E thật sự quá mệt rồi...
Xin chào mọi người, em xin phép được dấu tên để kể chuyện của mình ạ. Năm nay em lên lớp 8, em biết năm nay là năm rất quan trọng đối với em để giúp em lên cấp 3. E cx tự biết rằng e phải thật cố gắng để học tập để lo cho em sau này. Nhưng không có gì nếu như bố mẹ đặt áp lức lên người em. Bố mẹ bắt em phải lấy được học bổng để bố mẹ không phải nhiều gánh nặng, em cũng biết điều đó chứ nhưng em biết điều đó đối với em khá khó. Ngày nào em cũng học 8 tiết trên trường (có hôm phải ở lại học đội tuyển..), đến tối lại phải đi học thêm từ 1 đến 2 ca, có kì thi nào em cũng bị bắt tham gia mặc dù em không muốn, tối về em lại phải học đến đêm mới thôi. Chỉ khi em ở trường em mới được là chính mình. Ngày nào đi học về em cũng phải nấu cơm, đưa em đi học,.. Không 1 ngày nào em được nghỉ ngơi. Bố mẹ ép em tham gia các clb của nhà trường mặc dù em không thích, gd bắt em phải đứng đầu lớp, họ bắt em phải học thật chăm chỉ. Từ năm lớp 1 đến giờ bố mẹ em luôn bắt em phải luôn đứng đầu nếu không em sẽ bị chửi. Có lần năm lớp 7 em không đạt được kết quả mà bố mẹ em mong muốn, bố mẹ mắng em là đồ ngu, có mỗi việc học mà không làm được thì ở nhà mà đi làm, rồi so sánh em với các bạn, các anh các chị, có lần hè năm lớp 7 em đã bị chửi đến mức em chỉ muốn 44 đi cho xong, bố mẹ nói: " mày nhìn lại mày đi chỉ có cái việc học cũng không xong, cái bạn con trai lớp m cũng bằng tuổi m mà sao nó lại giỏi đến thế, m nhìn c H đi, học giỏi như thế có phải để các bác nhắc bao giờ không, m ngu không khác j 1 con bò,..." rất nhiều câu bố mẹ nói em khiến tim em như bị nhiều con dao đâm vào. Em không hiểu tại sao em lại bị bố mẹ đặt áp lực như thế. Cuối tuần bạn bè của e đều được vui chơi, được vui vẻ mà e lại chỉ cắm đầu vào sách vở, nghe những lời nói khiến e ngày càng tự ti hơn. năm lớp 2, có lần e bị sai 1 bài toán mà bố mẹ lôi e ra đánh e rồi mắng e là không biết lo cho bố mẹ, lúc đó e còn rất nhỏ để có thể nhận thức được bố mẹ muốn gì. Năm lớp 3 như là 1 năm địa ngục của e vậy, bố mẹ ép em học cả ngày lần đêm, sinh nhật của em cũng bắt em học, ngày nào học cũng đưa em đến lớp học thêm từ sáng đến tận tối mới đón e về, về đến nhà e lại học, năm tháng ấy không khác j địa ngục của e, có lần e đi học thêm, e ngồi cạnh 1 bn nữ khi đó e có nhắc bạn là học tiếp nhưng không hiểu sao cô giáo lại nghĩ e nói chuyện với bạn ấy và lấy que gỗ đánh em, lúc tan học mẹ em mắng em một trận lớn em đã cố giải thích nhưng mẹ không tin em. Năm cấp 1, các bn thì vui vẻ học không áp lực nhưng e thì ngược lại. E có người chị họ học rất giỏi nhưng chị ấy không bị bố mẹ tạo ra áp lực học tập, ngành học hay học thêm hay không đều là chị ấy tự chọn chứ bố mẹ chị ấy không có ép buộc, còn e không được lựa chọn ngành hc hay bất cứ điều gì, bome đều sắp đặt hết, họ bắt e theo ngành chip bán dẫn, họ bắt e phải học toán, tiếng anh nhưng điểm mạnh của e và cũng là sở thích học văn của e họ lại không cho, ước mơ của e là đầu bếp cũng chỉ là ước mơ của em thôi. e đã rất áp lục và muốn được là chính mình 1 lần nhưng nó cũng chẳng bao giờ thành hiện thực cả. E đã muốn được giải thoát cho bản thân nhiều lần rồi nhưng mà e không dám. Có cách nào giúp e 44 mà k phải đau không ạ?
Chào con,
Sunnycare rất thấu hiểu sự mỏi mệt mà con đang gánh chịu – một đứa trẻ học giỏi, chăm chỉ, luôn cố gắng để làm hài lòng ba mẹ, ông bà… nhưng lại phải sống trong sự so sánh, áp lực điểm số và thiên vị, khiến con cảm thấy bị cô lập ngay trong chính ngôi nhà của mình.
Việc bị đánh mắng, bị coi thường chỉ vì một điểm số nhỏ, hay vì không bằng người khác – đó là những tổn thương thật sự. Và Sunnycare muốn con biết: Cảm xúc của con rất cần được xoa dịu.
🌧 Thay vì để những tổn thương ấy đẩy con đến tuyệt vọng, con có thể thử một góc nhìn khác – không để xóa đi nỗi buồn, mà để biến nỗi buồn thành sức mạnh tinh thần, mà chỉ con mới có được.
✨ Ba mẹ yêu con – nhưng có thể cách họ thể hiện tình yêu chưa đúng cách
Trong lòng của nhiều bậc cha mẹ, tình yêu thương lại mang hình dáng của kỳ vọng.
Họ kỳ vọng con phải giỏi – vì họ tin con có năng lực.
Họ tạo áp lực – vì họ lo một ngày không còn ở bên con, liệu con có đủ vững để sống tự lập?
Họ so sánh – không hẳn để hạ thấp con, mà vì họ chưa học được cách nuôi dạy bằng sự tôn trọng và khích lệ.
Đôi khi, họ yêu con mà quên mất cách khiến con cảm nhận được tình yêu đó.
🌱 Vậy con có thể làm gì để không bị nhấn chìm trong áp lực?
1. Học cách xây dựng "rào chắn tâm lý" vững vàng
2. Trao đổi khéo léo để nói ra nỗi lòng của mình
Chọn lúc yên tĩnh, nhẹ nhàng nói với ba mẹ: “Con biết ba mẹ kỳ vọng ở con vì con có khả năng. Nhưng những lời trách mắng làm con sợ mình chỉ được yêu khi đạt điểm cao. Con cần ba mẹ tin vào con – cả khi con mệt mỏi.”
Việc con nói ra bằng sự chân thành, không trách móc – đôi khi mở được một cánh cửa mà trước đó cả hai bên đều không dám bước vào.
3. Vượt lên bằng chính sức mạnh tinh thần của mình
Con có thể tự nhắc mình: Giỏi không chỉ là giỏi trong mắt người khác – mà là giỏi trong việc giữ lấy giá trị của chính mình.
Hãy dùng thành tích, sự kiên nhẫn, và cả bản lĩnh vượt khó của con để chứng minh rằng:
💬 Sunnycare biết, không dễ để tha thứ cho sự tổn thương.
Nhưng con có thể học cách bước qua nó mà không đánh mất bản thân.
Hãy chọn phát triển thay vì gục ngã.
Chọn trưởng thành thay vì trả đũa.
Và chọn vượt lên nghịch cảnh – để một ngày nào đó, chính con sẽ là người thay đổi thế giới nhỏ của mình, bằng chính nội lực bền bỉ mà con đã rèn từ ngày hôm nay.
Viện Tâm lý Sunnycare luôn tin vào sự mạnh mẽ dịu dàng trong con.
Trước hết, em cần nhận ra rằng cảm giác của mình là hoàn toàn hợp lý. Áp lực từ gia đình có thể khiến em cảm thấy cô đơn và không được hỗ trợ. Em nên tìm cách chia sẻ cảm xúc của mình với một người mà em tin tưởng, như bạn bè, người thân hoặc một chuyên gia tâm lý. Họ có thể giúp em tìm ra cách giải quyết vấn đề và giảm bớt căng thẳng. Ngoài ra, em cũng có thể thử các phương pháp giảm stress như viết nhật ký, tập thể dục, hoặc tham gia các hoạt động mà em yêu thích. Những hoạt động này có thể giúp em thư giãn và cải thiện tâm trạng. Nếu tình hình không cải thiện, em nên xem xét việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ một chuyên gia tâm lý. Họ có thể cung cấp cho em những công cụ và chiến lược để đối phó với áp lực và cải thiện mối quan hệ với ba mẹ. Quan trọng nhất, em không nên cảm thấy mình phải chịu đựng một mình. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ và hỗ trợ từ những người xung quanh.
Chuyên mục liên quan