Em nghĩ mình bị " rối loạn lo âu "

Dạ em chào bác sĩ
Hiện tại em 19 tuổi và sắp bước vào năm hai đại học. Hồi cấp 3 em từng đi khám, em bị trầm cảm và một bệnh thần kinh khác.

Cho đến khi lên đại học em chọn sống rất xa nhà, em thấy em có thoải mái hơn vì không sống gần gia đình. Tuy nhiên, em lại cũng có thêm áp lực và có một vài dấu hiệu khiến em nghĩ mình mắc chứng Rối loạn lo âu :

+ Từ khi em lên đại học em sợ mình chọn không đúng nghành và sau này ra trường không làm được gì, không kiếm được tiền. Dù biết nó còn xa nhưng em không hiểu vì sao em rất lo, nỗi lo ấy kéo dài đến tận bây giờ (đa số đêm nào cũng nghĩ và trong đầu em không lúc nào thảnh thơi thoải mái được).
+ Nỗi sợ thứ hai của em là về chuyện học hành, dù học rất chăm chỉ nhưng năm nhất tổng điểm tích lũy không được như em mong muốn. Và em thường gặp khó khăn trong môn tính toán, sợ mình không theo học nổi những năm sau dù em không có ý bỏ học. Những bạn bè xung quanh em cũng nói các bạn ấy lo và cứ nói là muốn chuyển nghành, trong những lúc đó em hay lãng tránh đi dù bên trong em có nỗi sợ rất lớn. (Em rất thường lãng tránh ai đó nhắc đến việc học trên trường, khi bạn hỏi làm bài được không)
+ Dạo gần đây (gần 2 tháng) em thường xuyên thấy tim đập rất nhanh, hồi hộp trong người dù em không biết là mình hồi hộp vì điều gì (xảy ra trong khoảng 5, 10 phút). Những lúc đó em thấy mệt mỏi và rất khó chịu nhưng tim thì cứ đập rất nhanh không thể làm gì được.
+ Em là người luôn có những suy nghĩ nghiêm túc trong đầu (dù là những chuyện nhỏ nhặt linh tinh thì em cũng nghiêm trọng hóa nó).

Đầu em luôn chạy và luôn có những ý tưởng, suy nghĩ. Mà mỗi khi em có ý tưởng là em phải note ra trên điện thoại dù em không biết khi nào mình sẽ làm, và khi đọc trên mạng triết lý sống em phải note ra liền dù em không biết khi nào mình sẽ áp dụng. Việc này cũng bình thường cho đến khi: em sắp chìm vào giấc ngủ rồi, bỗng em nhớ ra gì đó là em phải note lại liền, note xong em cũng không còn buồn ngủ nữa.
Vậy ghiếc rồi em bị đuối nhưng em lại suy nghĩ nghiêm túc là Vậy nếu mình không note ra rồi mình bỏ lỡ thì sao ? Đến khi mình cần đến hay khi mình cần nhắc nhở mà không có nó thì sao mình nhớ ? (Dù có thể nó không quan trọng gì mấy)
+ Và mấy tháng nay em bị khó ngủ, khoảng từ 2h sáng em mới ngủ. Nếu có buồn ngủ sớm thì em cũng không vào giấc được.

Em thấy rất mệt mỏi, em khó tập trung và trừ khi ngủ thì còn lại thời gian não em đều phải chạy nhưng em không thể ngưng được. Có những thói quen thường ngày mà trước đây em cảm thấy bình thường nhưng từ khi lên đại học em gặp thêm áp lực học hành nên làm em rất chán nản.

Em muốn hỏi bác sĩ là : Có phải em mắc chứng rối loạn lo âu không ? Làm sao để em cải thiện tình trạng này ? Và làm sao để não em có sự tập trung hơn ?

Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều !



Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
3
5

Bạn không một mình trên hành trình này.

Đây là nơi bạn có thể tìm thấy sự thấu hiểu, những kiến thức tinh thần đáng tin cậy, đồng hành cùng bạn qua những ngày chông chênh.

Nhận hỗ trợ ngay

Bài viết tương tự

5 bình luận

Chào em,

Sunnycare rất cảm ơn em vì đã viết ra một cách rõ ràng, mạch lạc và chân thật về những điều đang diễn ra bên trong mình. Điều này không dễ dàng – nhất là khi em đang phải xoay xở với rất nhiều cảm xúc, suy nghĩ, sự bất ổn về giấc ngủ, và cả cảm giác kiệt sức kéo dài.

Sunnycare không đưa ra chẩn đoán, và không khẳng định em “bị” hay “không bị” một rối loạn cụ thể nào – vì điều quan trọng hơn hết không phải là nhãn gọi, mà là chúng ta hiểu được điều gì đang thực sự làm tâm trí em bị xáo trộn, và từ đó, gợi mở hướng đi phù hợp để em có thể bình ổn trở lại.

🌿 SUNNYCARE GHI NHẬN:

Dựa vào những điều em chia sẻ, có thể thấy tâm trí của em đang hoạt động với cường độ cao quá mức, kéo dài trong nhiều tháng, với các biểu hiện:

  • Lo âu thường trực (về ngành học, tương lai, thành tích, khả năng thích nghi)
  • Tránh né giao tiếp liên quan đến học hành nhưng bên trong vẫn chịu đựng áp lực nặng nề
  • Nhịp tim nhanh, hồi hộp bất thường không rõ nguyên nhân → biểu hiện sinh lý của lo âu
  • Khó kiểm soát suy nghĩ, não “chạy liên tục” kèm theo mất ngủ
  • Suy nghĩ quá nghiêm trọng về cả những điều nhỏ, dẫn đến thiếu thư giãn và kiệt sức tinh thần

Những điều này không hẳn là “bệnh”, mà là tín hiệu của một hệ thống thần kinh đang hoạt động trong chế độ căng thẳng cao độ (gọi là “hyperarousal” trong tâm lý học). Điều này hoàn toàn có thể điều chỉnh dần nếu em có phương pháp phù hợp.

🎯 GỢI MỞ HƯỚNG ĐI CHO EM:

1. Điều đầu tiên: Nhận diện và bình ổn hệ thần kinh của mình

  • Tâm trí em đang “quá tải thông tin” và không có thời gian để xử lý chúng.
  • Em có thể bắt đầu mỗi ngày với một vài nhịp thở sâu: 4 giây hít – giữ 4 giây – 6 giây thở ra, làm liên tục 5–10 phút/ngày.
  • Kết hợp với đi bộ nhẹ, vươn vai, hoặc viết tay (khác với note máy) sẽ giúp “thoát” khỏi trạng thái chỉ nghĩ mà không có đầu ra.

2. Suy nghĩ liên tục và sợ quên – là cơ chế kiểm soát quá mức do lo âu

  • Em đang cảm thấy: “Nếu mình không kiểm soát mọi thứ, mình sẽ thất bại”. Nhưng càng cố kiểm soát thì cơ thể càng căng.
  • Em hãy thử một cách nhẹ nhàng hơn: viết tất cả những điều cần note vào một “sổ chờ”, mỗi tối mở ra đọc lại và chọn tối đa 1 điều quan trọng nhất để làm vào ngày mai. Những cái còn lại, mình cho phép bản thân được tạm cất. Điều này giúp não biết đâu là ưu tiên, và đâu là được nghỉ.

3. Hãy lắng nghe thay vì ép bản thân

  • Việc học không tốt như kỳ vọng không đồng nghĩa với việc em yếu kém. Có thể em đang học sai cách, hoặc đang kỳ vọng mình học như một “máy hoàn hảo”.
  • Hãy viết ra điều khiến em học chậm: là vì không hiểu bài, vì quá mệt khi học, hay vì so sánh với bạn? Hiểu đúng “nút thắt” sẽ giúp em dễ tháo hơn.

4. Chủ động thiết lập vùng an toàn tâm lý

  • Xa gia đình giúp em dễ thở hơn – đó là lựa chọn rất hợp lý. Nhưng sống xa cũng cần em tạo thêm điểm tựa khác: một người bạn đáng tin, một nhóm hỗ trợ, hoặc kết nối với chuyên viên tâm lý.
  • Nếu có điều kiện, em nên sắp xếp ít nhất 3–5 buổi làm việc với chuyên gia tâm lý để hỗ trợ xử lý gốc rễ của lo âu (đặc biệt vì em có tiền sử trầm cảm và điều trị trước đây).

5. Giấc ngủ là cánh cửa đầu tiên cần được mở lại

  • Em nên tạo một nghi thức trước khi đi ngủ để báo hiệu cơ thể được nghỉ: tắt đèn sớm, không dùng điện thoại 1 giờ trước khi ngủ, nghe âm thanh thư giãn (nature sound), viết 3 điều dễ chịu trong ngày.

💛 Em không một mình. Những điều em trải qua – Sunnycare tin – không phải do “yếu đuối”, mà là em đã cố gắng quá lâu mà chưa có người đồng hành đúng lúc.

Và điều quan trọng nhất: em xứng đáng được sống nhẹ nhõm, tập trung và thoải mái hơn. Sự mệt mỏi hiện tại là tín hiệu để em dừng lại, lắng nghe bản thân và bắt đầu một hành trình mới – nơi tâm trí được “thở” và cơ thể được “nghỉ”.

Nếu em cần một nơi để bắt đầu, Sunnycare luôn sẵn sàng đồng hành.

Thân mến,

VIỆN TÂM LÝ SUNNYCARE

2 ngày trước
Thích
Trả lời
1
@VIỆN TÂM LÝ SUNNYCARE

Dạ em cảm ơn Sunnycare nhiều ạ.

2 ngày trước
Thích
Trả lời

Dựa vào mô tả của em, có nhiều dấu hiệu trùng khớp rất cao với rối loạn lo âu tổng quát. nhưng chị khuyên em vẫn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần hoặc Tâm lý lâm sàng để được chẩn đoán chính thức và tìm được phương pháp phù hợp nhất với em.

3 ngày trước
Thích
Trả lời
1
@Vy Trần

Dạ em cảm ơn chị nhiều.

2 ngày trước
Thích
Trả lời
Chào bạn, với những triệu chứng bạn mô tả, có khả năng bạn đang trải qua giai đoạn rối loạn lo âu, có thể liên quan đến tiền sử trầm cảm trước đây:

Các triệu chứng như lo lắng quá mức về tương lai, kết quả học tập, tim đập nhanh, khó ngủ, suy nghĩ liên tục và nghiêm trọng hóa vấn đề là những dấu hiệu thường thấy của rối loạn lo âu. Việc bạn từng bị trầm cảm cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc rối loạn lo âu. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể thử những cách sau:

  1. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia: Bạn nên tìm đến bác sĩ tâm thần hoặc nhà tâm lý học để được đánh giá chính xác và tư vấn điều trị phù hợp. Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) có thể giúp bạn thay đổi cách suy nghĩ và hành vi tiêu cực.
  2. Quản lý căng thẳng: Tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc (7-8 tiếng mỗi đêm), thực hành các kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền, hoặc hít thở sâu có thể giúp giảm căng thẳng và lo âu.
  3. Thay đổi lối sống: Hạn chế caffeine và rượu, ăn uống lành mạnh, và dành thời gian cho các hoạt động bạn yêu thích.
  4. Chia sẻ với người thân: Nói chuyện với bạn bè, gia đình, hoặc người bạn tin tưởng về những lo lắng của bạn.
  5. Ghi nhật ký: Viết ra những suy nghĩ và cảm xúc của bạn có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì đang gây ra lo âu.
  6. Tập trung vào hiện tại: Thay vì lo lắng về tương lai, hãy tập trung vào những gì bạn có thể làm ngay bây giờ để cải thiện tình hình.
  7. Lập kế hoạch: Chia nhỏ các mục tiêu lớn thành các bước nhỏ hơn và lập kế hoạch cụ thể để đạt được chúng.
  8. Tập trung: Để cải thiện sự tập trung, bạn có thể thử các kỹ thuật như Pomodoro (làm việc 25 phút, nghỉ 5 phút), hoặc sử dụng các ứng dụng hỗ trợ tập trung. Nếu các biện pháp trên không hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp bạn kiểm soát các triệu chứng lo âu. Chúc bạn sớm cải thiện được tình trạng của mình!
3 ngày trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!