Em năm nay 25t trước đây em đã có thời gian qhtd với nhiều ng để quên đi nyc và liên tục em muốn có người ở cạnh và e có quen 1 người mới nhưng ko
... Xem thêmDạ em chào mn ạ . Cho em hỏi có cách nào để sống tích cực lên, kh sống trong quá khứ nữa và ít khóc kh ạ🥹
Từ năm lớp 6 , em bắt đầu có những suy nghĩ tiêu cực vì bị bạn bè nghỉ chơi nói xấu và bắt nạt, gia đình cũng gặp biến cố nên kh thể quan tâm em, và tới khi nghỉ hè em kh thể ngủ vì bị bóng đè trong thời gian khá lâu, lúc đó em cảm rất tiêu cực em chỉ biết khóc , muốn ngủ mà kh dám ngủ. Lúc ấy cũng có khoảng thời gian em đòi 44 vì đã quá áp lực nhiều chuyện đồng thời ba mẹ cũng vì biến cố mà cứ lấy em ra để chửi. Từ lúc đó em dần như mất đi chính mình , e luôn im lặng và nhẫn nhịn , thời gian ba mẹ mới bắt đầu để ý tới em và kêu em nói nhiều hơn. Em cũng làm theo và nói kể chuyện trên lớp và kể bị bắt nạt ra sao , nhưng câu nhận lại là lời mắng nhiếc em . Em thật sự rất buồn , thời gian để em vục dậy là nhờ có những người bạn khá thân động viên .
nhưng tới năm lớp 9, em bị khá nhiều chuyện bắt nạt và nói xấu diễn ra , bbe cũng xa lánh dần , kh còn lời an ủi động viên tử ai , ở nhà thì bị bạn hàng xóm bắt nạt, nói những từ ngữ khó nghe, e rất bức xúc và kể cho ba mẹ nhưng ba mẹ lại k binh em thậm chí ba còn chửi e và bảo e im mồm đi. Và rất nhiều chuyện tiêu cực khác đến với em
đến lớp 10, em bị bạn đâm sau lưng , và cũng có bạn bè quay mặt nói em suy nghĩ tiêu cực và khó chịu với em, nói xấu sau lưng với những bạn khác .Trong lớp lại có rất nhiều ‘rắn’ , các bạn nói xấu em với những bạn ngoài lớp khác khiến em ở trong trường kh thể tự tin làm điều gi lúc nào cũng có cảm giác như ai cũng có thành kiến khó chịu với mình.
trong khoảng thời gian đó em đã khóc rất nhiều, cho tới khi thời điểm bây giờ tần suất khóc của em là mỗi ngày phải khóc ít nhất 1 lần; việc khóc đã thành việc em cảm thấy yêu thích vì khi khóc e sẽ được giải toả nhẹ nhỏm hơn phần nào. Cũng có nhiều lúc em và mẹ bất đồng quan điểm , e kh muốn cãi lại mẹ nhưng cơn tức giận của e quá lớn e nói với âm lượng khá to . Em biết điều đó là kh đúng nhưng nếu em nhịn em lại thấy rất khó chịu và vùng vẫy trong người, những lúc em nói xong e lại bật khóc thật to , có những lúc e kh kiềm chế được em còn đòi chet kh muốn sống vì e thấy quá mệt , e dường như chán nản với mọi thứ cả ngày đều ôm điện thoại đến nỗi chán ngắt. 3 tháng hè đổ lại đây em liên tục thúc giục cầu xin ba mẹ dẫn đi khám vì sức khỏe gặp nhiều vấn đề , nhưng ba mẹ lại cho rằng em giả đò làm quá mọi chuyện và do suy nghĩ tiêu cực, cách sống của em mà ra. Đến giờ e tiêu cực lắm cứ khóc suốt kh có động lực làm gì
Em xin lỗi và cảm ơn mn đã đọc tới đây ạ, câu chuyện của em khá dài vì e nghĩ nó là nguyên nhân dẫn đến việc em rất thích khóc ạ
3 bình luận
Mới nhất
suy nghĩ về tương lai b ơi, sẽ tích cực hơn
Chào em,
Cảm ơn em đã dũng cảm chia sẻ câu chuyện của mình. Những gì em đang trải qua thực sự không hề dễ dàng, và việc em tìm kiếm sự hỗ trợ là một bước đi rất đúng đắn. Với tư cách là chuyên gia tâm lý tại Sunnycare, tôi muốn gửi đến em lời động viên để em có thể sống tích cực hơn và thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực đã kéo dài suốt thời gian qua. Mong rằng, em sẽ tìm thấy hướng đi phù hợp cho mình lúc này.
1. Nhận diện và chấp nhận cảm xúc của mình:
Đầu tiên, tối muốn em biết rằng việc em cảm thấy buồn, lo lắng, hay thậm chí là tức giận là phản ứng tự nhiên trước những tổn thương hay khó khăn mà em đã trải qua. Không có gì sai khi em cần phải khóc để giải tỏa.
2. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác:
Tôi hiểu rằng em đã cố gắng chia sẻ với ba mẹ nhưng không nhận được sự đồng cảm mà em mong đợi. Điều này có thể rất khó khăn. Tuy nhiên, SUNNYCARE khuyến khích em thử tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người khác xung quanh, như thầy cô, bạn bè đáng tin cậy, hoặc người lớn khác mà em cảm thấy có thể lắng nghe và hiểu em. Nếu em cảm thấy khó khăn trong việc trò chuyện trực tiếp, em có thể thử viết ra những suy nghĩ của mình và chia sẻ qua thư hoặc tin nhắn.
3. Khám phá những hoạt động tích cực và tạo niềm vui cho bản thân:
Thay vì chỉ tập trung vào những cảm xúc tiêu cực, em có thể thử khám phá những hoạt động mới mẻ mà em thích, như đọc sách, vẽ tranh, hoặc thậm chí là tham gia các hoạt động thể chất như đi bộ hoặc tập yoga. Những hoạt động này không chỉ giúp em giải tỏa căng thẳng mà còn mang lại niềm vui và giúp em kết nối thêm những mối quan hệ mới chất lượng.
4. Tập trung vào hiện tại:
Một trong những cách để giảm thiểu những suy nghĩ tiêu cực là tập trung vào hiện tại. Chúng tôi hiểu rằng việc sống trong quá khứ có thể gây ra nhiều nỗi đau và làm em cảm thấy bị mắc kẹt. Hãy thử tập trung vào những gì em có thể kiểm soát ngay bây giờ, chẳng hạn như các nhiệm vụ hàng ngày, những niềm vui nhỏ bé hoặc những mục tiêu ngắn hạn. Điều này có thể giúp em cảm thấy mình có quyền lực hơn trong việc định hình cuộc sống của mình.
Khi em nhận thấy mình đang bị cuốn vào những suy nghĩ tiêu cực hoặc quá khứ đau buồn, hãy thử hít thở sâu và tập trung vào những gì đang diễn ra xung quanh mình, những âm thanh, mùi hương, hoặc cảm giác của cơ thể. Đây là một kỹ thuật có thể giúp em thoát khỏi vòng xoáy của những suy nghĩ tiêu cực. Kỹ thuật này tuy không khó để thực hiện, nhưng đòi hỏi ở bản thân em sự nỗ lực để tâm trí được bình an, đón nhận mọi việc trong sự chấp nhận mà không trách cứ, luôn đặt ra mục tiêu tự hoàn thiện bản thân mỗi ngày thay vì tập trung vào những phán xét xung quanh mình.
5. Đối thoại nội tâm và phát triển lòng tự trọng:
Hãy dành thời gian suy nghĩ về những giá trị và sức mạnh của bản thân. Những lời nói của người khác không quyết định em là ai. Chính những giá trị và sự phát triển của em mới là điều quan trọng. Em có thể thử viết nhật ký để theo dõi những suy nghĩ tích cực và những thành tựu nhỏ mà em đạt được hàng ngày.
6. Thảo luận với chuyên gia tâm lý:
Nếu có thể, em nên tìm đến sự hỗ trợ từ một chuyên gia tâm lý. Họ có thể giúp em hiểu rõ hơn về những cảm xúc của mình và đưa ra những phương pháp cụ thể để em vượt qua khó khăn. Việc gặp gỡ một chuyên gia không chỉ giúp em có nơi để chia sẻ mà còn là một cách để em xây dựng lại sự tự tin và lòng tự trọng. Nếu ba mẹ không thể hỗ trợ, em có thể tự mình tìm kiếm cách thức liên lạc phù hợp với những chuyên gia tâm lý chuyên nghiệp.
7. Giảm thiểu thời gian dùng điện thoại:
Thay vì dành quá nhiều thời gian trên điện thoại, em có thể thử thay thế bằng những hoạt động tích cực hơn. Điện thoại có thể là một cách để em trốn tránh những cảm xúc đau đớn, nhưng lâu dài nó có thể làm tăng thêm cảm giác cô đơn và trống trải. Thay vào đó, em có thể thử gặp gỡ bạn bè, tham gia các hoạt động xã hội, hoặc đơn giản là dành thời gian cho bản thân một cách tích cực hơn.
8. Hãy kiên nhẫn và đừng tự ép mình:
Cuối cùng, SUNNYCARE muốn em biết rằng thay đổi không đến ngay lập tức. Hãy kiên nhẫn với bản thân và đừng quá khắt khe. Em đang trong quá trình chữa lành và cần thời gian để xây dựng lại cuộc sống tích cực hơn. Những bước nhỏ hàng ngày sẽ dần dần giúp em tiến xa hơn trên hành trình này. Nhưng nếu em không tự mình thay đổi, sẽ không có sự thay đổi nào diễn ra cả. Khi em bước vào quá trình đặt mục tiêu và tự hoàn thiện mình, sự thay đổi sẽ diễn ra
SUNNYCARE tin rằng với sự hỗ trợ và nỗ lực từ bản thân, em sẽ tìm lại được niềm vui và sự cân bằng trong cuộc sống. Đừng ngại tìm kiếm sự giúp đỡ khi em cần, và luôn nhớ rằng em xứng đáng có một cuộc sống hạnh phúc và trọn vẹn.
SUNNYCARE luôn ở đây để lắng nghe và hỗ trợ em.
Chúc em thật nhiều sức khỏe và bình an,
VIỆN TÂM LÝ SUNNYCARE
Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Tôi rất tiếc về những khó khăn và cảm xúc tiêu cực mà bạn đang trải qua. Để sống tích cực hơn và giảm bớt cảm xúc tiêu cực, bạn có thể thử áp dụng những biện pháp sau:Tìm sự hỗ trợ từ người thân yêu: Hãy chia sẻ cảm xúc của mình với người thân, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý để được lắng nghe và động viên.
Học cách suy nghĩ tích cực: Hãy tập trung vào những điều tích cực trong cuộc sống, tìm kiếm niềm vui và ý nghĩa mới để tạo ra cảm giác hạnh phúc.
Thực hành self-care: Dành thời gian cho bản thân bằng việc thực hành yoga, thiền, hoặc tham gia các hoạt động giúp giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe tinh thần.
Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp: Nếu cảm xúc tiêu cực của bạn trở nên quá nặng nề, hãy tìm đến chuyên gia tâm lý hoặc tư vấn để được hỗ trợ và điều trị.
Hãy nhớ rằng bạn xứng đáng với sự hạnh phúc và yêu thương: Tự tin vào bản thân và biết rằng mọi khó khăn sẽ qua đi, bạn sẽ vượt qua được mọi thử thách.
Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn tìm lại động lực và tinh thần tích cực trong cuộc sống. Hãy nhớ rằng bạn không đơn độc và luôn có người sẵn lòng ở bên cạnh để hỗ trợ bạn. Chúc bạn sớm vượt qua khó khăn và tìm lại niềm vui trong cuộc sống.
Chuyên mục liên quan