Gợi ý những quyển sách hay đáng để đọc
Dạo này em đang thất nghiệp ở nhà ạ, thay vì cuống cuồng tìm lại công việc mới thì em đang
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Chào bác sĩ, con năm nay 18 tuổi, con chuẩn bị thi đại học. Dạo này không biết có phải con lo âu quá không mà con luôn cảm thấy bồn chồn, căng thẳng không thể tập trung khi học. Con đã học thuộc bài rồi nhưng lát sau lại quên, mỗi lần vậy con cảm thấy rất mệt mỏi, đôi lúc còn có những suy nghĩ tiêu cực và đôi khi thấy khó thở lòng ngực như có gì đó rất nặng đang đè. Con biết ba mẹ rất trong mong con có thể thi lên đại học 1 cách trơn tru nên con ko dám tâm sự với ba mẹ, vì nhiều lúc con nói ra gì là ba mẹ em lại làm lớn chuyện lên cả dòng họ đều biết, con rất xấu hổ. Con ngày càng sống khép kín lại không chia sẻ gì nữa nên ngày càng lo âu hơn ạ, con phải làm sao ạ.
16 bình luận
Mới nhất
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
sau khi an xong toi cam thay kho tho ,chan tay run tim dap manh va loi nhi. T rieu chung nay bien mat sau 2 gio nghi ngoi, Xin cho biet toi bi benh gi?
Em thi thế nào rồi, hi vọng em luôn ổn. Ai cũng có giai đoạn như thế hết em ạ, không phải quá áp lực. Rồi em sẽ thấy hạnh phúc nhất của cuộc đời người trọn vẹn, thuần khiết nhất là những năm trước 6 tuổi. Những năm còn lại là những chuỗi cuộc đấu tranh dằn vặt, nhưng nói như thế không có nghĩa là cuộc đời này chỉ có mỗi khổ đau. Hãy luôn vững tin vào bản thân, nghiêm khắc nhưng đừng hà khắc.
Chào em. Anh trước đây cũng bị tình trạng giống như em khi chuẩn bị thi đại học. Lúc đó ngoài áp lực học hành thi cử, cuộc sống của anh còn bị nhiều áp lực từ những mâu thuẫn trong gia đình, sức khỏe và chuyện tình cảm. Đi khám bác sĩ chẩn đoán bị rối loạn lo âu, trầm cảm. Lúc đó a uống thuốc ngủ và trầm cảm theo đơn của bác sĩ trong 3 tháng để cầm cự qua kỳ thi đại học. Và cũng may anh đã đậu đại học. Thì khi đó đã giảm được khá nhiều gánh nặng tinh thần. Nên anh đã chủ quan ngừng uống thuốc và việc điều trị bệnh. Nên sau này anh vẫn hay bị xuất hiện những triệu chứng của bệnh trầm cảm cứ lặp đi lặp lại. Mỗi lần như vậy anh lại lên mạng tìm những phương pháp để giảm căng thẳng, lo âu như yoga, tập hít thở, và sử dụng những thảo dược giúp an thần dễ ngủ. Nhưng cũng chỉ có tác dụng 1 thời gian rồi bị lại.
Tinh thần không tốt sẽ ảnh hưởng tới thể chất. Lúc đó anh còn bị thêm những bệnh khác như viêm loét dạ dày, rối loạn tiền đình, viêm xoang.
Rồi một lần anh lên FB thì tìm thấy môn Pháp Luân Công. Anh tìm hiểu thì thấy nhiều người bị bệnh về thể chất lẫn tinh thần, hay những bệnh nan y, ung thư. Họ học môn này một thời gian thì hết bệnh. Anh thấy hay quá nhưng vẫn còn hơi nghi ngờ. Lúc đó anh thử nghiêm túc học xem sao. Môn này có đọc hoặc nghe các bài giảng Pháp, và có 5 bài tập, trong đó có 1 bài thiền định. Lúc đó anh chưa tập 5 bài đâu, chỉ mới nghe các bài giảng trên trang web falundafa.org thôi. Có 9 bài giảng. Khi anh nghe xong 9 bài ấy thì anh có một cảm giác kì lạ mà trước đây mình chưa được trải nghiệm qua. Anh cảm giác thấy cơ thể của mình như được gỡ bỏ một thứ gì đó rất nặng, cảm thấy cơ thể rất nhẹ nhàng, thoải mái, hạnh phúc. Và trong đầu anh lúc đó cảm thấy như bừng sáng, không còn những suy nghĩ tiêu cực, bi quan nữa. Và trong vòng 1 tháng đó, những căn bệnh kia cũng biến mất khi nào anh cũng không để ý. Sức khỏe tốt lên, tinh thần tốt lên rất nhiều.
Đó là câu chuyện của anh muốn chia sẻ với em. Hy vọng có thể một phần nào đó giúp được em. Chúc em giữ được sức khỏe và tinh thần tốt nha. Gửi tặng em 9 chữ vàng Chân ngôn mang tới bình an và may mắn: Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo. Khi nào cảm thấy bất an, lo lắng em hãy thành tâm niệm 9 chữ này nha, có thể hóa nguy thành an 😊
Chào em.
Thực ra, giống như Hello Bacsi AI có nói là nếu con chia sẻ với nhiều người rồi mà vẫn chưa giải tỏa được tâm lý thì có thể nghĩ đến chuyện đi gặp chuyên gia để chuyên gia lắng nghe con và chia sẻ với con nhiều hơn nha. Chúc con sớm vượt qua giải đoạn này.
chia sẻ với con rất nhiều, xã hội ngày nay càng ngày càng áp lực, nhưng con đừng lo lắng quá, chỉ cần qua giai đoạn này sẽ là một bước trưởng thành hơn nhiều của con, thì con sẽ làm chủ được những lựa chọn của mình hơn nhé
Bạn đang bị căng thẳng lo âu trước kì thi mà đa số các sĩ tử đứng trước các kì thi đều dễ mắc phải. Cố gắng thả lỏng, học và phải dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn để đầu óc bớt căng thẳng như vậy việc học mới mang lại hiệu quả cao.
Chào bạn, rối loạn lo âu đặc trưng bởi sự lo lắng, lo âu quá mức kéo dài và các triệu chứng cơ thể đi kèm. Tiêu chẩn chẩn đoán theo DSM-5:
A. Sự lo âu, lo lắng quá mức xảy ra trong nhiều ngày, kéo dài ít nhất 6 tháng ở nhiều sự kiện hoặc hoạt động ( như công việc, học tập).
B. Người bệnh khó kiểm soát được lo lắng.
C. Lo âu, lo lắng liên quan đến ít nhất 3 trong số 6 triệu chứng sau ( kéo dài từ 6 tháng trở lên):
Chú ý: Ở trẻ em chỉ cần 1 triệu chứng.
Mất thư giãn, bồn chồn hoặc cảm giác bực bội.
Dễ mệt mỏi.
Khó tập trung, đầu óc trống rỗng.
Dễ cáu gắt.
Căng cơ.
Rối loạn giấc ngủ (khó vào giấc ngủ hoặc khó giữ giấc ngủ, giấc ngủ không thoải mái).
D. Sự lo lắng, lo âu hay các triệu chứng cơ thể gây ra các triệu chứng rối loạn lâm sàng rõ rệt hoặc làm giảm sút các chức năng xã hội, nghề nghiệp, và các chức năng quan trọng khác.
E. Các rối loạn này không phải do tác động của một chất (ví dụ, lạm dụng ma túy) hoặc do một bệnh cơ thể khác (ví dụ, cường giáp) .
F. Các rối loạn này không phải là của rối loạn tâm thần khác (ví dụ, lo có cơn hoảng sợ trong rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu xã hội [ám ảnh sợ xã hội], ám ảnh trong ám ảnh cưỡng bức, lo âu chia tách, rối loạn stress sau sang chấn, chán ăn tâm lý, rối loạn dạng cơ thể, rối loạn lo âu về bệnh, tâm thần phân liệt hoặc rối loạn hoang tưởng.
Ở bạn có nhiều triệu chứng có rối loạn lo âu, nhưng cần được thăm khám và chẩn đoán loại trừ. Hơn nữa, rối loạn lo âu cũng cần được điều trị, bệnh dễ tiến triển mạn tính và phối hợp với các bệnh khác. Vậy nên, bạn nên sớm đi khám và điều trị.
Chúc bạn sức khoẻ.
chia sẻ với con, lúc thi cử nhiều áp lực là dễ nghĩ điều tiêu cực lắm, con cố lên nhé, qua giai đoạn này con sẽ trưởng thành hơn nhiều đó
dạ em cảm ơn Hello Bacsi AI, em cũng có đi tâm sự với bạn thân, bạn ấy cũng kêu em tập yoga với thiền, em sẽ làm theo hướng dẫn.
Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Từ những triệu chứng mà bạn mô tả, có thể nói rằng bạn đang gặp phải rối loạn lo âu. Điều này là khá phổ biến trong thời gian thi đại học, khi áp lực và lo lắng về kết quả thi đạt đến mức cao nhất. Tuy nhiên, bạn không nên tự tiếp tục giữ kín với ba mẹ và cần tìm cách chia sẻ với họ để được hỗ trợ và giúp đỡ. Nếu bạn không muốn ba mẹ biết, bạn có thể tìm người tin tưởng để chia sẻ, hoặc tìm đến các chuyên gia tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện các phương pháp giảm căng thẳng như tập thể dục, yoga, thực hành thở đúng cách, và giảm thiểu sử dụng các chất kích thích như cafein và thuốc lá. Chúc bạn sớm vượt qua rối loạn lo âu và đạt được kết quả thi đại học tốt nhất. Nếu bạn còn thắc mắc gì, hãy tiếp tục hỏi tôi.Chuyên mục liên quan