Gợi ý những quyển sách hay đáng để đọc
Dạo này em đang thất nghiệp ở nhà ạ, thay vì cuống cuồng tìm lại công việc mới thì em đang
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
em rất sợ việc phải nch với những người bạn mới hoặc phải nch với người lạ, trong lớp em luôn sợ việc bản thân luôn ngồi một mình một chỗ và không thể tiếp xúc với ai, đã 3 năm bị chứng này và đến bây giờ vẫn k thể nch với những người bạn mà bản thân ít tiếp xúc, cảm giác ngồi học cả ngày nó như kéo dài cả năm vậy, lúc nào cũng ngồi lo sợ và mong tiết học kết thúc, em rất lười và ghét việc phải tiếp xúc và nói chuyện với người k thân, chỉ những người thực sự thân thiết em mới có thể nói chuyện vui vẻ và bình thường, nhưng bây giờ em k có bạn thân và người em tin tưởng, lúc gặp khách đến nhà chơi( kể cả là những người từng khá thân với em từ bé nhưng lâu lâu k nch) em đều trở nên sợ hãi và chỉ muốn trốn vào phòng, em chỉ thích những nơi yên tĩnh và k nơi không có người qua lại, em cũng cực kì ghét việc ngkhac làm phiền và để ý đến em, việc đó khiến em trở nên khó xử và lo nghĩ đủ các thứ vớ vẩn, suy đoán họ nghĩ gì về em, và tự dưng em lại cảm thấy bản thân thật xấu xí, tiêu cực về khuyết điểm của mình, đã có lần em bị một người bạn trêu việc bà chở em đi học bằng xe máy, nó đã bảo lại với em rằng hqua m đi xe ôm về à?chỉ một câu nói ấy mà em ám ảnh và nghĩ đi nghĩ lại và nhớ nó cả trăm lần, nó nói xong em chỉ cố biện minh một cách ngu ngục mà đi thẳng vào nhà vệ sinh để tránh những câu hỏi ấy cho đến khi thấy bạn thân em vào lớp, em đã bơ nó và cố cách biệt với nó hơn, mỗi lần trên đường đi học em lại bồn chồn và liếc ngang liếc dọc xem có gặp mấy đứa bạn trên xe trường hay người quen không, suốt mấy năm trời em không thể bỏ dc thói quen ấy, năm lớp 4 đến lớp 6 là khoảng thời gian em trầm cảm vì lí do gia đình, em đã từng nói trc mặt mẹ em và ôb rằng em muốn tự tử, thay vì động viên thì mẹ lại đánh và chửi vả vì suy nghĩ của em, hồi ấy mẹ và ông bà lúc nào cũng chỉ nghĩ và quan tâm đến đứa em của em mà k nghĩ đến cảm nhận của em, thực sự khi ấy em đã muốn tự tử ngay lúc đó, nhưng lúc em lên nhà thì mẹ em đã kéo em xuống nhà và hỏi sao em nghĩ vậy, em đã nói hết ra, em cứ nghĩ rằng mẹ sẽ hiểu em nhưng cuối cùng mẹ suy ra do em ích kỉ và chỉ nghĩ đến bản thân:))nhiều khi em bất lực và muốn nói trc mặt mẹ rằng em muốn điều trị chứng sợ giao tiếp này bởi bản thân em tự biết rằng em ngày càng trở nên khó gần hơn so với lúc trc, nhưng em sợ lúc em nói với mẹ em sẽ khóc ngay trc mặt mẹ mất, và kiểu gì mẹ cũng bảo em là do em suốt ngày chăm chăm cái điện thoại nên em trở nên như vậy, nhiều khi em muốn chết cho rồi, bởi chẳng ai hiểu cho cảm xúc và lắng nghe em, tất cả luôn cho rằng do em tiêu cực quá mức, em mong bác sĩ sẽ phản hồi lại bài viết của em, cảm ơn vì đã đọc
4 bình luận
Mới nhất
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
Chào bạn,
Bác sĩ cảm nhận được bạn đang ở một giai đoạn rất khó khăn, đau khổ vì sợ giao tiếp với mọi người xung quanh và không thể nói ra được những buồn bực dồn nén trong lòng mình. Các triệu chứng như không muốn nói chuyện với mọi người xung quanh, cảm giác tự ti, nhạy cảm, dễ bị tổn thương bởi những lời nói của người khác là những triệu chứng thường gặp trong một số rối loạn về tâm thần kinh. Đây là những bệnh lý đa nguyên nhân, có thể bắt nguồn từ yếu tố sinh học về cơ thể của người bệnh, cũng có thể do góp phần của các yếu tố xã hội, môi trường sống làm cho người bệnh luôn cảm thấy stress liên tục và gây ra các rối loạn này.
Những rối loạn này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như việc học tập, sinh hoạt và các mối quan hệ xã hội của người bệnh, hậu quả nghiêm trọng nhất đó là đưa đến suy nghĩ và hành vi tự sát. Khi người bệnh có suy nghĩ và dự định thực hiện hành vi tự sát thì đó là một dấu hiệu cho thấy rối loạn đã nặng cần được nhập viện và điều trị để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Do đó ở trường hợp của bạn, bác sĩ khuyên bạn nên đi khám một bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh sớm để được thăm khám, đánh giá và điều trị phù hợp. Việc điều trị sớm cũng sẽ giúp bạn đáp ứng với thuốc tốt hơn và phục hồi tốt nhất. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm đến sự giúp đỡ từ các chuyên viên tâm lý để có thể nhận ra được vấn đề của mình, biết cách làm sao để vượt qua và biết cách diễn đạt để có thể giải tỏa được những khó khăn, những đau khổ dồn nén trong lòng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại cộng đồng Hello Bacsi nhé.
Chúc bạn sớm cảm thấy tự tin và vui vẻ hơn!
BS. Nguyễn Như Thanh Trâm
Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Dược TPHCM
id.hellobacsi.com
Chào bạn,
Thắc mắc của bạn đã được gửi đến chuyên gia tại Hello Bacsi. Chuyên gia sẽ giải đáp câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất nên bạn hãy theo dõi topic này để xem câu trả lời nha.
Trong thời gian chờ chuyên gia tư vấn, mọi người hãy thoải mái thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau nhé.
Chúc cả nhà nhiều sức khoẻ
Bạn hãy tìm người lớn mà bạn tin tưởng và kể cho họ nghe tình trạng của bạn, sau đó nhờ họ giúp đỡ hoặc cùng bạn đến gặp bác sĩ tâm lý nhé. Cố gắng bước ra không gian riêng của chính bạn bạn sẽ thấy mọi thứ không đáng sợ như bạn từng nghĩ đâu. Cố lên nè
Chị đã đọc những dòng tâm sự của em, thấy rất thương em, mong có ai đó có thể giúp em bước ra khỏi thế giới của chính mình, ra khỏi nỗi ám ảnh sợ hãi giao tiếp đó. Chị vẫn hi vọng em tìm cách chia sẻ những tâm sự trong lòng em cho mẹ em hiểu, bằng cách nói chuyện trực tiếp hoặc tin nhắn.
Tình trạng của em nên sớm đi gặp chuyên gia tâm lý thì sẽ tốt cho em hơn.
Trước em thử tập viết nhật ký đi, kiểu viết ra sổ nhật ký ấy, mỗi ngày viết ra những suy nghĩ trong lòng của em và đặt ra mục tiêu mỗi ngày của em để khắc phục nỗi sợ người lạ đó. Cố lên em nhé, hãy mạnh mẽ lên. Mọi người khác cũng giống như mình thôi không có gì phải sợ hãi cả.