Cần tư vấn về tâm thần
Chào bác sĩ, Tình trạng hiện tại của ba tôi:
Ba là một người từng rất chăm chỉ và có trách nhiệm trong công việc. Tuy nhiên, khoảng thời gian gần đây, ba gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, nợ nần chồng chất, không ai giúp đỡ kể cả người thân ruột thịt. Nguyên nhân nợ nần là do ba bị người làm, đối tác trong công trình xây dựng giật tiền, ba đã chi số tiền rất lớn cho công trình, vay tiền lãi cao cho công nhân có thể ứng tiền trang trải cuộc sống. Số tiền bị mất khá lớn, khiến ba rơi vào tình trạng khủng hoảng và áp lực nặng nề đặc biệt bị chủ nợ gọi điện khủng bố liên tục.
Ba từng đặt rất nhiều kỳ vọng vào những công trình này, nhưng việc mất tiền đã làm ba suy sụp. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tài chính mà còn khiến ba cảm thấy mất niềm tin vào những người xung quanh và cả bản thân mình.
Hành vi và tâm lý của ba:
- Gần đây, ba uống rượu thường xuyên hơn, đặc biệt là khi cảm thấy căng thẳng. Khi say, ba thường mắng chửi mẹ tôi, sử dụng ngôn ngữ không đúng đắn, và có lúc hành xử bất thường, như cởi quần trần như nhộng đi quanh nhà.
- Khi tỉnh táo, ba ít nói, hay ngồi một mình, và có vẻ suy nghĩ rất nhiều. Ba cũng không còn muốn tham gia vào các công việc gia đình hay trò chuyện như trước.
- Tình trạng này kéo dài đã khiến gia đình tôi rất lo lắng, đặc biệt là nguy cơ ba có thể làm tổn hại bản thân hoặc làm những điều tiêu cực hơn.
Mong muốn hỗ trợ:
Gia đình tôi muốn tìm cách giúp ba vượt qua khủng hoảng này, đặc biệt là giảm áp lực tâm lý và thói quen uống rượu, đồng thời xây dựng lại tinh thần cho ba. Tôi mong bác sĩ hoặc chuyên gia có thể hướng dẫn lộ trình cụ thể để gia đình cùng phối hợp giúp ba hồi phục.
Bạn đưa ba đi khám thử, đến khoa thần kinh ấy
Chào bạn,
Tình trạng của ba bạn cho thấy ông đang rơi vào khủng hoảng tâm lý nghiêm trọng, có khả năng liên quan đến trầm cảm, rối loạn lo âu, hoặc thậm chí rối loạn hành vi do lạm dụng rượu. Dưới đây là một số bước cụ thể mà gia đình bạn có thể thực hiện để hỗ trợ ông:
1. Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên môn
2. Giảm tần suất sử dụng rượu
3. Tạo không gian tâm lý an toàn
4. Tìm cách giải quyết áp lực tài chính
5. Khuyến khích các hoạt động tích cực
6. Quan sát các dấu hiệu nguy hiểm
7. Hỗ trợ tâm lý cho chính bạn và gia đình
Tình trạng của ba bạn cần sự can thiệp sớm để tránh hệ lụy lâu dài. Điều quan trọng là cả gia đình hãy đoàn kết, kiên nhẫn và đồng hành cùng ông trên hành trình này. Nếu cần thêm hỗ trợ, bạn hãy tìm đến các đường dây nóng tâm lý hoặc tổ chức hỗ trợ tâm thần tại địa phương. Chúc gia đình bạn vượt qua khó khăn! ❤️
Chuyên mục liên quan