Em năm nay 20t bị tâm lý bị thay đổi, tâm trạng không bao giờ vui

Em chào các bác sĩ và mọi người! Em 20t em bị tâm lý ở nhà nhiều và khi em muốn ra ngoài chơi ví dụ đi đu idol và để gặp gỡ nhiều người để va chạm, thoải mái tinh thần nhưng bố mẹ em cho em đúng 1-2 lần/ 1 tháng, sinh viên như bọn em chỉ có 1 lần thôi, e vẫn cân bằng việc nhà, việc học và đi chơi, em chỉ đi chơi đúng buổi tối mà em rảnh thôi ạ! Nhà mỗi mình em và bố mẹ em càng ngày thêm 1 tuổi nên tính cách khó tính, nên em tự tìm niềm vui cho em ạ! Em mong các bác sĩ và mọi người cho em lời khuyên ạ! Em cảm ơn các bác sĩ và mọi người đã đọc bài của em ạ!

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
103
3
10

10 bình luận

tâm trạng không vui thì có thể do em suy nghĩ quá nhiều, em để tâm trọng thoải mái đi, k nên tiêu cực quá, hãy thoáng chút sẽ vui vẻ hơn

2 tháng trước
Thích
Trả lời

em thử đi du lịch bụi 1 lần thay đổi tâm trạng xem sao

2 tháng trước
Thích
Trả lời

có thể bố mẹ em lo lắng cho em khi ra ngoài nên mới vậy, còn em có thể nói chuyện với bố mẹ về việc này, sinh viên thì cũng cần năng nổ hơn để sau này ra đi làm sẽ có mối quan hệ tốt hơn

2 tháng trước
Thích
Trả lời

tạo lòng tin cho bố mẹ nhiều hơn để bạn được thoải mái nhé

2 tháng trước
Thích
Trả lời

Việc em cố gắng tìm niềm vui và sự cân bằng trong cuộc sống là rất quan trọng, và em cũng rất xứng đáng có những khoảnh khắc để thư giãn, vui chơi và kết nối với mọi người. Nhưng có thể, do bố mẹ cũng mong muốn em có thể chia sẻ thời gian với bố mẹ nữa. Em nên cân bằng giữa việc cho cá nhân và gia đình nhé.

2 tháng trước
Thích
Trả lời
Dạ thưa bác sĩ, em đã làm được như số 1 về giới hạn chế ra ngoài rồi ạ, em đi đâu cũng phải báo cáo xin phép và em thậm chí gửi lịch trình địa điểm, mấy giờ, đi đâu em phải chụp ảnh gửi cho mẹ em nữa đó ạ, em cảm thấy là hơi bị ít quá ạ, gia đình em giữ con quá kĩ luôn đó ạ!
2 tháng trước
Thích
Trả lời

Chào em,

Sunnycare hiểu rằng em đang cố gắng cân bằng giữa mong muốn được tự do, kết nối xã hội và sự kiểm soát của gia đình. Việc muốn ra ngoài, gặp gỡ bạn bè để thư giãn là nhu cầu chính đáng, nhưng bố mẹ có thể chưa hoàn toàn hiểu được điều này hoặc có những lo lắng riêng.

1. Khi bố mẹ giới hạn việc ra ngoài – Họ lo lắng điều gì?

  • Khi bố mẹ không cho em đi chơi nhiều, có thể họ lo lắng về sự an toàn của em, sợ em bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài hoặc mất tập trung vào việc học.
  • Đôi khi, càng lớn tuổi, bố mẹ càng có xu hướng bảo vệ con nhiều hơn vì họ chưa cảm thấy yên tâm về khả năng tự lập của em.

🌿 Điều em có thể cân nhắc thực hiện:

  • Chủ động đối thoại với bố mẹ thay vì chỉ xin phép đi chơi.
  • 👉 “Bố mẹ ơi, con hiểu bố mẹ lo cho con, nhưng con cũng cần có thời gian để gặp gỡ bạn bè và học hỏi thêm từ thế giới bên ngoài. Nếu con vẫn đảm bảo việc học và công việc nhà, bố mẹ có thể cân nhắc cho con thêm thời gian để ra ngoài không?”
  • Đưa ra phương án cụ thể về thời gian, địa điểm, và kế hoạch để bố mẹ yên tâm hơn. Ví dụ:
  • 👉 "Hôm nay con muốn đi gặp bạn A từ 3 giờ đến 5 giờ tại quán cà phê gần nhà, con sẽ về đúng giờ."
  • Nếu bố mẹ chưa đồng ý ngay, hãy kiên nhẫn và từ từ giúp họ thấy rằng em có trách nhiệm với bản thân và biết cách quản lý thời gian.

2. Tận dụng khung thời gian ban ngày để mở rộng mối quan hệ chất lượng

  • Nếu thời gian ra ngoài bị hạn chế vào buổi tối, em vẫn có thể tận dụng những khoảng thời gian ban ngày để xây dựng các mối quan hệ ý nghĩa.
  • Thay vì chỉ gặp bạn bè vào buổi tối, em có thể tham gia các hoạt động ban ngày có giá trị như câu lạc bộ, nhóm học tập hoặc các sự kiện sinh viên.

🌿 Điều em có thể cân nhắc thực hiện:

  • Tham gia các hoạt động cộng đồng hoặc nhóm sinh viên có cùng sở thích với em. Điều này giúp em vừa có thời gian vui vẻ, vừa tạo dựng những mối quan hệ chất lượng.
  • Sắp xếp lịch gặp gỡ bạn bè vào buổi trưa hoặc chiều thay vì tối, nếu có thể, để phù hợp với khung giờ bố mẹ cho phép.
  • Duy trì liên lạc với những người bạn tích cực, không chỉ qua gặp mặt trực tiếp mà còn qua tin nhắn, cuộc gọi hoặc các hoạt động nhóm.

3. Khi cảm xúc tiêu cực kéo dài – Em có thể làm gì để cải thiện tâm trạng?

  • Nếu em luôn cảm thấy tâm trạng không vui, có thể do em chưa có đủ không gian để phát triển bản thân.
  • Hạnh phúc không chỉ đến từ việc được ra ngoài, mà còn có thể đến từ những điều nhỏ bé mà em tự tạo ra cho mình.

🌿 Điều em có thể cân nhắc thực hiện:

  • Tìm một sở thích giúp em cảm thấy hào hứng hơn, như vẽ tranh, viết lách, tập thể dục hoặc tham gia một hoạt động sáng tạo nào đó.
  • Xây dựng sự tự tin bằng cách đầu tư vào phát triển bản thân, như học một kỹ năng mới hoặc đọc sách về chủ đề em yêu thích.
  • Giao tiếp với bố mẹ nhiều hơn để dần thay đổi quan điểm của họ, giúp họ hiểu rằng em đang cố gắng cân bằng cuộc sống chứ không phải chỉ muốn đi chơi.

Lời nhắn từ Viện Tâm lý Sunnycare

🌿 Hãy để bản thân mình tốt hơn mỗi ngày, thay vì cảm thấy bị giới hạn, hãy thử tìm những cách khác để mở rộng thế giới của em. Nếu em chưa thể thay đổi ngay suy nghĩ của bố mẹ, hãy kiên nhẫn và tìm cách giao tiếp khéo léo hơn. Khi em sống tốt hơn mỗi ngày, bố mẹ cũng sẽ dần hiểu và tin tưởng em nhiều hơn. Chúc em luôn vững vàng và tìm thấy hướng đi phù hợp cho chính mình.

Viện Tâm lý Sunnycare

2 tháng trước
Thích
Trả lời

20 tuổi rồi mà bạn có thể kết hợp các hoạt động ở trường lớp để thoải mái tinh thần, cà phê du lịch với bạn bè cũng vui. Nếu ba mẹ ko cho phép hãy nói cho ba mẹ hiểu và làm cho ba mẹ đặt niềm tin ở bạn hơn

2 tháng trước
Thích
Trả lời
1
@Nhã Thy

dạ mình cảm ơn bạn nhiều

2 tháng trước
Thích
Trả lời
Để cân bằng tâm lý và tìm niềm vui cho bản thân, bạn có thể thử một số cách sau:
  1. Gặp gỡ bạn bè: Dù bố mẹ chỉ cho phép bạn ra ngoài 1-2 lần/tháng, bạn có thể tận dụng những buổi gặp gỡ này để thư giãn và chia sẻ cảm xúc với bạn bè. Hãy lên kế hoạch cho những buổi đi chơi này thật ý nghĩa.
  2. Thay đổi không gian: Nếu không thể ra ngoài thường xuyên, hãy tạo không gian thoải mái tại nhà. Bạn có thể trang trí phòng, hoặc dành thời gian ở những nơi có không khí trong lành như công viên gần nhà. Việc này giúp cải thiện tâm trạng và sức khỏe tinh thần.
  3. Tham gia hoạt động thể chất: Tập thể dục hoặc đi dạo có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng và tăng cường hormone hạnh phúc. Bạn có thể chọn những hoạt động nhẹ nhàng như yoga hoặc đi bộ.
  4. Thiền và thư giãn: Dành thời gian để thiền hoặc thực hành các bài tập thở có thể giúp bạn kiểm soát cảm xúc tốt hơn và tìm lại sự cân bằng trong tâm trí.
  5. Chia sẻ cảm xúc: Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc quản lý cảm xúc, hãy tìm một người bạn tin tưởng để chia sẻ. Việc này có thể giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
  6. Tìm kiếm sự hỗ trợ: Nếu tâm lý của bạn không cải thiện, hãy xem xét việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý. Họ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cảm xúc của mình và đưa ra những giải pháp cụ thể. Hãy nhớ rằng việc tìm niềm vui và cân bằng cuộc sống là một quá trình. Bạn có thể bắt đầu từ những điều nhỏ nhất và dần dần xây dựng thói quen tích cực cho bản thân.
2 tháng trước
Thích
Phản hồi
1
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!