Em muốn rời khỏi kiếp này nhưng mà em biết bố mẹ mình sẽ buồn, đau khổ, tiếc thương em nên em muốn hỏi có cách nào dần tách rời mình khỏi cuộc sống
... Xem thêmGiải pháp nào giúp người thân vượt qua ý định tự tử?
Trong xã hội hiện nay, nhiều người chưa được trang bị kỹ năng ứng phó với khó khăn trong cuộc sống, kỹ năng giải quyết vấn đề, nhất là kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân.
Vì vậy, khi gặp vấn đề lớn khó giải quyết, cú sốc tinh thần khó vượt qua, trong tâm trí họ thường là hai từ “bế tắc”. Chính suy nghĩ “Mình không còn khả năng chi trả, mình không thể sống nổi thế này, mình không còn dám nhìn mặt ai, mình đã mất tất cả...” đẩy người ta đến cái chết.
Việc tự tử đôi khi là ý tưởng lóe lên trong đầu người bị bế tắc và những trường hợp này rất khó kịp nhận ra. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trước khi tự tử có xuất hiện một số dấu hiệu tiềm tàng. Cần phải chú ý nhiều hơn đến người thân khi có một số biểu hiện sau:
- Hay dùng từ ngữ thể hiện sự tuyệt vọng như: bế tắc, chịu không nổi, giải thoát...
- Hay nhắc đến chuyện chết chóc.
- Viết thư tuyệt mệnh.
- Giảm các mối tương tác với gia đình, tự cô lập bản thân.
- Không quan tâm đến các hoạt động mà trước đây rất yêu thích.
- Thể hiện sự buồn chán, ôm đầu, rũ rượi, khóc bất thường.
- Không ngủ, không ăn.
- Hay im lặng, thẫn thờ nhìn vô hướng...
Khi nhận thấy những biểu hiện này, có ba biện pháp để giúp người thân khôi phục tinh thần, đó là:
* Thay đổi nhận thức: giúp họ xóa những suy nghĩ tiêu cực rằng “ta đã mất hết tất cả”. Thay vào đó bằng những suy nghĩ tích cực hơn.
Hãy cho họ biết trên đời này không có bế tắc, chỉ là mình chưa tìm ra cách giải quyết mà thôi. Chết đi không phải là hết, mà nỗi khổ sẽ để lại cho cả gia đình, cho những người thân yêu. Hãy giúp họ nhận ra họ vẫn còn tay chân, thời gian, mạng sống và gia đình. Cái đang thiếu chỉ là tiền hoặc chỉ mất đi một cơ hội. Thay vì cứ nghĩ mãi về món nợ, về cú sốc, hãy giúp họ nghĩ về những gì mình đang còn để tìm ra một hướng đi.
* Giải tỏa cảm xúc: hãy dành thời gian chia sẻ cảm xúc với người thân để giúp họ trút bớt gánh nặng trong lòng. Khuyến khích họ khóc, động viên họ nói ra cảm xúc đang chất chứa là cách để lòng nhẹ nhõm hơn. Giúp họ di chuyển cảm xúc đến những đối tượng vô hại (gào thét, xé giấy, đập phá những vật vô hại, vận động thể thao). Ngoài ra, hãy dẫn họ ra ngoài, tham gia hoạt động vui chơi, ngắm cảnh, xem phim truyền động lực, giúp người thân có thời gian thư giãn, giải trí để đầu óc tỉnh táo hơn.
* Tìm giải pháp hành động: giải quyết vấn đề là mấu chốt để giúp họ thoát khỏi trạng thái khủng hoảng lặp lại. Vấn đề còn, khủng hoảng sẽ còn. Hãy làm một “gia sư cuộc sống” để giúp người thân tháo gỡ những nút thắt vượt quá khả năng của họ. Hãy ghi ra tất cả những cách có thể giải quyết vấn đề ra giấy, càng nhiều càng tốt, có thể trong số đó sẽ có một cách ta áp dụng tốt. Ngoài ra, có thể đi hỏi ý kiến của người khác. Sự tỉnh táo của chúng ta có thể giúp ích khi người thân đang quẫn trí.
Nhiều người dễ rơi vào tình trạng trầm cảm một phần là do thiếu chỗ dựa về tinh thần. Gia đình ít gắn kết, ít quan tâm sẽ góp phần gia tăng nguy cơ tự tử. Khi gặp stress, nếu được cha mẹ lắng nghe, thầy cô chỉ bảo, vợ chồng chia sẻ... cảm xúc nặng nề được giải tỏa phần nào và họ cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Hơn nữa, nếu có bờ vai của những người yêu thương bên cạnh, người ta sẽ có một chỗ dựa tinh thần vững chắc, an ủi lớn cho những lúc gặp thất bại trong cuộc đời.
0 bình luận
Mới nhất