🔥 Bài đăng hot nhất

E thật sự quá mệt rồi...

Xin chào mọi người, em xin phép được dấu tên để kể chuyện của mình ạ. Năm nay em lên lớp 8, em biết năm nay là năm rất quan trọng đối với em để giúp em lên cấp 3. E cx tự biết rằng e phải thật cố gắng để học tập để lo cho em sau này. Nhưng không có gì nếu như bố mẹ đặt áp lức lên người em. Bố mẹ bắt em phải lấy được học bổng để bố mẹ không phải nhiều gánh nặng, em cũng biết điều đó chứ nhưng em biết điều đó đối với em khá khó. Ngày nào em cũng học 8 tiết trên trường (có hôm phải ở lại học đội tuyển..), đến tối lại phải đi học thêm từ 1 đến 2 ca, có kì thi nào em cũng bị bắt tham gia mặc dù em không muốn, tối về em lại phải học đến đêm mới thôi. Chỉ khi em ở trường em mới được là chính mình. Ngày nào đi học về em cũng phải nấu cơm, đưa em đi học,.. Không 1 ngày nào em được nghỉ ngơi. Bố mẹ ép em tham gia các clb của nhà trường mặc dù em không thích, gd bắt em phải đứng đầu lớp, họ bắt em phải học thật chăm chỉ. Từ năm lớp 1 đến giờ bố mẹ em luôn bắt em phải luôn đứng đầu nếu không em sẽ bị chửi. Có lần năm lớp 7 em không đạt được kết quả mà bố mẹ em mong muốn, bố mẹ mắng em là đồ ngu, có mỗi việc học mà không làm được thì ở nhà mà đi làm, rồi so sánh em với các bạn, các anh các chị, có lần hè năm lớp 7 em đã bị chửi đến mức em chỉ muốn 44 đi cho xong, bố mẹ nói: " mày nhìn lại mày đi chỉ có cái việc học cũng không xong, cái bạn con trai lớp m cũng bằng tuổi m mà sao nó lại giỏi đến thế, m nhìn c H đi, học giỏi như thế có phải để các bác nhắc bao giờ không, m ngu không khác j 1 con bò,..." rất nhiều câu bố mẹ nói em khiến tim em như bị nhiều con dao đâm vào. Em không hiểu tại sao em lại bị bố mẹ đặt áp lực như thế. Cuối tuần bạn bè của e đều được vui chơi, được vui vẻ mà e lại chỉ cắm đầu vào sách vở, nghe những lời nói khiến e ngày càng tự ti hơn. năm lớp 2, có lần e bị sai 1 bài toán mà bố mẹ lôi e ra đánh e rồi mắng e là không biết lo cho bố mẹ, lúc đó e còn rất nhỏ để có thể nhận thức được bố mẹ muốn gì. Năm lớp 3 như là 1 năm địa ngục của e vậy, bố mẹ ép em học cả ngày lần đêm, sinh nhật của em cũng bắt em học, ngày nào học cũng đưa em đến lớp học thêm từ sáng đến tận tối mới đón e về, về đến nhà e lại học, năm tháng ấy không khác j địa ngục của e, có lần e đi học thêm, e ngồi cạnh 1 bn nữ khi đó e có nhắc bạn là học tiếp nhưng không hiểu sao cô giáo lại nghĩ e nói chuyện với bạn ấy và lấy que gỗ đánh em, lúc tan học mẹ em mắng em một trận lớn em đã cố giải thích nhưng mẹ không tin em. Năm cấp 1, các bn thì vui vẻ học không áp lực nhưng e thì ngược lại. E có người chị họ học rất giỏi nhưng chị ấy không bị bố mẹ tạo ra áp lực học tập, ngành học hay học thêm hay không đều là chị ấy tự chọn chứ bố mẹ chị ấy không có ép buộc, còn e không được lựa chọn ngành hc hay bất cứ điều gì, bome đều sắp đặt hết, họ bắt e theo ngành chip bán dẫn, họ bắt e phải học toán, tiếng anh nhưng điểm mạnh của e và cũng là sở thích học văn của e họ lại không cho, ước mơ của e là đầu bếp cũng chỉ là ước mơ của em thôi. e đã rất áp lục và muốn được là chính mình 1 lần nhưng nó cũng chẳng bao giờ thành hiện thực cả. E đã muốn được giải thoát cho bản thân nhiều lần rồi nhưng mà e không dám. Có cách nào giúp e 44 mà k phải đau không ạ?

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
12
2
4

4 bình luận

Mến chào em,

Sunnycare rất đồng cảm cùng em khi nghe về những cảm xúc mà em đang trải qua. Em đang phải đối mặt với nhiều áp lực từ việc học hành cũng như sự kỳ vọng của bố mẹ, và điều đó khiến em cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng. Mong rằng, những vết thương tâm hồn này trong em sẽ có giải pháp phù hợp để chữa lành và giúp em tìm thấy cuộc sống bình an. SUNNYCARE gợi mở đến em một số thông tin sau, hy vọng SUNYCARE có thể hỗ trợ em vượt qua.

1. Ghi nhận cảm xúc:

Hãy dành một chút thời gian để lắng nghe và quan sát những cảm xúc bên trong mình. Liệu có cách nào để chuyển hóa những cảm xúc này? Mặc dù em không thể thay đổi bố mẹ ngay lúc này, nhưng em hoàn toàn có thể điều chỉnh cảm xúc của chính mình. Thay vì để những áp lực vô hình đè nặng, hãy thử suy ngẫm về những điều em đã làm tốt và giá trị của bản thân. Khi đủ bình tĩnh, em sẽ nhận ra rằng mình đã cố gắng rất nhiều; có thể em đang chờ đợi sự công nhận từ người khác, nhưng đừng quên rằng việc tự yêu thương và khích lệ bản thân cũng quan trọng không kém. Hãy tự thưởng cho những nỗ lực của chính mình suốt thời gian qua, em nhé!

2. Chia sẻ về tình thương của bố mẹ:

Bố mẹ em yêu thương em, nhưng có thể cách thể hiện tình cảm của họ chưa thực sự phù hợp với những gì em cần. Họ có thể đang cố gắng tạo ra một tương lai tốt đẹp cho em, nhưng cách họ áp đặt áp lực lên em lại khiến em cảm thấy nặng nề và căng thẳng. Họ có thể không nhận ra rằng điều đó đang ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng và sự tự tin của em.

3. Giải pháp để tháo gỡ vấn đề:

  • Giao tiếp với bố mẹ: Hãy thử tìm một thời điểm để nói chuyện với bố mẹ về cảm xúc của em. Em có thể giải thích rằng áp lực mà họ đặt lên em khiến em cảm thấy không thoải mái và muốn được hỗ trợ theo cách khác.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ: Nếu em cảm thấy khó khăn trong việc chia sẻ với bố mẹ, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè hoặc người lớn đáng tin cậy. Họ có thể giúp em có cái nhìn khách quan hơn về tình huống và cung cấp cho em những lời khuyên bổ ích.
  • Xác định sở thích của bản thân: Hãy dành thời gian cho những điều mà em thực sự thích, dù là nấu ăn, thể thao hay nghệ thuật. Những sở thích này có thể giúp em tìm thấy niềm vui và giảm bớt áp lực học tập.
  • Đặt ra mục tiêu hợp lý: Em có thể thử đặt ra những mục tiêu nhỏ trong học tập thay vì cố gắng đứng đầu. Việc hoàn thành những mục tiêu nhỏ sẽ giúp em cảm thấy tự tin hơn và giảm áp lực.
  • Tìm đến chuyên gia: Nếu cảm giác căng thẳng và áp lực vẫn không giảm bớt, hãy nghĩ đến việc tìm một chuyên gia tâm lý. Họ có thể giúp em hiểu rõ hơn về cảm xúc của mình và tìm ra các giải pháp để cải thiện tình hình. Viện tâm lý SUNNYCARE với các chuyên gia tâm luôn sẵn sàng đồng hành cùng em trên hành tình tìm thấy sự bình an tâm hồn.

Em có thể làm chủ tương lai của chính mình, bằng chính những nỗ lực lúc này em nhé!

VIỆN TÂM LÝ SUNNYCARE

2 tháng trước
Thích
Trả lời

Em đang mệt mỏi vì lịch học dày đặt và phải tham gia quá nhiều clb, cùng với áp lực học tập. Em thử sắp xếp lại thời gian hợp lí hơn xem. Nghỉ bớt những hoạt động không quan trọng hoặc em ko thích. Nếu em thấy việc học thêm ko cần thiết khi em có thể tự học, hãy xin nghỉ bớt để dành nhiều thời gian tự học và giải trí. Con mình đang học lớp 9 và cũng bị áp lực như vậy vì kì thi 2k10 năm nay dự đoán khá khó khăn nên áp lực rất lớn nhưng mình thấy con mình vẫn chơi xem phim các kiểu, con mình học giỏi nhé. Mình ko biết bé học lúc nào có thể những môn phụ khác bé học trên lớp luôn rồi.

2 tháng trước
Thích
Trả lời

Bạn cần nói chuyện với bố mẹ, hoặc nhờ cô chủ nhiệm trao đổi với bố mẹ, hãy chia sẻ với cô giáo của bạn và nhờ cô trao đổi với phụ huynh nhé.

2 tháng trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Chào em, trước hết, tôi muốn nói rằng tôi rất cảm thông với những gì em đang trải qua. Áp lực từ gia đình và môi trường học tập có thể khiến em cảm thấy mệt mỏi, tự ti và không thể là chính mình. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn đến sức khỏe tổng thể của em. Em không đơn độc trong cảm giác này, và việc em tìm kiếm sự giúp đỡ là một bước đi rất quan trọng.

Trước tiên, chúng ta cần xác định và phân tích tình huống mà em đang đối mặt. Em đang ở độ tuổi dậy thì, một giai đoạn mà sự phát triển tâm lý và cảm xúc rất nhạy cảm. Áp lực từ bố mẹ về việc học tập và thành tích có thể tạo ra cảm giác căng thẳng, lo âu, và thậm chí là trầm cảm. Việc so sánh với bạn bè và những kỳ vọng cao từ gia đình có thể khiến em cảm thấy không đủ tốt, dẫn đến sự tự ti và mệt mỏi. Nếu em cảm thấy mình không thể đáp ứng được những yêu cầu đó, điều này có thể dẫn đến cảm giác thất vọng và chán nản.

Chẩn đoán tình trạng của em có thể liên quan đến trầm cảm hoặc rối loạn lo âu. Những triệu chứng như cảm giác mệt mỏi, tự ti, và áp lực có thể là dấu hiệu của những vấn đề tâm lý nghiêm trọng hơn. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm ý định tự tử mà em đã đề cập. Em cần biết rằng cuộc sống có thể khó khăn, nhưng em có giá trị và xứng đáng được hạnh phúc.

Tôi muốn khẳng định rằng em có giá trị và xứng đáng được yêu thương và hỗ trợ. Những ước mơ và sở thích của em, như việc trở thành một đầu bếp, cũng rất quan trọng. Em có quyền theo đuổi những gì làm em hạnh phúc, và việc không được ủng hộ từ gia đình không có nghĩa là em không thể thực hiện ước mơ của mình.

Để giúp em vượt qua tình trạng này, tôi đề xuất một số giải pháp cụ thể. Trước hết, em có thể thử áp dụng liệu pháp nhận thức-hành vi (CBT) để thay đổi cách suy nghĩ tiêu cực về bản thân và áp lực từ gia đình. Liệu pháp này giúp em nhận ra những suy nghĩ không hợp lý và thay thế chúng bằng những suy nghĩ tích cực hơn. Em cũng có thể tham gia vào các hoạt động thể chất như thể dục thể thao, yoga hoặc thiền để giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.

Ngoài ra, việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè, thầy cô hoặc những người mà em tin tưởng cũng rất quan trọng. Họ có thể giúp em cảm thấy bớt cô đơn và có thể chia sẻ những cảm xúc của mình. Em cũng nên dành thời gian cho những sở thích cá nhân, như nấu ăn, để tìm lại niềm vui và sự sáng tạo trong cuộc sống.

Nếu tình trạng của em không cải thiện, tôi khuyên em nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần. Họ có thể giúp em xây dựng một kế hoạch điều trị phù hợp, có thể bao gồm liệu pháp tâm lý và, nếu cần thiết, thuốc điều trị. Một số loại thuốc thường được sử dụng cho trầm cảm và lo âu bao gồm SSRIs như Fluoxetine (20mg/ngày) hoặc Sertraline (50mg/ngày). Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ vì có thể có tác dụng phụ như buồn nôn, mất ngủ hoặc tăng cân.

Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh rằng cuộc sống có thể đầy thử thách, nhưng những khó khăn này không định nghĩa giá trị của em. Em có khả năng vượt qua những trở ngại này và tìm thấy con đường của riêng mình. Hãy nhớ rằng em không đơn độc, và có rất nhiều người sẵn sàng hỗ trợ em trong hành trình này. Hãy tin tưởng vào bản thân và tiếp tục tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết. Em xứng đáng có một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa.

2 tháng trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!