🔥 Bài đăng hot nhất

Có phải là dấu hiệu trầm cảm rối loạn lo âu ko ạ

E chào bác sĩ e 20 tuổi e đã từng bị trầm cảm do học đại học áp lực và thời gian đó e mải chơi game. Sau đó e đã uống thuốc chống trầm cảm được hơn 1 năm nhưng vẫn có tình trạng lo lắng, căng thẳng, hồi hộp, đôi khi e ngủ nhiều đến hơn 10 tiếng và bỏ bữa sáng, thỉnh thoảng xảy ra tình trạng đau đầu chóng mặt đặc biệt khi xem điện thoại. E đã từng là 1 học sinh khá giỏi và học tốt nhưng hiện giờ e cảm thấy đầu óc mình trống rỗng như kiểu bị đơ, ko suy nghĩ được gì mỗi lần suy nghĩ là lại đau đầu hơn và điều đó khiến e ko thể tiếp tục đi học và thất nghiệp, khiến e ngày một lo lắng sợ hãi. E đã cố đi làm một số việc như công nhân cơ khí, làm thành viên Herbalife nutriton nhưng đều ko kiên trì được lâu và dễ bỏ cuộc. Sắp tới mẹ e bảo e nên đi học cao đẳng dược để va chạm với các bạn cho mạnh dạn, tự tin hơn nhưng e vẫn rất phân vân, hoang mang vì ko có động lực nào ko biết phải làm gì, mong bác sĩ và mọi người cho e lời khuyên ạ. E xin cảm ơn

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
17
1
2

2 bình luận

Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về chương trình.

Bạn đã được chẩn đoán là trầm cảm và sử dụng thuốc hơn 1 năm. Giờ đây, các triệu chứng lại quay lại. Bạn nên đi khám lại để được điều trị. Trầm cảm và rối loạn lo âu thường dễ đi cùng nhau và dễ tái phát, bạn nên sử dụng thuốc kéo dài theo phác đồ của bác sỹ. Bên cạnh đó tâm lý trị liệu và tham gia vào các hoạt động xã hội, đi học cũng có ý nghĩa cải thiện rất tốt. Bạn nên sớm đi khám để mau trở lại cuộc sống bình thường.

Chúc bạn sức khoẻ.

1 năm trước
Thích
Trả lời
2

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Dựa vào những triệu chứng mà bạn đã mô tả, có thể có dấu hiệu của rối loạn lo âu và trầm cảm. Tuy nhiên, chỉ từ một mô tả không đủ để đưa ra chẩn đoán chính xác. Để có được một đánh giá chính xác về tình trạng của bạn, bạn nên tìm đến một bác sĩ chuyên khoa tâm lý hoặc tư vấn tâm lý để được tư vấn và kiểm tra kỹ hơn.

Bác sĩ sẽ thực hiện một cuộc phỏng vấn chi tiết với bạn để hiểu rõ hơn về các triệu chứng, thời gian kéo dài và tác động của chúng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện một số bài kiểm tra tâm lý để đánh giá tình trạng của bạn.

Dựa trên kết quả của cuộc phỏng vấn và các bài kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra một chẩn đoán và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp. Điều quan trọng là bạn không nên tự chẩn đoán hoặc tự điều trị. Hãy tìm đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp để có được sự hỗ trợ và điều trị thích hợp.

Ngoài ra, việc học cao đẳng dược có thể là một lựa chọn tốt để bạn có thể tìm hiểu và phát triển sự quan tâm của mình trong lĩnh vực y tế. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định, hãy cân nhắc kỹ và thảo luận với gia đình và người thân yêu để có được sự hỗ trợ và lời khuyên.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào khác, hãy tiếp tục đặt câu hỏi. Chúc bạn sức khỏe và may mắn!

1 năm trước
Thích
Phản hồi
1
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!