Em năm nay 25t trước đây em đã có thời gian qhtd với nhiều ng để quên đi nyc và liên tục em muốn có người ở cạnh và e có quen 1 người mới nhưng ko
... Xem thêmCó phải triệu chứng của trầm cảm
Tình trạng lo âu này của em đã kéo dài hơn 6 tháng ạ, cụ thể từ tháng 10-11, tâm trạng bất ổn buồn thì nhiều mà vui thì ít có đôi lúc còn cố gắng che giấu cảm xúc, do chuyện học tập và tình cảm bỏ ra nhiều công sức nhưng không được như ý muốn dẫn đến rối loạn cảm xúc, trở nên lười biếng không muốn làm gì cả ôm điện thoại như bị tử kỉ í ạ chui trong phòng nằm nhiều. Trong lúc thích người khác em cũng hay hoang tưởng mong muốn họ sẽ thích mình lý trí thì biết nên ngưng nhưng con tim lại không ngừng sinh ra hi vọng ảo để rồi bây giờ em chết chìm vào trong chính bể hi vọng mà em tự tạo ra. Đôi khi ba mẹ mọi người hỏi vẫn cười nói được 1 vài câu nhưng mà nỗi đau và tinh thần vẫn bị tổn thương khó chữa lành được ạ buồn miết, theo bác sĩ em nên làm thế nào để cải thiện tình trạng này ạ và tình trạng em bị cụ thể thuộc loại nào ạ ? Lo âu bị từ chối cảm xúc kèm theo không có ai sẻ chia, em không muốn ba mẹ biết em buồn vì ba mẹ em có tư tưởng hơi truyền thống sẽ chỉ nghĩ là do em lo tới những chuyện không đâu nên mới như vậy và không hẳn tin rằng em bị bệnh, vì trước mặt ba mẹ em hay thể hiện cảm xúc tốt hoặc bình thường nhưng thật ra trong lòng em hiếm khi nào được vui vẻ cả.
2 bình luận
Mới nhất
có vẻ chuyện tình cảm đã ảnh hưởng đến em khá nhiều, chị nghĩ em cũng biết rằng tình cảm là không thể miễn cưỡng nên việc em có thể làm lúc này là tập trung vào chính mình. Em có thể tham gia các hoạt động ngoài trời, tập luyện thể thao để cơ thể khoẻ mạnh hơn, thay đổi môi trường để tìm lại nguồn cảm hứng thử nhé
Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Tình trạng bạn đang mô tả có thể là triệu chứng của trầm cảm. Triệu chứng này bao gồm tâm trạng buồn, bất ổn, cảm xúc không ổn định, mất hứng thú và sự lười biếng. Tình trạng này đã kéo dài hơn 6 tháng và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.Để cải thiện tình trạng này, bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ một chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Họ có thể đánh giá và chẩn đoán chính xác tình trạng của bạn và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp. Điều quan trọng là không nên tự chữa trị hoặc lờ đi tình trạng này, vì nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần của bạn.
Ngoài ra, nếu bạn không muốn ba mẹ biết về tình trạng của mình, bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè, người thân khác hoặc các nhóm hỗ trợ trực tuyến. Chia sẻ cảm xúc và tìm hiểu từ người khác có thể giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm và có sự hiểu biết.
Hãy nhớ rằng bạn không phải đối mặt với tình trạng này một mình và luôn có người sẵn sàng giúp đỡ. Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ và điều trị thích hợp để cải thiện tình trạng của bạn. Chúc bạn sớm tìm lại sự cân bằng và hạnh phúc trong cuộc sống!
Chuyên mục liên quan