Em năm nay 25t trước đây em đã có thời gian qhtd với nhiều ng để quên đi nyc và liên tục em muốn có người ở cạnh và e có quen 1 người mới nhưng ko
... Xem thêmEm phải làm sao bây giờ?
Em không biết em có bị tình trạng bị ám ảnh cưỡng chế không nhưng hiện tại em thấy em đang bị ám ảnh về việc nuốt nước bọt. Cứ khoảng mấy giây hoặc mấy chục giây em lại nuốt một lần. Em nhớ cách đây tầm 3,4 năm trước là em đã gặp tình trạng này nhưng em tự quên được, mấy lần vậy luôn nhưng xong nó tự quên. Bây giờ thì bị lại mà em cứ nghĩ đến nó hoài, không có ra khỏi đầu em được á. Khi em tập trung làm gì đó thì em sẽ quên không nghĩ đến nó nữa. Nhưng khi làm xong tự nhiên nó chợt ùa nhớ tới mà em cũng không muốn. Em biết việc nuốt nước bọt là cơ chế bình thường của cơ thể. Nhưng trường hợp nếu em không để ý tới, còn này mỗi lần em nghĩ đến là em sẽ nuốt liên tục, em nghĩ nếu em cứ nuốt mãi thì sẽ rất khổ. Thế là ý nghĩ ấy cứ ám ảnh em, khiến em cứ mỗi lần nghĩ đến là lại nuốt một cái. Em nuốt nhiều đến nỗi có khi cả buổi nuốt. Em cố gắng tập trung làm việc gì đó để quên nhưng mà khi xong lại nhớ tới, khiến em rất khó chịu ạ. Có lần em ráng nhịn nuốt thử thì càng nhịn thì nó càng tiết nhiều và khiến em tiếp tục phải nuốt. Kiểu não suy nghĩ điều khiển là em sẽ nuốt liên tục mặc dù em không phải bị tiết nước bọt nhiều. Cơ thể em rất bình thường, nhưng nghĩ tới là em sẽ nuốt, khiến em rất ám ảnh. Có khi em nhịn nuốt mà em không muốn nuốt em sẽ nhổ nước bọt ra nhiều lần vậy á. Nếu ở nhà em nhổ thì không sao, chứ ra ngoài thì em không thể nhổ được ạ. Nên em phải nuốt, mà nuốt hoài cái cổ họng em rất khó chịu, khiến em rất lo và ám ảnh về nó. Em muốn giống như trước, đầu không nghĩ tới thì sẽ không nuốt. Em mới bị tuần trước thôi à. Không biết làm sao để quên được luôn hoặc không biết làm sao để cảm thấy nuốt mà không khiến em phải ám ảnh và sợ vậy.
Theo em tìm hiểu thì tình trạng của em không phải chỉ 1 mình em gặp, mà ít nhất là vài người có triệu chứng nuốt nước bọt liên tục giống như em. Phản xạ tiết nước bọt có điều kiện là một phản xạ người nào cũng có, không phải thói quen, đó là khi ngửi thấy, nhìn thấy, nghe kể về 1 món ăn ngon, đặc biệt là món có vị chua, cay thì con người sẽ tăng tiết nước bọt. Còn trường hợp của em là hoàn toàn khác, em cứ suy nghĩ và lo lắng tới nước bọt cả khi không có nghĩ/nghe/nhìn thấy thức ăn. Em thấy rất là bất thường vì em không tự mình kiểm soát được suy nghĩ đó nữa dẫn đến nuốt liên tục.
Bác sĩ có phương án nào có thể giúp em không ạ? Em sợ nó sẽ đi theo em cả đời ạ.
1 bình luận
Mới nhất
Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Tình trạng bạn đang mô tả có thể là một dạng rối loạn tâm lý gọi là rối loạn tăng tiết nước bọt (sialorrhea). Tuy nhiên, tôi không phải là bác sĩ và không thể chẩn đoán chính xác tình trạng của bạn chỉ dựa trên mô tả. Để có được chẩn đoán chính xác và phương án điều trị phù hợp, bạn nên tham khảo ý kiến của một bác sĩ chuyên khoa tâm lý hoặc bác sĩ nội tiết.Tuy nhiên, tôi có thể đưa ra một số gợi ý để bạn giảm bớt tình trạng ám ảnh và lo lắng:
Tìm hiểu về rối loạn tăng tiết nước bọt: Hiểu rõ hơn về tình trạng của mình có thể giúp bạn giảm đi sự lo lắng và ám ảnh. Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị của rối loạn tăng tiết nước bọt có thể giúp bạn cảm thấy an tâm hơn.
Thực hiện các kỹ thuật giảm căng thẳng: Các kỹ thuật như thực hành thở sâu, yoga, thiền định hoặc tập thể dục có thể giúp bạn giảm căng thẳng và lo lắng. Điều này có thể giúp giảm tình trạng ám ảnh và tăng khả năng tập trung vào công việc hoặc hoạt động khác.
Tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý: Nếu tình trạng của bạn gây khó khăn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày, bạn có thể cân nhắc tìm kiếm sự hỗ trợ từ một chuyên gia tâm lý. Họ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân và cung cấp các phương pháp điều trị hiệu quả.
Thực hiện các phương pháp quản lý stress: Tìm hiểu và áp dụng các phương pháp quản lý stress như kỹ năng giải tỏa stress, quản lý thời gian và tạo ra một môi trường sống thoải mái và thư giãn.
Tuy nhiên, nhớ rằng tôi không phải là bác sĩ và chỉ có thể đưa ra những gợi ý chung. Để có được chẩn đoán và phương án điều trị phù hợp, hãy tham khảo ý kiến của một bác sĩ chuyên khoa. Chúc bạn sớm tìm được giải pháp cho tình trạng của mình.
Chuyên mục liên quan