em có nên tự tử không ạ? em mới lớp 8 nhưng đi học cũng bị bạn bè trêu và bạo lực ngôn ngữ rồi bị xa lánh.Nếu được thì cho em xin các cách tự tử mà
... Xem thêmEm phải làm gì bây giờ?
em năm nay 15t, ở cái độ tuổi mà ngta vui vẻ, hạnh phúc nhất thì em lại chìm đắm trong một đống tiêu cực, lo âu; gia đình em không được hạnh phúc, từ bé em đã nhiều lần chứng kiến bố mẹ cãi nhau và lí do phần nhiều là ở em, ở nhà thì em luôn bị phân biệt đối xử vs em gái, làm cho em cảm giác cô dơn ngay trong chính căn nhà của mình. Ở ngoài trường học em cũng không được các bạn tôn trọng, các bạn xem em là trò đùa tiêu khiển, chê bai ngoại hình em, bắt em phải chỉ bài, phải chia sẻ đồ ăn với các bạn. Em có quá khứ phải chịu nhiều trận đòn, trận chửi vì không chăm em cẩn thận, làm cho em lúc nào cũng có cảm giác tội lỗi, cảm giác bản thân là một vết nhơ, một thứ gì đó rất bẩn mà kh ai quan tâm. Từ tháng 8 năm ngoái em bắt đầu có hành vi tự lm đau bản thân, cụ thể là em rạch tay, và việc đó kéo dài đến tận bây giờ, khiến cho cánh tay trái và phần bắp chân trái của em kín sẹo, và hiện tại em vẫn đang tiếp tục lm thế mỗi lần stress, vì kh ai quan tâm em nên vẫn chưa có ai biết em rạch tay.em bắt đầu cảm thấy vô vọng, chán ghét những sở thích trước, ghê tởm và hận bản thân, ăn nhiều một cách không kiểm soát, tóc rụng nhiều vì stress. Gần đây em cảm thấy rất vô vọng, cảm giác muốn chết và khao khát cái chết, nhưng em không biết em có bị bệnh tâm lí không? Ở mức độ nào? và có nên đi khám không ạ?
8 bình luận
Mới nhất
em hãy tự tin về ngoại hình của mình nhé, đừng tự ti quá nữa nha. Và em đã hỏi câu có nên đi khám không thì hãy đi khám nhé em
Em nên đi khám,em có thể nói chuyện tâm sự hoặc viết nhật ký để giải toả cảm giác này nhé
Em có thể tâm sự với mẹ hay chị và có thể đi khám bác sĩ tâm lý để giảm thiểu việc stress quá mức
Rất nhiều người trong độ tuổi của em, cũng như những người lớn, cũng đã từng phải đối mặt với cảm giác đau đớn, cô đơn và vô vọng. Điều quan trọng nhất là em đã nhận ra những cảm xúc của mình và tìm đến sự giúp đỡ của người thân và các chuyên gia tâm lý nhé.
Chào em,
Sunnycare thực sự trân trọng khi em đã dũng cảm chia sẻ những điều này. Cảm giác cô đơn trong gia đình, bị tổn thương từ bạn bè, áp lực từ quá khứ và những suy nghĩ tiêu cực kéo dài có thể khiến em mệt mỏi và dần mất đi hy vọng. Nhưng em ơi, cảm giác này không phải là mãi mãi – em vẫn có thể tìm thấy cách để thoát khỏi vòng luẩn quẩn này.
1. Khi em cảm thấy không được lắng nghe – Điều gì đang diễn ra?
🌿 Điều em có thể cân nhắc thực hiện:
2. Khi em cảm thấy vô hình – Làm sao để tìm được sự kết nối?
🌿 Điều em có thể cân nhắc thực hiện:
3. Khi em tự làm tổn thương bản thân – Có cách nào khác để giải tỏa nỗi đau?
🌿 Điều em có thể cân nhắc thực hiện:
4. Khi em nghĩ đến cái chết – Đây có thực sự là lựa chọn duy nhất?
🌿 Điều em có thể cân nhắc thực hiện:
5. Việc thăm khám là rất cần thiết – Đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ y khoa và tâm lý
🌿 Điều em có thể cân nhắc thực hiện:
Lời nhắn từ Viện Tâm lý Sunnycare
🌿 Hãy để bản thân mình tốt hơn mỗi ngày, thay vì tự làm tổn thương mình, hãy thử tìm một cách khác để giải tỏa – một cách giúp em chữa lành mà không làm đau chính mình. Nếu một lần tìm kiếm sự giúp đỡ không mang lại kết quả, đừng vội mất niềm tin – luôn có ai đó sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ em. Đặc biệt, đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ y khoa và tâm lý, vì em xứng đáng được giúp đỡ để tìm lại sự cân bằng và hạnh phúc trong cuộc sống. Chúc em luôn vững vàng và tìm thấy con đường phù hợp cho chính mình.
Viện Tâm lý Sunnycare
Những cảm giác mà em đang trải qua như tuyệt vọng, tội lỗi, tự gây đau đớn, và chán ghét bản thân là những dấu hiệu rất nghiêm trọng mà em không nên bỏ qua. Đây có thể là những dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tâm lý cần được sự can thiệp chuyên môn. Mong cuộc sống của em sẽ tốt đẹp hơn.
Việc em cảm thấy tội lỗi và có quá khứ bị đánh đập cũng có thể ảnh hưởng lớn đến tâm lý của em. Gia đình không hạnh phúc và sự phân biệt đối xử với em gái có thể làm tăng thêm áp lực cho em. Những trải nghiệm này có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý như trầm cảm hoặc lo âu. Em nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Họ có thể lắng nghe và giúp em tìm ra cách giải quyết những cảm xúc tiêu cực này. Việc đi khám không chỉ giúp em hiểu rõ hơn về tình trạng của mình mà còn cung cấp cho em những công cụ và phương pháp để vượt qua khó khăn. Hãy nhớ rằng em không đơn độc và có nhiều người sẵn sàng giúp đỡ em. Việc chia sẻ với người đáng tin cậy, như cha mẹ, bạn bè hoặc chuyên gia, có thể giúp em cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Em xứng đáng được hỗ trợ và chăm sóc cho sức khỏe tâm lý của mình.
Chuyên mục liên quan