🔥 Bài đăng hot nhất

Căng thẳng, áp lực

Dạ cháu chào mọi người. Năm nay cháu chuần bị lên lớp 12 và chuẩn bị tham gia 1 kì thi rất quan trọng, cháu thấy rất áp lực và lo lắng nhưng mẹ cháu chỉ phán xét và đặt áp lực chứ chưa từng động viên khích lệ. Và dạo gần đây cháu thấy các triệu chứng đã xuất hiện của mình trở nên nặng hơn: cháu khó đi vào giấc ngủ dù lúc trước chỉ cần 2 phút, đôi lúc chán ăn nhưng có lúc lại ăn không thể kiểm soát, tim đập loạn nhịp, hay toát mồ hôi, khó thở và run tay, thậm chí nhiều lúc cháu phải cấu vào người để bình tĩnh. Các triệu chứng đó không phải mới xuất hiện do áp lực thi cử mà đã có từ lâu, dạo gần đây lại trở nặng khó kiểm soát. Cháu muốn hỏi xem có phải cháu bị bệnh tâm lý không ạ ?

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
13
2
6

6 bình luận

em tâm sự với mẹ đi, chia sẻ rằng con biết thi thố áp lực mong rằng mẹ sẽ nhìn nhận động viên khích lệ k quá tạo áp lực thêm cho em

4 tháng trước
Thích
Trả lời
@Thanh Tú Bùi

Em đã thử nhiều lần rồi nhưng mẹ em không lắng nghe cảm xúc của em. Bình thường khi ở với bạn bè hay những người thân khác, em đều rất hoạt bát, nhanh nhẹn nhưng cứ về nhà là em thấy nặng nề, khó thở. Mẹ em chưa từng hỏi han hay lắng nghe mà chỉ đặt áp lực lên em, nếu em không đáp ứng được kì vọng của mẹ thì hậu quả sẽ vô cùng khủng khiếp, mẹ sẽ đánh đập và chửi mắng tới khi nào mẹ thấy nhẹ lòng dù cho em cũng thấy buồn và thất vọng nhưng mẹ chỉ quan tâm tới cảm xúc của chính mẹ. Những cuộc trò chuyện của 2 mẹ con chẳng kéo dài nổi tới 10 câu và thường kết thúc trong sự cãi vã vì mẹ sẽ lôi sự thất bại của em ra giễu cợt và em phát cáu lên. Em thường phải tâm sự với bạn bè nhưng chưa tâm sự hết chuyện này thì mẹ em đã tạo ra thêm chuyện khác khiến em vô cùng mệt mỏi. Mùa hè được nghỉ ở nhà là niềm vui của những đứa trẻ khác nhưng là bất hạnh của em vì em sẽ ở nhà full time với mẹ và những lời kêu ca, than vãn sẽ ám ảnh em ngày này qua tháng nọ.


3 tháng trước
Thích
Trả lời

Có thể em đang thấy áp lực, nhưng bố mẹ cũng là muốn tốt cho em, chẳng qua bố mẹ chưa hiểu hết tâm lý của em. Em chia sẻ thêm với bố mẹ để không bị áp lực nhiều quá nhé

4 tháng trước
Thích
Trả lời

Đúng là mục đích thì bố mẹ muốn tốt cho em nhưng cách bố mẹ làm thì không. Bố mẹ chưa từng lắng nghe em, mỗi khi em thất vọng vì không đạt được mục tiêu thì việc đầu tiên bố mẹ làm là đánh đập và chửi bới chứ không hỏi xem em đag buồn thế nào. Họ chỉ quan tâm tới cảm xúc của chính họ và cách để giải tỏa lên em chứu chưa từng nghĩ em cũng rất buồn. Có 1 lần em thi cử thất bại và nó ám ảnh em tới 3 năm liền, vì ngày nào bố mẹ cũng lôi ra chửi bới, chì chiết, tới mức mà ở lớp các bạn nói chuyện đề cập tới việc thi cử lần đó mà em rùng mình r ứa nước mắt r phải chạy ra ngoài ghế đá để bình tĩnh lại.

3 tháng trước
Thích
Trả lời

Chào em,

Sunnycare rất hiểu những áp lực mà em đang phải đối mặt, đặc biệt khi em chuẩn bị bước vào một kỳ thi quan trọng. Những triệu chứng mà em chia sẻ, như khó ngủ, chán ăn hoặc ăn không kiểm soát, tim đập loạn nhịp, khó thở, và cảm giác cần cấu vào người để bình tĩnh, cho thấy rằng em đang trải qua một mức độ căng thẳng rất cao, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của em. Tuy nhiên, thay vì chỉ xem áp lực như một gánh nặng, hãy thử nhìn nhận nó theo một góc độ tích cực hơn – áp lực có thể là động lực mạnh mẽ giúp em đạt được những mục tiêu trong cuộc sống. Ví dụ như:

  • Tăng cường khả năng vượt qua thử thách: Áp lực giúp em rèn luyện khả năng đối diện với khó khăn. Khi phải đối mặt với áp lực, em học cách kiểm soát bản thân, điều chỉnh tâm lý và phát triển những kỹ năng cần thiết để vượt qua.
  • Kích thích sự sáng tạo và tìm giải pháp: Khi đối mặt với áp lực, não bộ của em sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn để tìm ra cách giải quyết vấn đề. Đây là lúc em có thể phát hiện ra những ý tưởng mới hoặc phương pháp hiệu quả hơn trong học tập và cuộc sống.
  • Tạo động lực để tiến bộ: Áp lực thường đi kèm với những kỳ vọng cao, và điều này thúc đẩy em phải cố gắng hơn, không ngừng hoàn thiện bản thân để đạt được những gì mong muốn.
  • Xây dựng sự kiên trì: Đối mặt với áp lực giúp em phát triển tính kiên trì. Những mục tiêu lớn, quan trọng thường không dễ đạt được, và áp lực chính là công cụ giúp em kiên định và không bỏ cuộc giữa chừng.
  • Tăng cường sự tự tin: Mỗi lần em vượt qua được áp lực, em sẽ cảm thấy tự tin hơn vào khả năng của mình. Điều này sẽ giúp em trong những thử thách tiếp theo, tạo dựng một tâm lý vững vàng hơn.
  • Chuẩn bị tốt hơn cho tương lai: Cuộc sống luôn đầy rẫy những thử thách và áp lực. Việc học cách đối diện và quản lý áp lực từ sớm sẽ giúp em chuẩn bị tốt hơn cho những thử thách trong tương lai, dù đó là học tập, công việc hay cuộc sống cá nhân.

Sunnycare cũng chia sẻ đến em những hướng dẫn, em có thể thực hành để kiểm soát và chuyển hóa áp lực:

  • Thăm khám chuyên gia: Sunnycare khuyến khích em nên sắp xếp thời gian để gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý. Họ sẽ giúp em đánh giá tình trạng hiện tại và cung cấp những phương pháp điều trị hoặc hỗ trợ cần thiết để giúp em kiểm soát những triệu chứng này.
  • Chăm sóc bản thân và duy trì lối sống lành mạnh: Hãy thử duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm việc ăn uống đều đặn, ngủ đủ giấc và tham gia vào các hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hoặc thiền. Những hoạt động này có thể giúp em giảm bớt căng thẳng và cải thiện tâm trạng.
  • Tìm sự hỗ trợ: Nếu em cảm thấy khó khăn khi nói chuyện với mẹ, hãy tìm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè, hoặc một người thân khác mà em tin tưởng. Việc có một người lắng nghe và chia sẻ có thể giúp em cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
  • Thực hành kỹ thuật thư giãn: Hãy thử các kỹ thuật thở sâu, thiền, hoặc nghe nhạc thư giãn để giúp tâm trí em bình tĩnh và giảm thiểu các triệu chứng lo âu.

Sunnycare muốn em hiểu rằng, áp lực không phải lúc nào cũng là điều tiêu cực. Nếu biết cách quản lý và biến nó thành động lực, áp lực có thể trở thành một người bạn đồng hành, giúp em đạt được những mục tiêu lớn lao, đặc biệt là trong giai đoạn quan trọng ở ngưỡng cửa tuổi 18. Hãy tin tưởng vào bản thân và phát huy hết tiềm năng của mình. Tuy nhiên, áp lực trở thành gánh nặng vượt ngương chịu đựng thì em cần thông minh tìm chiến lược đối phó và kiểm soát nó, đừng quên sự trợ giúp từ SUNNYCARE.

Chúc em sớm tìm thấy sự bình tĩnh và mạnh mẽ để chinh phục mọi thử thách. SUNNYCARE luôn bên cạnh bất cứ khi nào em cần đồng hành trên con đường chinh phục phia trước em nhé.

VIỆN TÂM LÝ SUNNCARE

4 tháng trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Dựa vào mô tả của bạn về các triệu chứng mà bạn đang gặp phải, có thể bạn đang trải qua các dấu hiệu của rối loạn lo âu hoặc căng thẳng tâm lý. Các triệu chứng như khó ngủ, chán ăn, tim đập loạn nhịp, mồ hôi, khó thở và run tay có thể là biểu hiện của tình trạng lo âu.

Để chắc chắn và nhận được chẩn đoán chính xác, bạn nên thăm khám và thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Họ sẽ giúp bạn đưa ra đánh giá và kế hoạch điều trị phù hợp, bao gồm việc tư vấn, hướng dẫn về cách quản lý căng thẳng và có thể cần đến liệu pháp hoặc thuốc điều trị.

Nếu cảm thấy áp lực và lo lắng ngày càng nặng nề, đừng ngần ngại tìm sự giúp đỡ từ chuyên gia. Hãy chăm sóc bản thân và tìm cách giảm bớt căng thẳng để duy trì sức khỏe tốt nhất. Chúc bạn sớm vượt qua khó khăn và khôi phục sức khỏe!

4 tháng trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!