🔥 Bài đăng hot nhất

Cuộc sống dhs ở 21

Chào mn , em hiện tại đã 21 nhưng mà em có quá khứ không tốt đẹp gì , ba mẹ em lo đi làm nhiều và cũng hay áp đặt việc học cho em nên khi lên cấp 2 em cũng học tập không giỏi những bạn trong lớp tuy vậy nhưng em cũng khá nam tính từ lớp 6.Sang năm lớp 7 tính em cũng trầm lại và cũng không có bạn bè gì và ba mẹ cũng hay muốn em giỏi như những bạn trong lớp nên cho em đi học thêm rất nhiều . Nhiều lúc em bị so sáng với các bạn khác em cũng khá tự ti nhiều nhưng em vẫn cố vì vui lòng ba mẹ . Em không tâm sự được với ai nên khi bước vào yêu sớm em bị lạc lối và ba mẹ em phát hiện cũng cấm em yêu đương. Suốt ba năm cấp 2 em chỉ đi học và rất ít đi chơi với ai cả . Nên mỗi hè em đi đâu cũng theo ba mẹ hoặc ở nhà. Lên cấp 3 em cũng yêu qua mạng được ba năm . Nhưng mà tình cảm không tốt gì em ctay và quay lại với bạn đó cũng 9,10 lần. Khiến em có cảm xúc bị nhạy cảm về tiêu cực nhiều hơn. Em cũng muốn ba mẹ em hiểu em có cảm giác ntn nhưng em không nói được. Mỗi lần đi với mẹ em có bạn bè mẹ , e rất khó chịu vì em không muốn mẹ em kể về em theo hướng tệ cho người khác biết. Em không biết có phải ghét bỏ ba mẹ không nhưng khi cãi nhau ba mẹ , em luôn nhớ những câu nói ba mẹ hay nói với em ( biết vậy hồi đó không nên đẻ ra .., nhìn con người ta có như m không.., suốt ngày chỉ biết chơi...,) vì áp lực quá nhiều nên em dễ mê chơi nhưng em vẫn cố học .

Đôi lúc em luôn có cảm giác thiên vị với anh trai em người lớn hơn e 3 tuổi, em luôn đi học nên khi nghe hay thấy anh đi chơi net , đi chơi với bạn , chơi game ở nhà , không làm việc nhà thì em rất ghen tị. Vô số lần em chỉ nghĩ em không nên ra đời và cũng luôn suy nghĩ nhiều cách 44 trong đầu . Em nghĩ lúc đó em không bth nhưng em ko nói ai và tiếp tục đến khi cuối năm 12. Hầu như em đi học tới 11h đêm rồi ba em muốn em đi du học và lúc đó em cũng muốn đi ra nước ngoài để khám phá chứ dh thì em sợ em không tốt nhưng vì gia đình ai cũng được đi ra nước ngoài ( anh trai em là dhs được 2 năm và không học đàng hoàng nên bị đưa về và trong suốt hai năm ba mẹ em thay phiên qua thăm ạ) nên em vừa ôn thi tốt nghiệp vừa cbi giấy tờ dh. Năm đầu em qua em cũng khá trầm lặng và em thấy cuộc sống rất trong lành , đi làm thử ở sự kiện bán hàng cũng ổn nhưng mà lúc đầu em thấy hơi buồn mỗi tối và đặc biệt là em ctay mối tình 3 năm nên em hay khóc về tối. Năm hai em học đại học và em phải đi làm nữa nên em không đi chơi nhiều hầu như là em ở nhà. Năm hai em có không tốt việc học và ba mẹ có hỏi em muốn học không em nghĩ em về được rồi nhưng dì và cậu khuyên em học tiếp đi về thì uổng và em cũng nghĩ cố để kiếm tiền trả nợ cho gia đình nữa nhưng mà em yêu qua mạng ở Việt Nam gần 1 năm và tết em đã về hai lần nhưng không gặp được và ctay. Và em có số thay đổi từ đây ạ

Em không ghét hay buồn ba mẹ em nhưng em không muốn nói chuyện nhiều ba mẹ vì mỗi lần nói chuyện em sợ gây lộn với ba mẹ

Tối nào em cũng rất khó chịu về tim cảm giác như đau từng dây mạch và đau hơn khi em buồn khóc có cảm giác rất khó thở .

Có những lúc em chìm đắm tiêu cực quá nhiều nên đôi lúc em có nghe giọng nói trong đầu bảo em 44 ạ và em có vài lần không kiểm soát được bản thân mà cầm kéo tính đâm tay nhưng em tỉnh nhất thời và ngăn được và hiện tại chưa gặp lại tình huống này .

Em không biết nên nói ba mẹ em biết về tình trạng hiện tại em hay không và em rất muốn về Việt Nam để em tự chữa lành bản thân vậy và em biết dù em cố học tiếp thì không ổn tinh thần vì em không hề muốn có cuộc sống mãi ở nước ngoài nhưng em sợ ba mẹ em không tin em .

Em nhận ra em đang đi sai đường và nếu đi nữa thì em không chịu được nữa nhưng em không biết nên lựa chọn ntn .


Em từng đi tư vấn bác sĩ nhưng không có khả quan và em muốn được tư vấn miễn phí về mức độ trầm cảm của em ạ


Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
7
4

4 bình luận

Bạn xem danh sách này nhé

https://hellobacsi.com/community/suc-khoe-tinh-than/danh-sach-cac-dich-vu-cham-soc-suc-khoe-tinh-than-mien-phi/

1 giờ trước
Thích
Trả lời

21 tuổi bạn cũng cò quá trẻ, thời gian này bạn cứ tạm gác lại chuyện tình cảm và lo cho sự nghiệp tương lai, khi bạn có đủ hành trang mạnh mẽ rồi lúc đấy bạn sẽ tự tin hơn, vũng vàng hơn trong cuộc sống

1 tuần trước
Thích
Trả lời

Chào em,

Sunnycare thực sự lắng nghe những gì em chia sẻ và hiểu rằng em đang trải qua một giai đoạn đầy áp lực về tâm lý, gia đình và định hướng tương lai. Những cảm giác mệt mỏi, lạc lối, không muốn giao tiếp với ba mẹ và thậm chí những ý nghĩ tiêu cực mà em đang có không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối – mà là những phản ứng rất thật của một người đang chịu quá nhiều áp lực trong thời gian dài.

1. Những cảm xúc của em có giá trị – Hãy lắng nghe chính mình

  • Em đã trải qua quá nhiều áp lực từ nhỏ, từ việc bị so sánh, bị áp đặt, đến chuyện tình cảm không như mong muốn.
  • Cảm giác đau tim, khó thở khi buồn và những suy nghĩ tiêu cực không phải chỉ là cảm xúc thoáng qua, mà là dấu hiệu cho thấy tâm lý em đã bị tổn thương trong thời gian dài.
  • Việc nghe giọng nói trong đầu, cảm giác muốn làm tổn thương bản thân là điều cần được chú ý và can thiệp sớm để tránh làm hại chính mình.

🌿 Điều quan trọng nhất lúc này không phải là cố gắng chịu đựng nữa, mà là tìm ra con đường phù hợp để em có thể tự chữa lành.

2. Có nên nói với ba mẹ về tình trạng của em không?

  • Ba mẹ em có thể không hiểu ngay lập tức, nhưng điều đó không có nghĩa là em phải tiếp tục chịu đựng một mình.
  • Nếu em cảm thấy khó khăn trong việc mở lời, em có thể viết thư hoặc nhờ một người thân đáng tin cậy giúp em truyền đạt lại tình trạng hiện tại.
  • Nếu ba mẹ không tin hoặc phản ứng không tốt, đừng để điều đó làm em mất đi niềm tin vào việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người khác.

🌿 Gợi ý thực tế: Nếu em sợ ba mẹ không tin, hãy thử nói theo cách:

💙 “Ba mẹ có thể không hiểu ngay, nhưng con thực sự đang cảm thấy rất khó khăn. Con cần một khoảng thời gian để chữa lành bản thân, và con mong ba mẹ có thể lắng nghe con.”

3. Có nên tiếp tục ở nước ngoài hay về Việt Nam?

  • Việc tiếp tục học ở nước ngoài hay trở về không phải là quyết định dễ dàng, nhưng quan trọng là em cần đặt sức khỏe tinh thần của mình lên hàng đầu.
  • Nếu ở lại làm em cảm thấy kiệt quệ và mất phương hướng, việc quay về để phục hồi cũng là một lựa chọn đúng đắn.
  • Tuy nhiên, nếu quay về, em cần có một kế hoạch rõ ràng để tránh bị cuốn vào những áp lực cũ từ gia đình.

🌿 Gợi ý thực tế: Trước khi quyết định, hãy tự hỏi:

💙 “Nếu tiếp tục ở lại, mình có thể tìm ra cách nào để làm cho bản thân tốt hơn không?”

💙 “Nếu về nước, mình có kế hoạch gì để chăm sóc bản thân và không bị rơi vào vòng lặp cũ?”

4. Làm gì với những suy nghĩ tiêu cực và cảm giác mất kiểm soát?

  • Việc cầm kéo định làm tổn thương bản thân là một dấu hiệu quan trọng cho thấy em cần có sự hỗ trợ ngay lập tức.
  • Không nên để bản thân một mình khi có những cảm xúc này – hãy tìm một ai đó để nói chuyện hoặc làm một việc gì đó giúp em thoát khỏi trạng thái tiêu cực.

🌿 Gợi ý thực tế: Khi có suy nghĩ tiêu cực, hãy thử:

💙 Nắm một viên đá lạnh trong tay để giúp bản thân tỉnh táo.

💙 Viết ra cảm xúc thay vì làm tổn thương bản thân.

💙 Nghe nhạc, đi bộ, hoặc làm một việc gì đó giúp thay đổi trạng thái cảm xúc.

5. Em có thể làm gì ngay bây giờ?

  • Dành một chút thời gian để nghỉ ngơi và sắp xếp lại suy nghĩ.
  • Hãy nhớ rằng em không phải chịu đựng tất cả một mình.
  • Nếu cần sự hỗ trợ chuyên sâu, hãy tìm một chuyên gia tâm lý có thể giúp em định hướng lại con đường của mình.

🌿 Lời nhắn từ Sunnycare:

💙 Em không hề đơn độc, và em không đáng phải chịu đựng tất cả những điều này một mình.

💙 Hãy tìm một cách để giúp bản thân phục hồi – dù là ở lại hay về nước, hãy đặt sức khỏe tinh thần của mình lên trên hết.

Sunnycare luôn sẵn sàng lắng nghe em! 🌿

VIỆN TÂM LÝ SUNNYCARE

1 tuần trước
Thích
Trả lời
1

Em đang trải qua nhiều khó khăn về tâm lý và cảm xúc, điều này rất quan trọng để nhận ra và tìm kiếm sự giúp đỡ. Cảm giác tự ti, áp lực từ gia đình, và những suy nghĩ tiêu cực có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của em. Việc em cảm thấy lạc lối và có ý định tự làm hại bản thân là dấu hiệu cho thấy em cần sự hỗ trợ ngay lập tức:

Đầu tiên, em nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần. Nếu em đã từng đi tư vấn nhưng không thấy khả quan, hãy thử tìm một chuyên gia khác hoặc một trung tâm tư vấn khác. Có nhiều tổ chức và dịch vụ cung cấp hỗ trợ tâm lý miễn phí hoặc chi phí thấp, đặc biệt là cho những người trẻ tuổi. Em có thể tìm kiếm thông tin về các tổ chức này qua internet hoặc hỏi ý kiến từ những người xung quanh. Ngoài ra, việc trở về Việt Nam để chữa lành có thể là một lựa chọn tốt nếu em cảm thấy môi trường ở đó sẽ giúp em cảm thấy an toàn và thoải mái hơn. Hãy nhớ rằng việc chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình với người thân hoặc bạn bè mà em tin tưởng cũng rất quan trọng. Họ có thể không hiểu hết nhưng sự hỗ trợ từ họ có thể giúp em cảm thấy bớt cô đơn. Cuối cùng, hãy chú ý đến sức khỏe thể chất của mình. Tập thể dục, ăn uống lành mạnh và ngủ đủ giấc có thể giúp cải thiện tâm trạng. Em không đơn độc trong cuộc chiến này, và có rất nhiều người sẵn sàng giúp đỡ em. Hãy mạnh dạn tìm kiếm sự hỗ trợ mà em cần.

1 tuần trước
Thích
Phản hồi
1
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!