🔥 Bài đăng hot nhất

Cảm xúc

em bị mỗi khi tức 1 chuyện gì đó vượt quá giới hạn thì em sẽ tức và rơi nước mắt liên tục không nói được gì cả, thì làm sao để kìm lại ạ, thật sự lúc đó em rất muốn nói nhưng không tài nào nói được, chỉ biết khóc và không giữ đc bình tĩnh

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
21
1
3

3 bình luận

muốn khóc thì cứ khóc thôi bạn ơi, đôi lúc không thể nói với ai thì đây cũng là một cách phát tiết tốt đó

4 tháng trước
Thích
Trả lời

Mến Chào bạn,


SUNNYCARE ở đây cùng bạn, lắng nghe những tâm sự bạn đã giải bày, chắc hẳn những chuyện làm bạn rơi nước mắt không phải dễ dàng để đối mặt. Đôi khi sự im lặng trong lúc tức giận lại là giải pháp phù hợp giúp bạn tránh những rủi ro không đáng có bạn ạ.

Trước tiên, bạn cần nhìn nhận về cơn nóng giận như một bản năng sinh tồn

của con người giúp bảo vệ bản thân khỏi những nguy hiểm. Khi nóng giận, con người cảm nhận được mức độ bị đe dọa, bị đối xử bất công, bị căng thẳng hoặc bị tổn thương thì lúc này hệ thống Limbic nằm ở trung tâm não bộ sẽ giải phóng một loạt các hormone bao gồm Adrenaline và Cortisol. Những hormone này sẽ chuẩn bị cơ thể chúng ta cho một cuộc chiến hoặc bỏ chạy. Và việc bạn rơi nước mắt là một trong những phản ứng thuộc về bản năng của con người, không có gì phải xấu hổ cả. Khi bạn nhận thức và chấp nhận rằng cảm xúc mạnh mẽ là điều bình thường. Bạn không còn gồng mình lên để kìm nén, tự trách bản thân mà thay vào đó, bạn sẽ dành thời gian để bình tĩnh và trấn an chính mình. Nếu TÂM của ta bị xáo trộn, bị khoáy động liên tục, ta sẽ mệt mỏi và khó tránh khỏi những phản ứng tiêu cực. Cơn giận của ta cũng vậy, nếu hành động ngay lúc tức giận, kết quả mang lại khó tránh khỏi va chạm, ảnh hưởng. Có thể sẽ là hệ lụy liên quan đến mối quan hệ, tài sản, sức

khỏe hoặc liên quan đến đạo đức/ pháp luật. Để kiểm soát tốt cơn giận và đưa ra những quyết định đúng đắn, chúng ta cần bình tĩnh, cho bản thân thời gian để tĩnh tâm. Để rồi, ta biết ta cần làm gì, phản ứng ra sao, cân nhắc hậu quả thế nào.

Bạn có thể thực hành các kỹ thuật thư giãn như thở sâu, thiền định hoặc yoga để bình tĩnh hơn.

Bạn cũng được khuyến khích tìm đến những hoạt động tích cực như tập thể dục, viết nhật ký hoặc chia sẻ với người thân để giải tỏa cảm xúc.

Học cách giao tiếp hiệu quả bằng cách sử dụng câu nói "Tôi cảm thấy..." thay vì chọn cách im lặng. Nếu những sự kiện quá ngưỡng chịu đựng, bạn có thể tạm rời khỏi tình huống, để bản thân yên tĩnh, ngẫm sâu và lựa chọn giải pháp phù hợp lúc này vẫn chưa muộn.

Không ngại tìm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý nếu bạn vẫn còn tiếp tục gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc.

Bạn thân mến, việc kiểm soát cảm xúc là một quá trình cần thời gian và

kiên nhẫn. Bạn không cần phải hoàn hảo, chỉ cần bạn đang vẫn cố gắng và cải thiện mỗi ngày. SUNNYCARE luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên hành trình này.


Chuyên gia tâm lý – Viện tâm lý SUNNYCARE

5 tháng trước
Thích
Trả lời
1

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Dựa vào những triệu chứng mà bạn mô tả, có vẻ như bạn đang trải qua một cơn cảm xúc mạnh mẽ và không thể kiểm soát được. Để kìm lại cảm xúc trong những tình huống như vậy, bạn có thể thử áp dụng một số kỹ thuật giúp giảm căng thẳng và duy trì bình tĩnh như sau:
  1. Hơi thở sâu: Khi cảm thấy tức giận hoặc buồn bã, hãy tập trung vào việc hít thở sâu và chậm. Hơi thở sâu giúp làm dịu cảm xúc và giúp bạn kiểm soát tình hình.

  2. Tập trung vào cảm xúc: Thay vì cố gắng kìm lại cảm xúc, hãy thử chấp nhận và hiểu rõ nguyên nhân của cảm xúc đó. Việc này giúp bạn xử lý tình huống một cách hiệu quả hơn.

  3. Thực hành kỹ thuật thư giãn: Các phương pháp thư giãn như yoga, thiền định, hoặc tập luyện thể dục có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.

  4. Tìm sự hỗ trợ: Nếu cảm xúc của bạn trở nên quá mạnh mẽ và khó kiểm soát, hãy tìm sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý để được tư vấn và giúp đỡ.

Nhớ rằng, việc quản lý cảm xúc là một quá trình, và không phải lúc nào cũng dễ dàng. Hãy kiên nhẫn và dần dần thực hành những kỹ thuật trên để cải thiện khả năng kiểm soát cảm xúc của mình. Chúc bạn sớm vượt qua khó khăn và giữ được bình tĩnh trong mọi tình huống. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ, đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia.

5 tháng trước
Thích
Phản hồi
1
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!