tác xã hội trẻ em và cộng tác viên bảo vệ trẻ em ở cộng đồng. Mạng lưới này không chỉ hỗ trợ kỹ năng, kiến thức bảo vệ trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích, xâm hại, bạo lực, bắt cóc, tự tử ở trẻ em và vị thành niên… cho các bậc cha mẹ, mà còn làm tốt công tác phòng ngừa thông qua hoạt động tư vấn cộng đồng, phát hiện các sớm gia đình có nguy cơ bạo lực, xâm hại, ngăn chặn sớm các vụ việc không để xảy ra.

Để giáo dục nhà trường có hiệu quả trong phòng ngừa nạn tự tử ở học sinh cần phải cải tổ cả hệ thống giáo dục Việt Nam. Theo đó, cần thực hiện các biện pháp cụ thể sau:


Tăng cường tập trung vào việc dạy trẻ em cả cấp tiểu học và trung học những kỹ năng cần thiết để ứng phó với các khó khăn về cảm xúc và tâm lý;


Giảm bớt áp lực học hành bằng cách đánh giá lại lượng kiến thức mà học sinh cần học;


Đầu tư xây dựng các dịch vụ tư vấn tâm lý và công tác xã hội ở tất cả các trường học;


Phối hợp với phụ huynh học sinh để cung cấp cho họ những kỹ năng cần thiết (nuôi dạy con, giao tiếp với con cái) để có thể giúp giảm bớt những khó khăn của trẻ ở trường và ở nhà. Giúp cha mẹ hiểu được tầm quan trọng của sự phát triển cân bằng của trẻ trong đó các kết quả học tập chỉ là một chiều cạnh.


Giải pháp trước mắt cần sớm thiết lập hệ thống tư vấn tâm lý học đường, có biên chế giáo viên tâm lý cho các nhà trường, đưa giáo dục giới tính sớm ngay từ hệ thống mẫu giáo, tiếp đến là các môn giáo dục pháp luật, quyền con người.


Cuối cùng là cải tổ chương trình giáo dục từ cấp học tiểu học trở lên, giảm bớt các kiến thức bác học mang tính nhồi nhét và thay bằng giáo dục kỹ năng sống, phòng ngừa xâm hại bạo lực, tai nạn thương tích và các kỹ năng, kiến thức về tâm lý xã hội. Đồng thời, quan tâm đến chất lượng tuyển chọn giáo viên cả về chuyên môn, đạo đức và sức khỏe.

Sưu tầm

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
126
16
4

4 bình luận

vấn đề này thực sự đáng báo động. cha mẹ và con cái nên đặt mình vào vị trí của nhau để hiểu nhau hơn

2 năm trước
Thích
Trả lời

Người lớn từng nhỏ còn học sinh thì chưa từng là người lớn

2 năm trước
Thích
Trả lời

Đúng vấn đề đang được quan tâm nhiều hiện nay luôn nè bạn. Càng ngày càng nhiều áp lực, mình thấy dạo này học hành thi cử cũng áp lực hơn nhiều lắm nè

2 năm trước
Thích
Trả lời

Đây là vấn đề đáng báo động trong những mùa thi cử, nhiều cha mẹ ép buộc con chạy theo thành tích. Bài chia sẻ của bạn rất hữu ích.

2 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!