🔥 Bài đăng hot nhất

Có phải stress là nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm không?

Dạo gần đây vì việc học và công việc mà bản thân cảm thấy phiền não ,mỗi lần trở về nhà là cứ khóc rồi ngồi thẩn thờ,đôi khi muốn tìm người để tâm sự hỏi han nhưng chả biết tìm ai , sợ làm phiền nên quyết định tự giải quyết vấn đề của bản thân , có lẽ không mấy khả quan.có những lúc sẽ như thế này nhưng cũng có những lúc tâm trạng lại vui vẻ 1 cách kì lạ, chẳng được bao lâu thì lại quay lại trạng thái ủ rũ , cho em hỏi đó có phải là do stress dẫn đến không hay đó là dấu hiệu của 1 bệnh tâm lý như trầm cảm ạ? E xin cảm ơn.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
12
1
1

1 bình luận

Chào em, cảm ơn em đã quan tâm và có những chia sẽ chân thành với chương trình.

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn bã, mất đi hứng thú hoặc khoái cảm, cảm thấy tội lỗi hoặc tự hạ thấp giá trị bản thân, bị rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống và kém tập trung.

Đến nay, trầm cảm vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân của bệnh, có thể có sự phối hợp của nhiều yếu tố bên trong cũng như ngoài cơ thể như gen di truyền, các chất dẫn truyền thần kinh, các kích thích từ môi trường, áp lực, căng thẳng stress, sang chấn tâm lý... Dưới các tác dụng của căng thẳng stress kéo dài có thể làm thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh, thay đổi chức năng của não, về lâu dài có thể tăng nguy cơ trầm cảm.

Các triệu chứng của bạn có thể do áp lực từ học tập và công việc. Để chẩn đoán trầm cảm dựa theo tiêu chẩn của DSM-5, bạn có thể tham khảo:

Theo bảng phân loại này, chẩn đoán một người bị trầm cảm khi có ít nhất 5 trong 9 triệu chứng sau, kéo dài ít nhất hai tuần:

1) Tâm trạng buồn bã, chán nản gần như cả ngày: Có thể nhận biết chủ quan qua cảm giác buồn chán, trống rỗng hoặc khách quan bởi người khác (ví dụ như thấy người bệnh hay khóc…).

2) Giảm hứng thú hoặc niềm vui trong hầu như tất cả mọi hoạt động.

3) Giảm hay tăng cân một cách đáng kể mà không phụ thuộc vào chế độ ăn (thay đổi hơn 5% trọng lượng cơ thể) hoặc giảm hay tăng cảm giác thèm ăn so với mọi ngày.

4) Mất ngủ hay ngủ quá mức.

5) Quá kích động hoặc quá chậm chạp (có thể quan sát bởi những người khác chứ không đơn thuần là cảm giác chủ quan.

6) Mệt mỏi hoặc cảm giác mất năng lượng.

7) Cảm giác vô dụng, tội lỗi quá mức hoặc ảo tưởng mỗi ngày.

8.Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung, thiếu quyết đoán.

9) Suy nghĩ thường xuyên về cái chết, có ý định tự tử lặp đi lặp lại nhiều lần.

Nếu các triệu chứng trên kéo dài và ảnh hưởng đến học tập, công việc thì bạn nên đi khám.

Chúc em sức khoẻ.

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!