Em năm nay 25t trước đây em đã có thời gian qhtd với nhiều ng để quên đi nyc và liên tục em muốn có người ở cạnh và e có quen 1 người mới nhưng ko
... Xem thêmCười nhiều có bị gì không?
Nụ cười là liều thuốc bổ đối với sức khỏe, nhất là sức khỏe tinh thần. Chính vì thế, chúng ta luôn cố gắng giữ nụ cười trên môi và trải qua những tháng ngày hạnh phúc. Tuy nhiên, cười quá nhiều cũng không hề tốt, vì vậy, nhiều bạn băn khoăn: cười nhiều có bị gì không? Nếu bạn có cùng thắc mắc hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Cười nhiều và kéo dài sẽ bị khó thở dẫn tới thiếu oxy và ngạt thở do ngừng thở. Số ít trường hợp cười nhiều có thể bị suy tim, thậm chí đột tử nếu không thể tự kiểm soát hoặc có biện pháp y tế kịp thời. Những người bị hen suyễn hoặc các bệnh về tim sẽ dễ gặp tình trạng nguy hiểm hơn người bình thường.
✯ 2 nghiên cứu về tác hại của việc cười
Nhóm nghiên cứu tại Anh
- Các nhà khoa học trường Đại học Birmingham (Anh) đã tiến hành một nghiên cứu và chỉ ra rằng: việc cười quá lớn có thể gây ra những tác hại lớn đến sức khỏe.
- Nghiên cứu của họ dựa trên kết quả phân tích của hơn 5000 nghiên cứu đã từng được thực hiện trước đây. Sau khi tiến hành nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra việc cười quá nhiều hoặc quá lớn sẽ gây ra một số tác hại như: bị ngất, lên cơn hen suyễn, đau đầu, tiểu không tự chủ, trật khớp hàm, loạn nhịp tim,...
- Trưởng nhóm nghiên cứu Robin E.Ferner đã phát biểu với tờ báo New York Times: “Chúng tôi chưa biết rõ cười âm lượng như thế nào là an toàn. Tuy nhiên, nếu cười quá lớn sẽ thực sự không tốt cho bạn.” Ngay sau đó, kết quả nghiên cứu được lên tạp chí Y học đặc biệt của nước Anh.
Nhóm nghiên cứu tại Hồng Kông
- Phó giáo sư Anirban Mukhopadhyay tại đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông đã tiến hành 2 thử nghiệm
Thử nghiệm 1: cho 108 người cười nhiều nhất có thể mà không có tác động gì từ bên ngoài
Thử nghiệm 2: cho 63 người xem những hình ảnh hài hước mà không ép họ cười như thử nghiệm 1
- Mukhopadhyay và các nhà khoa học đã phân tích kết quả và thấy rằng: việc cười nhiều mang lại cảm giác tiêu cực cho những người không thường xuyên mỉm cười.
- Sau đó nghiên cứu của giáo sư Anirban Mukhopadhyay đã được đăng tải trên tạp chí Tâm lý học xã hội.
✯ 14 tác hại của cười nhiều
- Cười nhiều có sao không ? Trả lời: Ngoài các mặt tốt ra thì cười nhiều còn có 14 tác hại khác. Tùy một số trường hợp cụ thể mà mức độ ảnh hưởng khác nhau.
- Tiến sĩ, bác sĩ Stacy Sampson đã có bài phân tích "Can Laughing Too Hard Kill You?" phân tích về hiện tượng cười quá đà và những nguyên nhân có thể dẫn đến tử vong. Trong đó có nhắc đến các tác hại của cười nhiều sẽ dễ gặp các tình trạng nguy hiểm như:
1. Phình động mạch não
- Nếu bạn bị chứng phình động mạch não chưa được chuẩn đoán thì việc cười ngặt nghẽo có thể dẫn đến vỡ hoặc rò rỉ máu trong não. Đây là hiện tượng một khối phồng hình thành trong một mạch máu (động mạch) trong não.
- Phình động mạch não có thể rất nhanh dẫn đến tổn thương não gây tăng áp lực trong khoang sọ. Việc cung cấp oxy cho não có thể bị cản trở bởi tình trạng áp suất tăng cao, thỉnh thoảng dẫn đến hôn mê hoặc đột tử.
2. Lên cơn hen suyễn
- Triệu chứng hen suyễn có thể được kích hoạt bằng những cảm xúc khác nhau nếu chúng xảy ra ở cường độ mạnh. Những cảm xúc này bao gồm: khóc, căng thẳng, phấn khích và thậm trí là cười nhiều.
- Nếu gặp các triệu chứng hen suyễn nhẹ thì không sao, nhưng một số trường hợp cười quá đà gây ra cơn hen suyễn nặng, khiến bạn vô cùng khó thở
- Nếu không điều trị y tế kịp thời, cơn hen suyễn do cười có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và gây suy hô hấp hoặc ngừng tim.
3. Cơ thể co giật
- Co giật dạng gel thông thường bắt đầu từ vùng dưới đồi. Những cơn co giật này đặc biệt ở chỗ chúng thường liên quan đến tiếng cười không kiểm soát được hoặc cười khúc khích khi thức hoặc ngủ.
- Người bị co giật có thể cười, mỉm cười hoặc nhếch mép. Những biểu hiện cảm xúc này là cưỡng bức và không kiểm soát được. Co giật của bệnh động kinh đôi khi do khối u não ở vùng dưới đồi.
- Nhiều người trong số các khối u này là lành tính, nhưng một khối u ác tính, mặc dù ít phổ biến hơn, cũng có thể xảy ra. Nếu phẫu thuật loại bỏ suôn sẻ có thể cải thiện các triệu chứng thần kinh và giúp kiểm soát cơ co giật tốt hơn của bệnh nhân.
4. Ngạt thở
- Cười quá nhiều có thể ngăn cản quá trình hô hấp đầy đủ hoặc khiến một người ngừng thở, làm mất oxy trong cơ thể. Trường hợp tử vong này dễ xảy ra khi dùng nitơ oxit quá liều .
- Nitrous oxide hay còn được gọi là khí cười, một chất gây mê dạng hít. Chất này thường sử dụng trong một số thủ thuật nha khoa.
- Trên thực tế, khi một người không mắc bệnh gì, tử vong vì bóng cười là do nghẹt thở do hết hơi khi cười quá nhiều. Hiện tượng như vậy thường được gọi là ngạt thở.
- Chết vì cười cũng có thể xảy ra nếu cười quá lớn và kéo dài dẫn đến nghẹt thở hoặc ngạt thở.
5. Bị ngất
- Ngất là tình trạng mất ý thức tạm thời. Ngất xỉu là do lượng máu lưu thông lên não không đủ. Nguyên nhân bị ngất thường là do huyết áp thấp, nhịp tim bị giảm, cơ thể mất nước, đổ nhiều mồ hôi, kiệt sức.
- Thỉnh thoảng hoạt động ho kéo dài hoặc cười quá nhiều cũng dẫn đến bị ngất. Nếu do bệnh tim gây ra, tình trạng ngất khi đó có thể dẫn đến đột tử do tim ngừng đập.
- Ngất do bóng cười có thể không phải nguyên nhân gây ra ngưng tim, nhưng nó có khả năng đe dọa đến tính mạng nếu bạn bị ngất và đập đầu khi ngã xuống.
6. Động kinh cười
- Nếu con bạn bỗng dưng có biểu hiện cười kéo dài từ 30 giay tới 1 phút, tần suất lặp lại mỗi ngày từ khoảng 4 đến 10 cơn thì hãy đưa ngay trẻ đi khám bác sĩ. Vì rất có thể bé bị mắc căn bệnh hiểm gặp là "bệnh lý động kinh thể cười".
- Trên thế giới cứ 1000 trường hợp thì có 1 trẻ bị mắc bệnh. Nếu không điều trị sớm để bệnh tiến triển nặng dần, bé có thể gặp phải một số vấn đề như: rối loạn ý thức, khó đi lại, khó giữ thăng bằng, phát triển các thể động kinh khác như co giật, co cứng, động kinh vắng ý thức, động kinh múa giật,... làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.
7. Đau đầu
- Một số trường hợp khi cười lớn, kéo dài khoảng 6 đến 10 phút, sẽ gặp tình trạng bị đau nửa đầu phía sau phần gần gáy, cách trên gáy khoảng 5 phân.
- Nguyên nhân do khi cười quá to, cơ tim bóp chặt lại, làm hẹp van tim do đó tim không bơm đủ máu lên não. Vì vậy đường dẫn máu lên não phía sau gáy sẽ có tình trạng bị đau đầu.
8. Tiểu không tự chủ
Cười nhiều đôi khi sẽ khiến bạn rời vào tình trạng tiểu không kiểm soát do áp lực. Rất nhiều trang web về chủ đề y tế đã đề cập đến việc người bệnh bị rò rỉ nước tiểu khi họ cười quá đà.
9. Trật khớp hàm
- Ngày 1 tháng 9 năm 2019, ở Trung Quốc, có một người phụ nữ đã bị trật khớp xương hàm vì cười quá mức.
- Trật khớp hàm kiến bạn không ngậm được miệng sau khi ngáp quá to hoặc cười lớn, mặc dù bạn có cố gắng mấy hàm cũng không ngậm lại được.
10. Loạn nhịp tim
- Cười quá nhiều sẽ làm nhịp thở tăng. Và trong hầu hết các trường hợp, nhịp thở tăng thì biên độ thở cũng tăng theo. Lúc này gọi là tăng thông khí, kết quả là nhiễm kiềm hô hấp, kiểm tra khí máu thấy PaCO2 giảm, pH tăng.
- Nhiễm kiềm có thể gây rối loạn nhịp tim ác tính. Nhiễm kiềm hô hấp có thể gây co thắt mạch não. Các trường hợp này có thể gây tử vong.
11. Nhiễu loạn cảm xúc
Nếu một người bỗng dưng bùng phát những trận cười không phù hợp hoàn cảnh. Trạng thái cười đó đột ngột, kéo dài và không kiểm soát được. Thì rất có thể người đó bị rối loạn cảm xúc và cũng là căn bệnh tâm thần phổ biến hiện nay.
12. Hội chứng trầm cảm cười
- Trầm cảm cười (Smiling Depression) là thuật ngữ nói đến một số người cười nhiều để cố che giấu cảm xúc thật bên trong bằng cách tỏ ra hạnh phúc. Họ thể hiện sự vui vẻ ở bên ngoài ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn và không thuận lợi. Tuy nhiên, ẩn sâu bên trong họ là sự đau khổ sâu sắc, dai dẳng, cảm giác bi quan và buồn bã.
- Theo các chuyên gia về tâm lý, hội chứng này hay gặp ở người bị rối loạn trầm cảm kéo dài. Giống như các chứng bệnh tâm thần khác, hội chứng trầm cảm cười tác động xấu đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Nếu che dấu cảm xúc quá lâu, nguy cơ tự sát ở người mắc bệnh trầm cảm cười cao hơn so với những người thường.
13. Hội chứng tăng thông khí
- Ngộ độc khí hay còn gọi là “hội chứng tăng thông khí”. Nói một cách đơn giản thì khi bạn cười quá nhiều dẫn đến thở hổn hển, khó thở và sự bài tiết quá nhiều khí cacbonic ra khỏi cơ thể dẫn đến mất cân bằng axit-bazơ trong cơ thể.
- Phân tích lâm sàng khí máu sẽ thấy rằng độ pH của bệnh nhân tăng cao và nhiễm kiềm.
Trường hợp nhẹ: chóng mặt, hồi hộp, tê mặt,...
Trong trường hợp nghiêm trọng: đau đầu, ngất xỉu hoặc thậm chí xuất hiện các cơn đau thắt ngực.
- Ngoài cười, khóc, la hét, lên cơn hoảng loạn,… chỉ cần thở hổn hển trong thời gian dài, tăng thông khí có thể gây nhiễm kiềm hô hấp. Đã có trường hợp, một sinh viên đại học đang rất xúc động khi cãi nhau với một nhân viên nữ bán vé, đột nhiên ngất xỉu và cứng người.
14. Tử vong do các bệnh tiềm ẩn
Nếu bạn đang mắc bệnh tim hoặc các bệnh về não bạn không nên cười nhiều. Bởi khi bạn cười quá đà cũng là lúc bạn bị kích động, gây ra tình trạng lượng máu lưu thông không bình thường. Bạn sẽ dễ gặp phải các tình huống nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hay vỡ mạnh (thường là xuất huyết não).
Mong rằng bài viết này đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc: cười nhiều có bị gì không? Nụ cười vốn là bài thuốc bổ đối với sức khỏe, tuy nhiên cười quá nhiều và không thể kiểm soát cảm xúc lại là vấn đề đáng lo ngại.
4 bình luận
Mới nhất
Cười ngất là có thật
Cười nhiều cũng nguy hiểm nhỉ
Chia sẻ hữu ích, cưới nhiều quá nên xem lại nếu có nhé
Ồ, cảm ơn bạn chia sể kiến thức này